Hiện nay, có rất nhiều từ điển học ngôn ngữ xuất hiện do nhu cầu học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ngày căng tăng nhanh, và Cambridge Dictionary là một trong những từ điển online phổ biến nhất được sử dụng rộng rãi bởi nhiều người học trên toàn thế giới. Cambridge Dictionary hỗ trợ người học củng cố thêm vốn từ vựng và hiểu cách dùng từ trong ngữ cảnh chính xác. Nếu sử dụng đúng cách, người học sẽ sở hữu số điểm ấn tượng trọng các phần thi IELTS. Vì vậy, bài viết sẽ giới thiệu về từ điển Cambridge Dictionary, đối tượng người học phù hợp đồng thời tác giả cũng đưa ra một số ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng từ điển này.
Key takeaways
Bài viết này sẽ giới thiệu với người học 4 nội dung chính:
Trước khi có phiên bản sử dụng online, Cambridge Dictionary là từ điển dành cho người học tiếng Anh đang ở trình độ nâng cao, xuất bản lần đầu năm 1995 dưới tên Cambridge International Dictionary of English. Đây là từ điển tiếng Anh đồ sộ nhất của nhà xuất bản Đại học Cambridge (Cambridge University Press) dành cho độc giả không phải người bản xứ. Hiện nay, người học có thể sử dụng từ điển Cambridge Dictionary online một cách tiện lợi và đầy đủ tính năng.
Nội dung chi tiết của Cambridge Dictionary
Một số các thông tin chi tiết về từ vựng cần lưu ý
Tính năng bổ trợ
Các đặc tính khác của từ
Đối tượng người học phù hợp:
Người học từ trình độ Advanced (band 6.5) trở lên
Cách sử dụng Cambridge Dictionary:
Phối hợp với tài liệu về từ vựng và cấu trúc câu theo chủ đề
Thường xuyên áp dụng các từ vựng học được
Có thể tự học hoặc học nhóm
Ưu điểm và nhược điểm của Cambridge Dictionary
Ưu điểm:
+ Phù hợp cho đối tượng đã có nền tảng tiếng Anh vững chắc
+ Giúp người học mở rộng vốn từ và nâng band điểm IELTS
+ Giúp người học sử dụng từ ngữ một cách chính xác hơn, tránh được những lỗi sai trong ngôn ngữ viết cũng như trong giao tiếp.
+ Giúp người học sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên, linh hoạt hơn.
+ Từ điển nâng cao đứng đầu, kho tàng từ vựng khổng lồ lên đến hơn 200.000 từ, cụm từ và ý nghĩa với độ chính xác và tính khoa học cao, phục vụ mục đích học thuật.
+ Danh sách các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, và cả Idioms, Phrasal Verbs giúp người dùng hiểu sâu hơn về từ, cách sử dụng trong các ngữ cảnh riêng biệt.
+ Từ vựng luôn cập nhật thường xuyên, bao gồm đầy đủ phiên âm cho chuẩn Anh và Mỹ, giao diện dễ hiểu kèm các ví dụ đi theo.
+ Từ điển đa nền tảng khi có cả từ điển giấy, website và app.
+ Tiện lợi trong việc học tiếng Anh.
Nhược điểm:
+ Từ vựng giải nghĩa nâng cao, không phù hợp với người học tiếng Anh cơ bản.
+ Tính phí khi truy cập đầy đủ trên ứng dụng
+ Chưa đầy đủ hết các tính năng về từ vựng như khi người học sử dụng từ điển Oxford Learner’s Dictionary
Cambridge Dictionary nghĩa là gì?
Nội dung chi tiết của Cambridge Dictionary
Nghĩa của từ
+ Từ đơn
Dưới đây là giao diện của từ điển Cambridge Dictionary. Để bắt đầu, người học cần click chuột vào ô search và gõ từ người học muốn tra cứu. Từ điển sẽ gợi ý dựa trên các ký tự người học đưa ra. Điều này rất tiện kể cả khi người học không nhớ chính xác từ, từ điển sẽ tự động đưa ra các từ gợi ý tương tự.
+ Một số các thông tin chi tiết về từ vựng cần lưu ý.
(1) Từ loại: cung cấp từ loại của từ khóa: động từ (verb), danh từ (noun), tính từ, (adjective), trạng từ (adverb), giới từ (preposition) ...
(2) Phát âm/ Phiên âm/ Cách đọc: Phiên âm chính xác và cho phép người học từ điển online có thể nghe trực tiếp.
