Một phiên bản cổ của bản đồ địa chất Mặt trăng đã tồn tại từ năm 1971 do USGS tạo ra.
Để phát triển bản đồ Mặt trăng trong thế kỷ 21, CAS dựa chủ yếu vào các chương trình thám hiểm Mặt trăng của Trung Quốc, bao gồm cả sứ mệnh Hằng Nga-1 (Chang'e-1). Từ năm 2007, các camera công suất cao của Chang'e-1 đã thăm dò bề mặt Mặt trăng từ quỹ đạo trong 2 năm và sử dụng máy quang phổ tạo ảnh giao thoa để phát hiện ra nhiều loại đá khác nhau. Dữ liệu bổ sung từ hai tàu đổ bộ mặt trăng Chang'e-3 (2013) và Chang'e-4 (2019) đã giúp củng cố thêm độ chi tiết cho các bản đồ. Ngoài ra, các dự án quốc tế như GRAIL của NASA và tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng, cũng như tàu thăm dò Chandrayaan-1 của Ấn Độ đã cung cấp thông tin địa hình quý giá cho CAS.
Mặc dù việc tạo bản đồ có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt tổng quát. Dù Ross Mitchell, nhà địa vật lý của CAS, nhấn mạnh rằng bản đồ là nguồn tài nguyên cho cả thế giới, ông cũng nhận xét thêm rằng “đóng góp cho khoa học Mặt trăng là một cách để Trung Quốc khẳng định vai trò tiềm năng của mình như một cường quốc khoa học trong tương lai”.
Không chỉ Mỹ mà cả Trung Quốc và Nga đều đặt hy vọng vào việc thiết lập cơ sở trên Mặt trăng vào giữa thập kỷ 2030 bằng việc xây dựng Trạm nghiên cứu Mặt trăng Quốc tế tại khu vực gần cực nam. Nơi này có nước đá tồn tại ở nhiệt độ có thể giảm xuống tới âm 250℃, rất cần thiết để làm mát và cung cấp nhiên liệu cho tên lửa. Mặc dù hai quốc gia đã hứa “mở cửa cho tất cả các quốc gia và đối tác quốc tế quan tâm”, Mỹ không tham gia vào dự án này.
Bản đồ các loại đá Mặt trăng từ CAS.
Trung Quốc đang lên kế hoạch phóng tàu không gian robot Chang'e-6 vào ngày 3/5 bằng tên lửa Trường Chinh 5. Tàu sẽ thăm dò vùng tối của Mặt trăng với tư cách là sứ mệnh đầu tiên trong 3 sứ mệnh mới. Trong cuộc phỏng vấn vào ngày 22/4, Giám đốc NASA Bill Nelson đã bày tỏ lo ngại về một cuộc cạnh tranh về đất đai tiềm ẩn giữa các quốc gia trên Mặt trăng.
Hoạt động nâng cao độ phân giải của các bản đồ này đang được tiến hành và CAS dự kiến sẽ tạo ra các bản đồ khu vực có độ chính xác cao hơn, dựa trên nhu cầu khoa học và kỹ thuật. Toàn bộ tài nguyên bản đồ cũng sẽ được cung cấp trực tuyến cho các nhà nghiên cứu quốc tế thông qua một nền tảng đám mây có tên là Digital Moon và sẽ sớm có sẵn cho công chúng.
Theo NT.