Ở một vùng núi xa xôi giáp biên giới phía Bắc, trong một ngôi làng nhỏ, có ba đứa trẻ tên là An, Bình và Cường. Họ cùng nhau lớn lên và Cường lớn hơn An và Bình một lớp học. Họ sống gần nhau và hàng ngày đều phải vượt qua những khó khăn, leo dốc đến trường học. Con đường đến trường không phải là con đường thông thường, mà nó đầy gồ ghề, đá sỏi, vượt qua những quả đồi dốc.
Khi con gà kêu gáy, ba đứa trẻ đã thức dậy. Cha mẹ chúng đã dậy sớm để chuẩn bị lên ruộng. An mở mắt ra, nhìn qua cửa sổ và thấy ánh sáng mặt trời dần ló dạng. An ngồi dậy, kéo chăn ra và chuẩn bị cho một ngày mới. Ba đứa trẻ thức dậy sớm để chuẩn bị sách vở, thức ăn trưa, đặt túi sách lên vai và bắt đầu hành trình đến trường. An ăn một bát cháo ấm từ tối nay cùng với rau luộc và quả chuối tiêu. Từ làng của ba đứa trẻ xuống thị trấn, họ phải đi qua ba quả đồi, con suối và rừng già.
Mẹ của An nói: “Hôm nay con đi học phải đội mũ vào nhé. Con đi học phải chăm ngoan đấy.
An nói: Mẹ đã chuẩn bị cặp sách cho con đi học, khiến con phải học giỏi để không phụ lòng mẹ.
An (đứng trước cửa): “Chào buổi sáng”, Bình và anh Cường. Đêm qua mưa rất to, đất đá trôi hết xuống đường. Hôm nay khi đến trường, chúng ta lại bị lấm lem bùn hết thôi.
Cường nói: 'Đừng lo An, có anh ở đây rồi. Cứ yên tâm đi học.'
(1, 2 rồi 3, đôi ủng màu xanh ôm vừa vặn những đôi chân nhỏ, trên cao nguyên của vùng núi cao, mùa lành mưa bay).
Bình nói: 'Chúng ta cùng nhau bắt đầu hành trình đến trường thôi.'
Cường nói: “Bước lên lưng anh đi An.”
(An không thể đi lại được. Khi mới sinh ra vài tháng, em phải phẫu thuật để loại bỏ một khối u. Sau ca phẫu thuật đó, An đã mất khả năng đi lại và đến nay vẫn bị liệt hai chân).
An nói: 'Dạ, bố mẹ em đi nương từ sớm, về muộn. Mẹ đã nấu cho em một nồi cơm to, để em mang đi học và vài miếng thịt lợn hun khói mỡ nguyên khối để Tủa và Mai ở nhà ăn khi đói.'
(Ba đứa trẻ đi qua những cánh đồng bậc thang như những bức tranh sống động của nghệ thuật nông nghiệp, cũng là biểu tượng cho sự kỳ diệu của cuộc sống. Con suối chảy trong những cỏ xanh mát qua những thung lũng, tiếng suối rì rào hòa mình vào tiếng hát của thiên nhiên, tạo nên không gian yên bình và hài hòa. Trời lạnh của vùng núi cao mang lại vẻ đẹp đặc biệt sâu lắng vào lòng).
Bình nói: 'Đã đến con suối rồi. Tối qua mưa to, nước chảy mạnh lắm anh Cường ạ. Có lẽ chúng ta nên về nhà, mai chờ nước lên xuống, nước thấp hơn thì anh em mình cùng đi học sau.'
Cường nói: “Không được, việc học quan trọng vô cùng. Anh mới xin được đi học, anh không muốn ở nhà chăn trâu nữa.”
Bình nói: 'Vậy chúng ta sẽ đi tới trường kiểu gì đây?'
Cường nói: 'Chúng ta sẽ quay lại, đi men theo ruộng bậc thang. Ở đó có một số vũng bùn đất, nên phải đi chậm và cẩn thận nhé.'
Bình nói: 'Nó sẽ làm bẩn quần áo đi bộ của em mất.'
Những dốc đá hiểm trở là thử thách đối với ba đứa trẻ. Họ phải leo trèo trên những gợn sóng đá, đẩy mạnh từng bước chân để vượt qua. Bước đi trên con đường đá dốc, họ cảm nhận sự lạnh lẽo từ đá và gió. Áo ấm và khăn quàng cổ giúp họ giữ ấm. Những tán rừng xanh bên đường che phủ họ khỏi gió lạnh.
