Những chiếc xe vận tải dài tới hàng trăm mét này đã làm rung chuyển mặt đất mỗi khi di chuyển, trong suốt một thời kỳ dài của Chiến tranh Lạnh.
Năm 1954, khi căng thẳng giữa Mỹ và Nga trong Chiến tranh Lạnh đang leo thang, quân đội Hoa Kỳ nhận ra cần phải nhanh chóng xây dựng một hệ thống radar ở khu vực Vòng Bắc Cực để phát hiện sớm các máy bay ném bom hạt nhân từ Nga nếu chúng xuất hiện. Nhưng vấn đề là các xe tải thông thường không thể vận chuyển lượng lớn vật liệu cần thiết để xây dựng căn cứ ở nơi luôn bị tuyết phủ này.
Và đó là lý do một trong những loại xe tải khổng lồ nhất thế giới ra đời.
Kế hoạch xây dựng chuỗi căn cứ radar ở khu vực Cực Bắc của quân đội Mỹ.
Lúc đó, quân đội Mỹ đã lên kế hoạch xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm gồm 63 trạm radar ở Bắc Cực. Tuy nhiên, khu vực này không có đường băng cho máy bay cất cánh hoặc hạ cánh, không có cảng cho tàu, cũng như không có máy bay trực thăng để vận chuyển hàng nặng vào thời điểm đó. Vì vậy, cần phải tạo ra một loại phương tiện có thể chở tất cả vật liệu cần thiết để xây dựng căn cứ trên đất liền.
Western Electric, công ty sản xuất thiết bị điện thuộc AT&T, được giao nhiệm vụ xây dựng các căn cứ radar. Nhưng công ty này cũng không có khả năng tạo ra những chiếc xe tải khổng lồ có thể di chuyển ở nơi có nhiệt độ âm 56 độ.
Vì vậy, Western Electric đã nhờ đến sự hỗ trợ của Bộ chỉ huy nghiên cứu và phát triển giao thông quân đội Hoa Kỳ (TradCOM), để tìm ra một công ty có khả năng phát triển loại xe tải khổng lồ này. Le Tourneau, một nhà sản xuất thiết bị xây dựng hạng nặng, đã đảm nhận nhiệm vụ này.
Vào thời điểm đó, Le Tourneau, một đơn vị chuyên phát triển các phương tiện vận chuyển gỗ lớn tới 16 bánh, đã ký hợp đồng với chính phủ Mỹ dưới sự hỗ trợ của TradCOM để bắt đầu phát triển TC-264 Sno-Buggy. Đây là mẫu xe tải khổng lồ được trang bị động cơ Allison V-1710 V12 giống như máy bay chiến đấu P-38 Lightning của Lockheed (hiện là Lockheed Martin).
Bánh xe lớn của TC-264 Sno Buggy.
TC-264 Sno-Buggy có 8 lốp áp suất cao, mỗi lốp có đường kính lên đến 3 mét và diện tích tiếp xúc rất lớn để di chuyển trên tuyết dày. Tuy nhiên, nó cũng cần phải phân phối trọng lượng hiệu quả ngay cả trên bề mặt cứng. Vì vậy, hãng đã phát triển chiếc VC-22 Sno-Freower mạnh mẽ hơn.
VC-22 Sno-Freower bao gồm một 'đầu máy' được trang bị hai động cơ diesel Cummins công suất 400 mã lực và một chiếc Land Train dài 82 mét với 5 rơ moóc được liên kết với nhau. Và cỗ máy này tự hào có tổng công suất vận tải lên đến 150 tấn.
Nhờ thiết kế giống như một đoàn tàu, VC-22 Sno-Freower có khả năng vượt qua mọi địa hình với một lượng lớn vật liệu trên đầu, nhanh chóng tham gia vào việc xây dựng các tuyến phòng thủ của quân đội Mỹ.
Ngày nay, bạn vẫn có thể thấy một chiếc VC-22 Sno-Freower bị bỏ lại do sự cố động cơ, bên cạnh đường cao tốc Steese ở Alaska, thông qua chế độ Street View trên Google Maps, tại liên kết này .
Sau khi hoàn thành VC-22, một loại xe phức tạp hơn đã xuất hiện. Với bánh xe có đường kính 3 mét như Sno-Buggy, nó được gọi là LCC-1, với bốn phần thân và đầu máy có khớp nối ở phía trước. Động cơ diesel 600 mã lực có thể truyền lực tới tất cả 16 bánh xe và kéo được 45 tấn.
Máy này sống lâu hơn và thành công hơn nhiều so với VC-22. Nó vận chuyển hàng hóa trên khắp khu vực từ năm 1956-1962. Cuối cùng, nó được giải cứu và trưng bày tại Bảo tàng Vận tải Yukon ở Whitehorse, Canada. Bạn cũng có thể thấy nó từ không gian trên Google Maps tại đây .
Mặc dù bị bỏ rơi, quân đội Mỹ rất ấn tượng với LCC-1. Vào năm 1958, họ ủy thác việc xây dựng phiên bản tiếp theo, chiếc xe địa hình dài nhất từ trước đến nay. Đơn vị chế tạo là LeTourneau và nó được gọi là TC-497 Overland Train Mark II.
TC-497 thật sự là một kỹ công kỹ thuật đáng chú ý. Với khả năng kéo 150 tấn ở tốc độ 20 mph trong khoảng cách 600km, nó được trang bị bốn động cơ diesel 1.170 mã lực. Chiếc xe này có đầu máy lớn với chỗ ngủ cho 16 người, bếp và phòng tắm đầy đủ. Tổng chiều dài là 173 mét, bằng gần hai sân bóng đá. Với cấu trúc mô đun, chiều dài tối đa của xe là vô hạn.
Tuy nhiên, bán kính quay vòng của nó đã thu hẹp hơn nhiều so với các phiên bản trước, như trong hình trên.
Đầu máy rất lớn, với chiều cao hơn 9 mét, bên trong có đủ chỗ ngủ cho 16 người, bếp và phòng tắm đầy đủ. Tổng chiều dài là 173 mét, bằng gần hai sân bóng đá. Với cấu trúc mô đun, chiều dài tối đa của xe là vô hạn. Bạn có thể thêm vào bao nhiêu tùy thích, chỉ cần đủ nhiên liệu để giữ cho chúng chạy.
TC-497 đã được quân đội Mỹ thử nghiệm vào năm 1962 tại Arizona. Kết quả rất ấn tượng. Nhưng các tiến bộ trong vận tải hàng không hạng nặng đã khiến cho máy bay Sikorsky CH-54 Tarhe có thể hoàn thành nhiều hơn những gì TC-497 có thể làm, và nhanh chóng hơn.
Đến đây, thời kỳ của 'xe lửa địa hình' đã kết thúc.
Cuối cùng, TC-497 cũng bị bỏ rơi ở Arizona trong gần một thập kỷ trước khi bị phá dỡ từng phần. Ngày nay, chỉ còn một phần nhỏ của nó tồn tại, phơi dưới ánh nắng chói chang của sa mạc và những cơn gió cát dữ dội. Một kết thúc không hề êm đềm cho một trong những phương tiện giao thông đường bộ lớn nhất từng được con người tạo ra.
Xem thêm thedrive