Biểu tượng loa có chữ UK: phiên âm và giọng đọc Anh - Anh
Biểu tượng loa có chữ US: phiên âm và giọng đọc Anh - Mỹ
(3) Phân loại
CEFR (Common European Framework of Reference) là Khung Tham Chiếu Ngôn Ngữ Chung Châu Âu (CEFR). Đó là một tiêu chuẩn quốc tế để mô tả khả năng sử dụng ngôn ngữ. Nó mô tả khả năng sử dụng ngôn ngữ theo 6 bậc, từ cấp độ A1 cho người mới bắt đầu, cho đến cấp độ C2 cho những người đã thành thạo một ngôn ngữ. Mỗi cấp độ đều có miêu tả cụ thể khả năng, mức độ thành thạo ngôn ngữ của người học khi đạt đến trình độ đó. Các mức này gồm:
A1: Mới bắt đầu
A2: Cơ bản
B1: Trung cấp
B2: Trung cấp trên
C1: Cao cấp
C2: Thành thạo
Như vậy, những ký hiệu A1, A2, B1, B2, C1, C2 này chỉ ra cấp độ hồ sơ tiếng Anh của một từ hoặc cụm từ. Ví dụ như, một từ mang biểu tượng C1 là từ mà một người học tiếng Anh ở trình độ cao cấp cần biết tới.
(4) Định nghĩa
Lớp nghĩa đầu tiên sẽ là lớp nghĩa phổ biến và thông dụng nhất của từ. Mỗi từ có thể có một hoặc nhiều định nghĩa. Người học cần đọc tất cả để chọn được lớp nghĩa phù hợp với mục đích sử dụng hoặc ngữ cảnh.
(5) Ví dụ sử dụng từ
Đây gần như là phần quan trọng nhất, cho phép người học hiểu được từ khóa khi đặt trong câu với ngữ cảnh cụ thể sẽ có nghĩa như thế nào.
Phía dưới phần định nghĩa còn có thêm các phần như sau:
+ Các từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Một số từ có thể có nhiều từ đồng nghĩa hoặc nhiều từ trái nghĩa. Khi tra từ, nếu có các từ đồng nghĩa và trái nghĩa liên quan thì từ điển sẽ gợi ý ngay lập tức cho người học.
+ Nhiều ví dụ khác
+ Từ điển còn gợi ý thêm các từ liên quan và các cụm từ đến từ mà người học tra từ điển
Tính năng bổ trợ của Cambridge Dictionary
+ Phrasal verb (cụm động từ)
Là các cụm từ được hình thành bằng cách kết hợp động từ với 1 hoặc nhiều giới từ. Lượng cụm động từ trong tiếng Anh là cực kỳ lớn do được hình thành trong quá trình sử dụng ngôn ngữ của người bản xứ.
+ Idiom (thành ngữ)
Là những cụm từ hoặc thành ngữ mang nghĩa ẩn dụ, và đa số ở dạng informal (không trang trọng) nên thường sử dụng chủ yếu trong văn nói.
Các đặc tính khác của từ
+ Countable và Uncountable (chỉ áp dụng với Danh từ)
Đối với danh từ, người học nên lưu ý xem danh từ đó là đếm được (countable) hay không đếm được (uncountable) để có thể sử dụng các dạng số nhiều và mạo từ phù hợp.
Người học có thể thấy được từ “disaster” vừa là danh từ đến được vừa là dnah từ không đếm được. Vì vậy, khi tra từ điển người học cần lưu ý xem kỹ phần này để sử dụng đúng mạo từ.
+ Transitive và Intransitive (chỉ áp dụng với Động từ)
Người học có thể dễ dàng biết được một động từ là Transitive (Ngoại động từ - cần có tân ngữ theo sau) hay Intransitive (Nội động từ - không cần tân ngữ theo sau).
Trong ví dụ với từ "run" này, người học có thể thấy từ này vừa là ngoại động từ vừa là nội động từ.
Nếu "run" mang nghĩa là di chuyển nhanh bằng chân (chạy) thì nó sẽ là một Nội động từ.
Nếu "run" mang nghĩa điều hành, quản lý một thứ gì đó thì nó sẽ là một Ngoại động từ (run something).
+ Verb form (Các hình thức của từ)
Trong trường hợp từ khóa là động từ, từ điển sẽ cung cấp cho người học các hình thức của từ như: cách chia động từ ở thì hiện tại, quá khứ, quá khứ hoàn thành, …
Người học có thể thấy được cả 3 cột chia thì của động từ “drink” là drink - drank - drunk. Và người học cần sử dụng các dạng khác nhau của từ “drink” vào các thì trong tiếng Anh cho chính xác.
+ Comparative và Superlative (chỉ áp dụng với Tính từ)
So sánh hơn và so sánh nhất của tính từ
Trong ví dụ này, từ “bad” có dạng so sánh hơn là “worse” và so sánh nhất là worst”.