Bình nói: 'Anh Cường cõng An nhớ cẩn thận, giữ vững bước chân. Để em cầm túi sách hộ cho không trượt xuống đá.'
Ba nhân vật đi qua vườn cải xanh của bà Dậu đang nở hoa. Trước mắt họ, hàng loạt những bông hoa cải vàng rực nở rộ, tạo nên một khung cảnh tươi đẹp và thơ mộng. Mùi hương dịu dàng của hoa cải lan tỏa không gian, khiến ba đứa trẻ cảm nhận được sự xoa dịu, bình yên và hạnh phúc. Họ dừng lại ngắm nhìn, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và thả hồn vào không gian xanh mướt.
An hỏi: 'Anh Bình sau này anh muốn trở thành ai ?'
Bình đáp: 'Anh luôn mơ ước trở thành một bác sỹ thú y. Mùa dịch năm ngoái, cả đàn lợn nhà anh nuôi đều chết vất vả. Kinh tế dồn hết, trông chờ vào đàn lợn. Bà nội anh buồn nằm hoài trên gường gần tháng liền. Cũng vì đàn lợn bị bệnh khiến anh phải ở nhà mất 1 kỳ học. Anh muốn sau này sẽ là bác sỹ chữa bệnh cho chúng.'
Bình hỏi: 'Còn em thì sao, em muốn trở thành ai vậy ?'
An nói: 'Ước mơ của em là trở thành một cô giáo dạy nhạc. Em thích ca hát lắm. Cứ khi rảnh rỗi là em lại hát những bài hát được học trên trường. Em mong một ngày nào đó, em sẽ đứng trước lớp học, giống như cô Tâm, dạy cho chúng em về âm nhạc. Em luôn tin rằng âm nhạc có thể làm cuộc sống trở nên đẹp hơn, dễ chịu hơn.'
An hỏi: 'Thế anh Cường thì sao, ước mơ của anh sau này là gì ?'
Cường đáp: 'Anh luôn mơ ước trở thành một chú bộ đội biên phòng màu xanh, bảo vệ bản làng quê hương. Anh thường thấy các chú bộ đội tuần tra qua bản làng mình, các chú tốt lắm. Các chú còn đón anh về nuôi tại Đồn nhưng anh nhớ mẹ, nhớ nhà nên anh không chịu.'
Những bước đi quen thuộc, không biết mỏi mệt; băng qua đồi, lội suối, vườn ngô, những con giốc cao.
An nói: 'Các anh nhìn kìa, mây giống kẹo bông chưa ?'
Cả ba đứa trẻ nghiêng ngả thoải mái. An được ủ mình trong chiếc áo phao ấm, gương mặt tròn xoe cùng ánh mắt ngây thơ của em tò mò nhìn về những vẻ đẹp trên đường đi học, đôi má ửng hồng trong sương sớm. Nhưng mỗi lần từ nhà xuống trường lại mang lại cho An nhiều cảm xúc khác nhau: đôi khi em rất háo hức, nhưng đôi khi em chỉ muốn ở nhà với mẹ. Con đường bùn đất đã in đậm những dấu chân của các em hàng ngày, hàng tuần. Ba đứa trẻ tiến tới một cây cầu gỗ đã xuống cấp, mục nát rất nguy hiểm. Cầu được dân bản và chính quyền xã chung tay xây dựng tạm để di chuyển qua lại. Một bên của cầu đã bị đứt do sạt lở do mưa lũ, phần mấu cầu đã bị cuốn đi. Những bước chân đi chậm rãi, đôi khi có nỗi sợ hãi từ ba đứa trẻ.'
