Trong tiếng Anh có rất nhiều từ đa nghĩa, phần lớn trong số đó là những từ rất phổ biến nhưng lại mang nhiều lớp nghĩa khác người luyện thi IELTS không biết đến. Việc hiểu tường tận những từ đa nghĩa này có thể giúp người học cải thiện đáng kể độ linh hoạt khi giao tiếp mà không cần mất nhiều công sức học từ vựng mới. Vì vậy, bài viết này hướng đến mục tiêu giới thiệu đến người đọc từ đa nghĩa là gì, một số từ đa nghĩa hữu dụng để áp dụng trong bài thi IELTS Writing và Speaking.
Từ đa nghĩa và từ vựng ít thông dụng trong tiêu chí Lexical Resource
Về mặt hình thức, từ Encounter dài và ít gặp hơn từ Catch. Thế nhưng, từ Catch là một từ đa nghĩa và lớp nghĩa thứ 2 của nó được xếp ở cấp độ C2, cao hơn mức B2 của từ Encounter rất nhiều. Như vậy, nếu từ đa nghĩa được sử dụng với những nghĩa ít phổ thông thì sẽ thể hiện được trình độ thông thạo ngôn ngữ của người học. Thật vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra việc nắm được nhiều lớp nghĩa của một từ, tức mở rộng vốn từ theo chiều sâu, cũng quan trọng không kém việc trau dồi về số lượng (Chen and Liu, 2020). Xét thấy tầm quan trọng của từ đa nghĩa trong tiêu chí Lexical Resource bài thi IELTS, dưới đây sẽ là một số từ vựng hữu ích cho người học.
Áp dụng một số từ đa nghĩa trong bài thi IELTS Writing và Speaking
1. Nhóm từ nghĩa mở rộng (Polysemy): Nhóm từ đa nghĩa có các nghĩa liên quan đến nhau.
Ví dụ: Catch1 (v) – bắt / Catch2 (v) – mắc kẹt
2. Nhóm từ nghĩa độc lập (Homonemy): Nhóm từ đa nghĩa có nghĩa không liên quan đến nhau.
Ví dụ: Bow1 (n) – cây cung / Bow2 (n) – cái nơ
Nhóm có nghĩa mở rộng (Polysemy)
Catch (Động từ)
Từ catch ở dạng động từ có nghĩa gốc là “Bắt, giữ lấy một thứ gì đó đang di chuyển”. Bên cạnh đó, còn có 3 nghĩa khác mở rộng từ nghĩa gốc như sau:
Catch với ý nghĩa “bị kẹt lại”
Khi ta “bắt, giữ lấy” một vật nào đó, vật đó sẽ bị mắc kẹt lại. Đây cũng là cơ sở sinh ra nghĩa mở rộng này của từ catch. Có 2 cách để sử dụng nghĩa này:
Catch on/in something: bị mắc kẹt trong hoặc vào một cái gì đó (thường dùng ở thể bị động trong bài thi IELTS)
Ví dụ: My hair was caught in the fan. (Tóc tôi bị mắc vào trong cái quạt)
Phrasal verb (Cụm động từ):
Got caught up in: bị mắc kẹt, vướng vào một tình huống không mong muốn.
Ví dụ: I got caught up in several problems during the project. (Tôi bị vướng vào vô số vấn đề xuyên suốt dự án)
Catch something on/in something: làm thứ gì đó bị giữ lại, mắc kẹt
Ví dụ: I caught my hair in the fan. (Tôi làm tóc tôi bị mắc kẹt trong cái quạt)
Catch với ý nghĩa “lưu ý”
Catch còn được dùng với nghĩa là “chú ý, bắt gặp, nhận ra một thứ gì đó một cách vô tình hoặc trong thoáng chốc”. Với nghĩa này, động từ caught cần đi với một số danh từ cụ thể như sau:
Catch sb’s eyes, attention, imagination, interest,… : làm ai đó chú ý đến thứ gì và cảm thấy hứng thú, đồng nghĩa với từ Thu hút (attract)
Ví dụ: The painting on the wall catches everyone’s attention. (Bức vẽ thu hút sự chú ý của tất cả mọi người)
Catch a glimpse, sight, look, whiff, hint… of something: chú ý đến thứ gì đó trong thoáng chốc.
Ví dụ: I caught a glimpse of a smile on her face. (Tôi thoáng thấy nụ cười trên khuôn mặt cô ấy)
Catch somebody (doing something): bắt gặp ai đó đang làm gì, đặc biệt là khi hành động đó là sai trái.
Ví dụ: The teacher caught her students cheating during the exam. (Người giáo viên bắt gặp học trò mình gian lận trong lúc thi).
Catch oneself doing something: tự chú ý đến hành động vô thức của bản thân.
Ví dụ: She caught herself driving on the wrong lane. (Cô ấy nhận ra rằng cô ấy đang chạy sai làn đường)
Catch với ý nghĩa “Hiểu biết”
Nghĩa gốc “bắt” của từ catch còn được mở rộng khi nói về việc nghe hoặc hiểu.
Catch something: nghe kịp (bắt được từ) hoặc hiểu được ý (bắt được ý).