+ Formal và Informal
Formal là những từ được sử dụng trong những ngữ cảnh trang trọng hay trong văn viết để tỏ sự tôn trọng. Người học thường dùng những từ này để giao tiếp với những người lớn tuổi hơn, người cấp cao hơn hoặc những người lạ mới gặp. Còn Informal là những từ trong ngôn ngữ bình dân, dùng để giao tiếp giữa bạn bè hay những người quen thân.
Từ “terminate” mặc dù là từ đồng nghĩa với chữ “end” là kết thúc nhưng thường chỉ dùng trong trường hợp trang trọng và đặc biệt là trong văn viết.
- Từ "hey" là một lời chào thân mật giữa những người đã thân nhau hay bạn bè, hết sức bình dân và gần gũi, không phù hợp để đưa vào văn viết hay dùng để chào người lớn tuổi hơn.
+ Approving và Disapproving
Approving là những từ mang nét nghĩa tốt, tích cực. Ngược lại, Disapproving thể hiện nét nghĩa xấu, tiêu cực.
Trong ví dụ trên, người học thấy từ "naive" chủ yếu mang nét nghĩa tiêu cực, do đó người học cần thận trọng khi lựa chọn từ ngữ.
- "naive" mang nghĩa thiếu kiến thức, thiếu phán đoán chính xác hay thiếu kinh nghiệm cuộc sống và dễ tin người => tiêu cực
- "naive" mang nghĩa trong sáng, giản đơn => tích cực
+ Slang
Slang là tiếng lóng, hay là những từ ngữ/ cụm từ/ câu nói được sử dụng thể hiện sự gần gũi, thân mật giữa những người thân thiết với nhau. Slang thường chỉ được dùng trong văn nói giữa một nhóm người nào đó.
Người học có thể thấy mặc dù “dough” cũng có nghĩa là “money”, nhưng người học hạn chế sử dụng từ này vì “dough” là tiếng lóng, không được sử dụng rộng rãi và có thể gây sự khó hiểu khi giao tiếp.
+ Old-fashioned
Những từ được kí hiệu như “Old-Fashioned” là những từ đã lỗi thời và hiện tại không còn được sử dụng nhiều nữa.
Người học có thể thấy mặc dù “dough” cũng có nghĩa là “money”, nhưng người học hạn chế sử dụng từ này vì “dough” là từ cổ, đã lỗi thời, không được sử dụng rộng rãi trong hiện tại. Nên nếu người học sử dụng có thể sẽ gây sự khó hiểu và không tự nhiên khi giao tiếp.
Đối tượng người học phù hợp
Người học từ trình độ Advanced trở lên
Đa số nội dung của Cambridge Dictionary được viết bằng Anh ngữ. Vì thế, từ điển này sẽ phù hợp hơn với những ai từ cấp độ advanced (band 6.5) trở đi, đã có một vốn từ nhất định.
Cách sử dụng Cambridge Dictionary
Phối hợp với tài liệu về từ vựng và cấu trúc câu theo chủ đề
Thay vì ngồi đọc từ điển theo từ vựng từ A đến Z, người học hãy chọn các chủ điểm, kết hợp với các bài học từ vựng để mở rộng vốn từ. Người học có thể sử dụng ngay những bài Reading hay Listening cũng là một cách để tăng vốn từ vựng.
Thường xuyên áp dụng các từ vựng học được
Nếu chỉ học nghĩa của từ, người học thường sẽ quên rất nhanh. Do đó, hãy đặt câu, ví dụ với từ vựng hoặc làm các bài tập liên quan đến từ vựng đó. Bằng cách đưa cho từ vựng một ngữ cảnh (context), người học sẽ nhớ từ tốt hơn.
Có thể tự học hoặc học nhóm
Mục đích của việc dùng từ điển là tra cứu cũng như mở rộng hơn về khối từ vựng của bản thân. Không yêu cầu người học phải phân tích chuyên sâu. Thế nên, người học có thể dùng để học nhóm hay tự học. Không cần đến nhiều hướng dẫn chi tiết.
Cách tra từ điển Cambridge Dictionary và các tính năng ưu việt của từ điển này đã được đề cập ở phần trên. Ngoài việc hiểu nghĩa của một từ mà người học đã gặp trong một văn bản đọc là một điều, sử dụng từ đó trong bối cảnh chính xác và linh hoạt là một điều khác. Đối với việc này, người học cần một kiến thức không chỉ dừng lại ở mặt hiểu nghĩa mà cần biết cách làm thế nào kết hợp từ này với các từ khác trong một câu và dùng những từ đồng nghĩa hay trái nghĩa để việc sử dụng từ vựng đa dạng và linh hoạt hơn. Người học khi tra 1 từ cần quan tâm đến cách kết hợp từ (collocation) trong 1 cụm từ bởi vì k
hi sử dụng đúng những collocation sẽ giúp người học có thể hiểu chính xác hơn từ vựng được dùng trong văn bản và sử dụng một cách tự nhiên, giúp người nghe hiểu được những gì người học muốn truyền tải.