Cuối cùng, sau gần 3 tiếng dài, đi bộ 16km không biết mệt, đôi ủng đã lấm lem bùn đất, áo ướt sũng vì mồ hôi và mệt mỏi, cả ba đứa đã đến điểm trường. Chuẩn bị cho ngày học mới. Trường xây dựng từ năm 2008, kết hợp trường mầm non và Tiểu học, những tấm lợp bờ lô xi măng đã được thay mới nhiều lần nhưng không thể chống lại trời mưa. Không có nước sạch, giọt nước mưa chảy từ mái nhà là nguồn nước duy nhất. Điều kiện học tập thiếu ánh sáng, nhất là trong mùa đông, các bé khó có thể nhìn thấy chữ trên bảng. Đôi khi, một số lớp phải học tại nhà văn hóa của bản. Nhưng trên hết, những tiếng cười, sự háo hức khi đến trường đã xóa tan mệt mỏi, khó khăn thử thách cho các bé. Trước mỗi giờ vào lớp, cô giáo Tâm yêu cầu cả lớp đọc 5 điều Bác Hồ dạy, đọc to. Những tiếng đọc bài pi bo, những cánh tay háo hức giơ lên phát biểu đã thêm sức sáng cho điểm trường vùng cao, vẽ lên tương lai rực rỡ.
(Cô giáo Tâm là một phụ nữ trung niên, mái tóc cắt ngang vai và đôi mắt tươi sáng. Cô luôn truyền đạt giá trị về đạo đức và tình thương cho các em học sinh).
Giờ ra chơi, Bình đi đá cầu cùng bạn bè, Cường cõng An ra ghế đá ngồi. Cường hỏi An: 'Em có thích đi học không ?'
An trả lời: 'Em rất thích đi học, vì đến lớp rất vui có bạn bè chơi cùng'
Đến giờ cơm trưa, các bé phải chuẩn bị cơm mang đi ăn rồi lại tiếp tục học. Trong nồi đựng thức ăn của An, nhìn thấy rất thương, chỉ có cơm trắng, măng muối ớt, ướp muối rất mặn để ăn tiết kiệm đồ ăn. Cường có thêm vài miếng đậu phụ. Chan canh rau cải, rau ngót xanh. Bình cơm muối vừng và trứng vịt luộc.
Giờ ngủ trưa, một em bé mầm non khóc vì nhớ mẹ. An vỗ nhẹ lưng em nhỏ, cố gắng an ủi. Nhớ nhà là một cảm xúc mà các em đều trải qua, đặc biệt khi ở xa gia đình, An nằm bên cạnh để động viên, chia sẻ niềm hy vọng.
Đầu giờ chiều, đoàn mạnh thường quân của Tỉnh đến điểm trường, mang theo nhiều quà, sách vở, cầu trượt, đồ chơi, áo ấm... Tất cả các em đều mong chờ những món quà mình sẽ nhận được.
An được cô tình nguyện tặng một hộp bút, vở, lọ mựa mới và gấu bông phát sáng. Cô còn cài cặp tóc lên mái tóc An. An rất vui mừng, hai má của em lúng đồng tiền rạng rỡ như ánh nắng làm tan đi sự tối tăm, lạnh lẽo của lớp học, thắp sáng niềm tin vào một tương lai sáng.
Cô giáo chủ nhiệm nói trước đoàn mạnh thường quân: 'Hầu hết học sinh trong lớp này, mỗi sáng phải đi bộ 23 - 28km đến trường học. Chúng tôi thường nói đó là một nỗ lực phi thường'. Với các em, đó là một phần của cuộc sống. Bọn trẻ vẫn hạnh phúc vì hàng ngày được đến trường, không biết có con đường nào ngắn và dễ dàng hơn không ?
Cô chỉ vào An, Bình và Cường, cô nói tiếp: 'Ba mẹ chúng nó đi làm xa, nên các em phải tự kiếm tiền mua thức ăn, có lúc phải tự đóng học'. Bé An bị liệt từ nhỏ. Hai em Cường và Bình, những lúc được nghỉ học, lại cần mẫn, dùng nhau đi lượm phân bò để mua thịt heo ăn. Chúng lâu rồi không được ăn thịt. Các em học sinh tại điểm trường này đều thuộc hộ nghèo, bữa ăn của các em đều đơn sơ và thiếu chất.
Một cô mạnh thường quân rơn rớt nước mắt, nắm tay Bình, nói: 'Bao nhiêu tạ phân bò mới mua được thịt heo ăn vậy con'.
Cô mạnh thường quân: 'Em thích ăn thịt heo hay học tiếng Anh hơn ?'
Bình: Dạ, tôi sẽ tập trung hơn vào việc học tiếng Anh.
An: Em mong muốn trở thành một giáo viên. Chắc chắn sẽ có nhiều thử thách, nhưng đó cũng là một phần của con đường.
Cô mạnh thường quân tiếp tục hỏi: “ Con có ý thức về tình yêu và sự hy sinh của bố mẹ không ?”