Ví dụ: Sorry, I couldn’t quite catch what you said. Can you repeat please?
(Xin lỗi, tôi không thể nghe/hiểu được bạn đã nói gì. Bạn có thể lặp lại được không?)
Đây là mẫu câu rất hữu dụng để áp dụng trong trường hợp thí sinh nghe không rõ hoặc không hiểu câu hỏi của giám khảo.
Secondary (Tính từ phụ)
Ngoài nghĩa phổ biến là “cấp giáo dục trung học dành cho học sinh từ 12-18 tuổi”, từ secondary ở dạng tính từ còn có 2 nghĩa mở rộng khác là: (1) thứ yếu, kém quan trọng hơn, và (2) thứ cấp, được sinh/tạo ra từ một thứ khác. Có thể nhận thấy là ba nghĩa này đều cùng chỉ tính chất “được xếp sau” của sự vật, sự việc.
Secondary với nghĩa “phụ bản”
Nghĩa “Thứ yếu” của từ secondary được dùng để chỉ tính kém quan trọng hơn những thứ các của một vật, một việc. Tính từ hay dùng trong bài thi IELTS này thường được dùng chung với các từ sau:
Danh từ: consideration, factor, objective, importance, option, priority, concern, benefit, side…
Ví dụ: Many young people nowadays view salary as a secondary priority when choosing a job. Personally, I agree with this opinion considering there are many other equally important factors. (Nhiều người trẻ hiện nay coi tiền lương là ưu tiên thứ yếu khi lựa chọn công việc. Cá nhân tôi đồng ý với ý kiến này vì còn nhiều yếu tố khác quan trọng không kém)
Trạng từ: to, of, in
Secondary to something: Earnings are only secondary to one’s mental health. (Thu nhập chỉ là mối quan tâm thứ yếu so với sức khỏe tinh thần của một người).
Be of secondary + danh từ: Reports point out that raising salary is only of secondary importance in preventing suicides among office workers. (Các báo cáo chỉ ra rằng việc tăng lương chỉ có tầm quan trọng thứ yếu trong việc ngăn chặn các vụ tự tử của giới nhân viên văn phòng)
Be secondary in something: Salary is only secondary in consideration for young people. Learning technical skills is what matters the most. (Mức lương chỉ là thứ yếu đối với những người trẻ tuổi. Học được các kỹ năng chuyên ngành mới là điều quan trọng nhất)
Secondary với nghĩa “thứ hạng thứ hai”
Ta sử dụng từ secondary với nghĩa “thứ cấp” để chỉ một vật, một việc “được tạo ra sau, hoặc là một hệ quả của một vật, một việc khác”.
Với nghĩa này, từ secondary thường đứng trước để bổ nghĩa cho các danh từ thường gặp trong IELTS Speaking và Writing như: effect, outcome, impact, result, product,…
Ví dụ: The immediate result of work-life imbalance is life dissatisfaction – and its secondary effects would be mental problems. (Kết quả ngay lập tức của sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống là sự không hài lòng trong cuộc sống – và hậu quả phụ của nó sẽ là các vấn đề về tâm thần).
Trái nghĩa với secondary là từ primary. Tính từ này cũng có hai nghĩa mở rộng trái ngược với hai nghĩa trên, cụ thể là: (1) cơ bản, trọng yếu, quan trọng nhất, và (2) sơ cấp, được tạo ra đầu tiên, ngay lập tức. Người học hoàn toàn có thể thay thế từ Secondary trong các cấu trúc trên bằng từ Primary để biểu đạt ý nghĩa ngược lại.
Ví dụ: Many young people nowadays view salary as a primary priority when choosing a job. (Nhiều người trẻ hiện nay coi tiền lương là ưu tiên trọng yếu khi lựa chọn công việc).
Casual (Tính từ)
Từ casual thường được biết đến nhiều nhất với nghĩa “không trang trọng, bình thường” khi kết hợp với các từ liên quan đến may mặc như clothes, wear, style,… Thế nhưng, bản chất của từ casual mang hàm ý được tạo ra một cách tình cờ. Hàm ý này thực tế được vận dụng vào rất nhiều ngữ cảnh, tạo cho từ casual một số nghĩa mở rộng như sau:
Casual với nghĩa “ngẫu nhiên”
Casual có thể được sử dụng với những danh từ chỉ sự vật, sự việc để diễn tả tính chất “xảy ra, được taọ ra một cách tình cờ”. Một số ví dụ cho các danh từ này là: encounter, meeting, conversation, contact,…
Ví dụ: I find it hard to start casual converations with strangers. (Tôi thấy thật khó để bắt đầu những cuộc trò chuyện ngẫu nhiên với người lạ)
Casual với nghĩa “tạm thời”
Nghĩa này được dùng để diễn tả tính chất ngắn ngủi của một sự vật. Một số loại danh từ thường đi với nghĩa này là:
Danh từ thuộc chủ đề “công việc”: employment, worker, job,… chỉ công việc tạm thời, không ổn định.