Bên cạnh đó, khi tra từ điển, người học cũng cần học thêm từ đồng nghĩa (synonym) và từ trái nghĩa (antonym) của từ đó để khi giao tiếp hay viết bài người học có thể sử dụng nhiều từ khác nhau mà có cùng 1 nét nghĩa hoặc sử dụng từ có nét nghĩa ngược lại. Nhờ vậy, người học có thể vừa mở rộng vốn từ của mình vừa có thể tránh lặp từ khi nói và viết.
Người học cũng có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết về cách tra từ điển và cách học qua bài viết cụ thể: https://Mytour.vn/tra-tu-dien-tieng-anh
Ưu điểm và nhược điểm của Cambridge Dictionary
Phù hợp cho người học có nền tảng tiếng Anh vững chắc
Giúp người học mở rộng vốn từ và nâng band điểm IELTS
Trong tất cả những kỹ năng và kỹ thuật người học cần làm tốt trong bài kiểm tra IELTS, từ vựng chắc chắn là một trong những chiếc chìa khóa quan trọng để giúp người học đạt được điểm số khả quan. Từ vựng chiếm 25% tổng số điểm trong các bài kiểm tra viết và nói. Nhưng không chỉ riêng hai kỹ năng này mà các bài kiểm tra nghe và đọc cũng thực sự là bài kiểm tra từ vựng. Việc chuẩn bị từ vựng để bước vào kỳ thi nghe có vẻ khá khó khăn vì người học sẽ chẳng thể biết được mình cần phải chuẩn bị bao nhiêu từ vựng là đủ và người học cũng khá lo ngại về khả năng ghi nhớ của bản thân, nhưng hãy thử cách học từ vựng qua từ điển Cambridge Dictionary.
Giúp người học sử dụng từ ngữ một cách chính xác hơn, tránh được những lỗi sai trong ngôn ngữ viết cũng như trong giao tiếp.
Giúp người học sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên, linh hoạt hơn.
Từ điển nâng cao đứng đầu, kho tàng từ vựng khổng lồ lên đến hơn 200.000 từ, cụm từ và ý nghĩa với độ chính xác và tính khoa học cao, phục vụ mục đích học thuật.
Danh sách các từ đồng nghĩa, trái nghĩa và cả Idioms, Phrasal Verbs giúp người dùng hiểu sâu hơn về từ, cách sử dụng trong các ngữ cảnh riêng biệt.
Từ vựng luôn cập nhật thường xuyên, bao gồm đầy đủ phiên âm cho chuẩn Anh và Mỹ, giao diện dễ hiểu kèm các ví dụ đi theo.
Với phiên âm đầy đủ, số lượng từ đa dạng, luôn được cập nhật bổ sung, Cambridge Dictionary giúp giải thích các từ vựng một cách chi tiết, sát nghĩa nhất cho phép người học hiểu đầy đủ ý nghĩa của từ trong từng ngữ cảnh. Ngoài ra, từ điển cũng cung cấp thêm các cặp từ đồng nghĩa trái nghĩa, các idioms thường gặp có liên quan giúp mở rộng vốn từ cho người dùng.
Từ điển đa nền tảng khi có cả từ điển giấy, website và app.
Tiện lợi trong việc học tiếng Anh
Cambridge Dictionary là một từ điển học từ vựng vô cùng tiện lợi vì người học có thể học trên máy tính hoặc ngay cả trên điện thoại của mình. Người học có thể dành thời gian để học bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu.
Việc sử dụng từ điển Anh - Anh đối với người học mới bắt đầu có thể sẽ gặp một vài khó khăn, tuy nhiên, nếu biết khai thác hết tất cả các tiện ích của công cụ từ điển Cambridge Dictionary, người học sẽ nhận được kết quả thực sự rất bất ngờ, đối với cả 4 kỹ năng của bài thi IELTS.
Nhược điểm
Từ vựng giải nghĩa nâng cao, không phù hợp với người học tiếng Anh cơ bản
Tính phí khi truy cập đầy đủ trên ứng dụng
Không đủ các tính năng bổ trợ khi tra từ như “Culture”, “Word Origin”, “Language bank” hay là “Word family”. Vì vậy, khi người học muốn hiểu rõ về 1 từ vựng và muốn tìm hiểu các vấn đề liên quan đến từ đó, người học nên sử dụng từ điển Oxford Learner’s Dictionary