An: Có ạ. Mẹ luôn dành cho con tình yêu thương và sự quan tâm. Mẹ cũng luôn khích lệ con học hành. Mẹ nói con không được phép từ bỏ…
Cô mạnh thường quân hỏi tiếp: “Con có lúc nào cảm thấy buồn không”
Cường: Buồn chỉ đến khi con cảm thấy cô đơn. Nếu có ai đó ở bên cạnh, con sẽ không cảm thấy buồn.
Bình: Em không biết trong tương lai sẽ ra sao? Nhưng em mong muốn tất cả các em nhỏ ở làng này đều có cơ hội đi học như những người bạn của mình.
Chú Mạnh Thường Quân: Có lúc nào nhà con phải chịu đói, thiếu gạo không, An?
An: Dạ, có ạ.
Chú Mạnh Thường Quân: Khi đó con làm gì vậy?
An: Dạ, con uống nước ạ.
Chú Mạnh Thường Quân trông ngạc nhiên: Con chỉ uống nước thôi à...?
Một không khí yên bình, chú quay lưng, nhìn lên bầu trời, lau đi những giọt nước mắt vì nỗi đau. Những giọt nước mắt thương cảm lăn trên gương mặt của các cô chú. Nghèo khó thật là điều đáng sợ.
Chú Mạnh Thường Quân khóc lóc: Tại sao lại có những hoàn cảnh khó khăn như thế, khi đói phải uống nước. Từ giờ, con sẽ không bao giờ đói nữa, con sẽ không phải uống nước nữa, chú tin như vậy!
Trưởng đoàn tình nguyện: Thực sự là đau lòng, chưa bao giờ tôi nghe thấy ai đó gặp phải hoàn cảnh khó khăn như vậy, dù chỉ là nghe qua. Cảm giác đau lòng. Tại sao lại có những miếng ăn thiếu thốn và phải uống nước để vượt qua cơn đói. Tôi hy vọng sẽ có nhiều sự giúp đỡ hơn để các em có cuộc sống đầy đủ hơn.
Cô hiệu phó trường: Những đứa trẻ ở vùng cao, mặc dù cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn nhưng gương mặt họ vẫn tỏa sáng với nụ cười. Thật trong sáng và ngây thơ. Tuổi thơ của những đứa trẻ bị chiếm đoạt bởi nỗi khổ cực và cơ cực, và hơn nữa, họ còn phải chịu đựng cuộc sống khó khăn của gia đình. Họ cần hơn những 'bữa ăn có thịt, đôi chân có dép, đôi tay nắm lấy đôi tay, lưng có áo len' cho mình.
Sau đó, các cô chú Mạnh Thường Quân cùng thầy cô và cộng đồng dân bản bắt tay vào sửa chữa trường, cày đất, gieo những hạt giống với hy vọng thời gian sẽ trôi nhanh chóng, cây rau, cây hoa quả sẽ phát triển nhanh chóng để các em có bóng mát, có rau để ăn, có gà để nuôi.
Trong đêm tối, đồ chơi của Cường tỏa sáng, như những tia sáng mở ra cánh cửa hay là một phần an ủi khi em buồn và nhớ mẹ. Mẹ mất, những ngày không đi học, Cường ở nhà với Bà nội, bố đi làm xa, về nhà 3 tháng 1 lần. Trong đêm tối, Cường nằm trong chiếc giường, góc tối như đang khắc sâu nỗi nhớ về mẹ, nhìn trăng sáng, Cường khóc. Đôi mắt đen đầy nước mắt chứa đựng nỗi đau, nhớ về bóng dáng mẹ yêu thương. Những giọt nước mắt thấm ướt gối. Hình ảnh quen thuộc về mẹ hiện về trong tâm trí của Cường: ánh mắt ấm áp, nụ cười yêu thương và đôi tay mềm mại luôn sẵn sàng nắm lấy cậu bé mỗi khi cần. Mỗi khoảnh khắc về mẹ, trái tim của Cường lại rơi nước mắt trong cô đơn và mong chờ.
Câu chuyện về hành trình đến trường của ba đứa trẻ ở vùng núi cao là một câu chuyện về sự đoàn kết, khám phá thiên nhiên và ý chí vượt qua khó khăn. Dù con đường có gian nan đến đâu, ba đứa trẻ luôn tin rằng học hành là chìa khóa mở ra tương lai tươi sáng.