Ví dụ: Young people often take on casual jobs to make a living while pursuing their dreams. (Những người trẻ tuổi thường làm những công việc tạm thời để kiếm sống trong khi theo đuổi ước mơ của mình)
Danh từ chỉ mối quan hệ: relationship, friendship, acquaintance, affair,… mang hàm ý “mối quan hệ không sâu sắc, không chứa nhiều tình cảm”.
Ví dụ: I think it is better to have a close circle of friends than to engage in multiple casual relationships. (Tôi nghĩ việc có một nhóm ít bạn thân sẽ tốt hơn là có nhiều mối quan hệ tạm thời).
Casual với nghĩa “lãnh đạm”
Khi đi với các danh từ chỉ hành động như glance, look, study, read,… từ Casual mang ý “không để tâm đến chi tiết”
Ví dụ: The students just had a casual glance at the textbook and went straight to bed. (Học sinh chỉ nhìn thoáng qua sách giáo khoa rồi đi thẳng lên giường)
Nghĩa này còn được áp dụng để chỉ thái độ “không quan tâm, vô ý” khi đi với các từ như: attitude, remark, comment, manner,…
Ví dụ: Casual mocking comments can sometimes do more harm than people thought. (Những bình luận chế giễu vô ý đôi khi có thể gây hại nhiều hơn người ta tưởng)
Ngoài ra, từ casual khi đi chung với các danh từ chỉ người như: observer, visitor, bystander, onlooker, passerby… sẽ mang hàm ý những người này không quan tâm, hoặc không liên quan đến tình huống, sự vật được nhắc đến.
Ví dụ:
Even to a casual visitor, the Independent Palace is an interesting historical landmark. (Ngay cả đối với một du khách bình thường, Dinh Độc Lập là một địa danh lịch sử thú vị)
Nhóm mang nghĩa độc lập (Homosemy)
Address
Ở dạng danh từ, address có nghĩa là “địa chỉ”. Thế nhưng ở dạng động từ, từ này còn có nghĩa là “giải quyết hoặc tập trung vào một vấn đề”.
Ví dụ:
The government must take immediate actions to address climate change problems. (Chính phủ phải hành động ngay lập tức để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu)
Sound
Ngoại trừ nghĩa phổ biến là “âm thanh”, từ sound còn là một tính từ với nhiều lớp nghĩa khác nhau, trong đó có 2 nghĩa là: (1) đáng tin cậy, và (2) vững chắc.
Sound với nghĩa “Đáng tin cậy”
Mang nghĩa là “hợp lý, đúng đắn, có thể tin cậy để mang đến kết quả tốt”. Thường đi kèm những danh từ như: advice, judgement, sense, policy… hoặc một số trạng từ như: financially, ethically, environmentally,…
Ví dụ: Corporates can fulfill their social responsibilities by introducing environmentally sound policies throughout the supply chain. (Các doanh nghiệp có thể hoàn thành trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đưa ra các chính sách lành mạnh về môi trường trong toàn bộ chuỗi cung ứng)
Sound với nghĩa “vững vẹn”
Nghĩa này có thể được dùng để nói về một đồ vật kiên cố, không bị hư hại, đang trong tình trạng tốt.
Ví dụ: Residents within the storm radius must make sure their roofs are in sound condition. (Cư dân trong bán kính của cơn bão phải đảm bảo mái nhà của họ ở trong tình trạng vững chắc)
Ngoài ra, nghĩa này còn được áp dụng khi nói về một sự vật “có nhiều chi tiết và hoàn chỉnh”. Một số danh từ thường được dùng trong trường hợp này là: knowledge, understanding, evidence, argument,…
Ví dụ: Higher education courses should aim at helping students develop sound professional knowledge. (Các khóa học bậc cao học nên nhắm đến việc giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn vững chắc)
Fabric
Từ fabric ở dạng danh từ có 2 nghĩa khác hoàn toàn nhau. Một nghĩa phổ biến là “vải vóc”. Nghĩa còn lại là “nền móng của một kiến trúc hoặc một tổ chức” và luôn được dùng ở dạng số ít (singular).
Fabric với nghĩa “cơ sở của một kiến trúc”
Với nghĩa này, từ Fabric có thể được ngầm hiểu là khung xương của một công trình, bao gồm tường, sàn nhà và mái nhà.
Ví dụ: Despite the destructive earthquake, most skyscrapers in Japan still retain their basic fabric. (Bất chấp trận động đất tàn phá, hầu hết các tòa nhà chọc trời ở Nhật Bản vẫn giữ được khung kiến trúc cơ bản)
Fabric với nghĩa “cơ sở của một tổ chức”
Cụm fabric of something còn được dùng để chỉ “cấu trúc hoặc thành phần tất yếu tạo nên một tổ chức”. Dùng chung với nghĩa là các danh từ chỉ một tập hợp người, đoàn thể như là: society, organisation, company, instituion, group,…
Ví dụ: Freedom is the very fabric of a civilized society. (Quyền tự do là nền tảng của một xã hội tiên tiến)
Động từ thường đi kèm là: weave, threaten, tear, rip apart, invest in…
Ví dụ:
Disonesty will threaten the foundation of our company. (Sự không trung thực đe dọa nền móng của công ty chúng ta)