Tìm nghĩa phù hợp với từ được in đậm trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn sau:
Nhận xét 1
Trả lời câu hỏi 1 trong phần Nhận xét trang 57 của Sách Giáo Khoa Tiếng Việt lớp 5: Cánh diều
Tìm nghĩa phù hợp với từ được in đậm trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn sau:
Phương pháp giải:
Em sử dụng kiến thức thực tế và kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
(1) – c (2) – b (3) - a
Nhận xét 2
Trả lời câu hỏi 2 trong phần Nhận xét trang 57 của Sách Giáo Khoa Tiếng Việt lớp 5: Cánh diều
Có những điểm tương đồng và khác biệt giữa ba nghĩa của từ chân?
Phương pháp giải:
Em có thể tham khảo từ điển tiếng Việt để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Điểm tương đồng: Từ chân đều chỉ một bộ phận dưới cơ thể.
- Điểm khác biệt: Từ chân có thể ám chỉ cho con người, động vật hoặc vật dụng.
Bài tập 1
Trả lời câu hỏi 1 trong phần Bài tập trang 57 của Sách Giáo Khoa Tiếng Việt lớp 5: Cánh diều
Trong các câu sau, các từ 'mặt', 'xanh', 'chạy' có nghĩa gốc hay chuyển?
a) Mặt
– (1) Một buổi sáng, chúng tôi đến chỗ bác Tâm – mẹ của Thu – làm việc... Bác đội mũ, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt.
– (2) Tôi và Thu ngắm mãi không biết chán những miếng và trên mặt đường.
b) Xanh
– (1) Hoa càng đỏ, lá càng xanh.
- (2) Chấm ước ao có một mái tóc cho thật dài, thật xanh. Nhưng tóc Chấm từ thuở bé cứ đỏ quạch và không sao dài được.
c) Chạy
– (1) Xa xa, mấy chiếc thuyền đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả.
– (2) Sáng sớm hôm ấy, Mây dậy sớm hơn mọi ngày. Không kịp chải đầu, rửa mặt, em chạy vội ra phía bờ sông.
Bài tập 2
Trả lời câu hỏi 2 trong phần Bài tập trang 57 của Sách Giáo Khoa Tiếng Việt lớp 5: Cánh diều
Các từ chỉ bộ phận cơ thể của người và động vật thường mang nhiều nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về nghĩa chuyển của các từ sau: cổ, miệng, răng, tay, mắt.
Phương pháp giải:
Tham khảo kiến thức thực tế để trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Từ cổ: Cổ áo của bạn ấy đẹp quá!
- Từ miệng: Miệng hố ấy rất sâu.
- Từ răng: Răng cưa ấy đã mòn.
- Từ tay: Tay thợ săn ấy rất tài ba.
- Từ mắt: Quả na chín mở mắt.