(Tổ Quốc) - Trung tâm phân loại hàng hóa là một trong những đầu tư quan trọng giúp GHN đáp ứng nhu cầu xử lý lượng đơn hàng khổng lồ lên đến 20 triệu đơn hàng mỗi năm và giao hàng đến tay khách hàng chỉ trong vài ngày, thậm chí trong cùng một ngày.
Thị trường Thương mại điện tử Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng nổi bật trong giai đoạn 2020-2021, đứng ở vị trí thứ hai trong khu vực Đông Nam Á và được dự báo sẽ đạt quy mô khoảng 39 tỷ USD vào năm 2025. Theo số liệu từ Metric, chỉ riêng năm 2022, tổng doanh thu trên 4 sàn Thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam là Shopee, Lazada, Tiki, Sendo dự kiến đạt 135 ngàn tỷ đồng.
Sự bùng nổ của Thương mại điện tử không chỉ là cơ hội lớn đối với các sàn mà còn đặt ra thách thức và áp lực cho các đơn vị vận chuyển, yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thiết bị để giảm thiểu thời gian giao hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh. Thành lập từ năm 2012 - thời điểm khởi đầu của ngành Thương mại điện tử Việt Nam, nhằm phục vụ nhu cầu vận chuyển chuyên nghiệp của các đối tác Thương mại điện tử, Giao hàng nhanh (GHN) không nằm ngoài xu hướng này.
Kho chia chọn là một trong những đầu tư quan trọng giúp GHN đáp ứng nhu cầu xử lý lượng đơn hàng lớn lên đến 20 triệu đơn hàng mỗi năm và tốc độ giao hàng chỉ trong vài ngày, thậm chí trong cùng một ngày. Hãy cùng tìm hiểu về kho chia chọn GHN tại Hà Nội và khám phá hành trình của một đơn hàng nhé!
Kho chia chọn của GHN tại Hà Nội còn được biết đến với tên gọi là Kho trung chuyển Hà Nội 02, được xây dựng từ năm 2019 với tổng diện tích 40.000m2. Riêng khu vực phân loại hàng hóa chiếm diện tích 20.000m2. Đây cũng là kho chia chọn lớn nhất của GHN trên toàn quốc.

Quá trình xây dựng kho trung chuyển Hà Nội 02 đã được thực hiện một cách nhanh chóng trong 6 tháng với chi phí xây dựng và thuê kho khoảng 2-3 triệu USD.
Hành trình của một đơn hàng khi được xử lý bởi GHN bắt đầu từ lúc nhân viên bưu cục tiếp nhận hàng từ các cửa hàng. Mỗi kiện hàng đều được gắn mã vận đơn và sau đó được chuyển lên xe tải, đi đến kho chia chọn. Kho trung chuyển Hà Nội 02 là nơi chia chọn hàng hóa thuộc khu vực miền Bắc, cũng như là trung tâm trung chuyển cho hàng hóa đi miền Trung và miền Nam.

Khách hàng và nhân viên khi đến kho cần gửi lại tài liệu cá nhân, không mang theo điện thoại hoặc máy quay phim, chụp ảnh khi chưa có sự cho phép từ quản lý. Nhân viên cần mang giày thể thao hoặc dép quai hậu để đảm bảo an toàn khi di chuyển trong kho.
Các xe tải vận chuyển hàng đến kho chia chơi chơi xổ sốu tập kết tại Cổng nhập. Đây là nơi nhân viên tiếp nhận, phân loại sơ bộ hàng hóa thành 2 nhóm: nhóm hàng không cần chia chọn sẽ được chuyển tới các kho trung chuyển khác (TP.HCM, Đà Nẵng) sẽ được đưa thẳng đến Cổng xuất, nhóm hàng cần phân loại tại kho sẽ được đưa lên băng tải tự động phân loại.


Hệ thống băng tải mà GHN sử dụng được nhập khẩu hoàn toàn với chi phí đầu tư lên tới 2 triệu USD.

Sau khi được đặt vào băng tải phân loại tự động, các kiện hàng sẽ được cân đo kích thước và trọng lượng. Dữ liệu này giúp hệ thống công nghệ phân tích và quyết định lực cần dùng để đẩy kiện hàng rơi xuống bao tải. Đồng thời, công nghệ cũng phân tích mã vận đơn để đưa kiện hàng rơi vào vị trí bao tải tương ứng với tuyến giao hàng. Mỗi vị trí bao tải được hiểu là một điểm bưu cục tại phường, xã.



Dây chuyền phân loại tự động có tỷ lệ sai sót chỉ 0,001%. Đa số sai sót đến từ con người hoặc do mã vận đơn bị mờ, rách. Những đơn hàng lỗi sẽ được tập hợp lại để xử lý và đưa về đúng tuyến.
Cảm biến tiệm cận được lắp đặt gần bao hàng giúp nhận biết khi bao hàng đã đầy và báo đèn tín hiệu. Tại đây, nhân viên sẽ thực hiện đóng bao và đóng seal.




Khi quá trình kết thúc, bao hàng sau khi được phân loại về đúng tuyến sẽ được đưa lên băng chuyền xuất - thiết kế dưới băng chuyền phân loại để di chuyển ra Cửa xuất.

Xe tải đã sẵn sàng tại Cửa xuất để nhận hàng và vận chuyển đến từng điểm bưu cục tại các phường, xã. Hiện tại, GHN đang điều hành tổng cộng 1.000 xe tải trên toàn quốc, trong đó có 200 xe tại miền Bắc. 80% số xe này thuộc sở hữu của GHN.

Tuy nhiên, không phải tất cả các đơn hàng đều có thể được xử lý bằng dây chuyền phân loại tự động, đặc biệt là những đơn hàng cồng kềnh. Các đơn hàng có kích thước quá lớn sẽ được tập hợp về khu vực phân loại hàng cồng kềnh nhưng vẫn được xử lý theo quy trình tương tự.


Việc sử dụng dây chuyền phân loại tự động giúp tăng năng suất của lao động từ 600 đơn hàng/giờ (khi phân loại thủ công) lên mức 3.000-4.000 đơn hàng/giờ. Năng suất xử lý tối đa của Kho trung chuyển Hà Nội 02 đạt 3,5 triệu đơn/ngày.