1. Những nguyên nhân phổ biến gây ra viêm da bong vảy
Viêm da bong vảy là tình trạng da bị rối loạn ở tầng thượng bì. Tại những vùng da bị bệnh, quá trình loại bỏ tế bào cũ và tái tạo tế bào mới diễn ra không đều.
Hóa trị có thể là yếu tố gây ra viêm da bong vảy
Việc xác định nguyên nhân gây ra bệnh da liễu này là rất khó và nhiều bệnh nhân không thể tìm ra nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như sau:
- Bệnh rối loạn miễn dịch như viêm da tiếp xúc, bệnh vảy nến, á sừng,…: Những người thuộc nhóm đối tượng này có nguy cơ mắc bệnh viêm da bong vảy cao hơn rất nhiều so với người khác.
- Sử dụng quá mức các loại thuốc bôi ngoài da: Nhiều người cho rằng, bệnh da liễu không nghiêm trọng và thậm chí không cần điều trị. Một số người khác, dù biết cần điều trị nhưng lại tự mua thuốc ngoại da và tự điều trị tại nhà. Đây là những thói quen rất nguy hiểm.
Sử dụng quá mức thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn và làm cho bệnh trở nên nặng hơn. Đặc biệt, người bệnh cần cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc corticoid, penicillin hay sulfonamide,...
- Trong quá trình điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị, da của người bệnh có thể bị ảnh hưởng trực tiếp, trở nên khô, nứt nẻ và mất độ đàn hồi. Nếu không biết cách chăm sóc da đúng cách, bệnh nhân có thể gặp phải vấn đề về da, đặc biệt là nguy cơ nhiễm trùng.
2. Cảnh báo các dấu hiệu của bệnh viêm da bong vảy
Nhận biết bệnh viêm da bong vảy không quá khó. Tuy nhiên, hiểu biết về bệnh để phân biệt với các vấn đề da khác vẫn rất quan trọng.
Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh mà không nên bỏ qua:
- Dấu hiệu trên da:
+ Da khô hơn bình thường, có thể xuất hiện mẩn đỏ. Sau một thời gian, vùng da bị bệnh sẽ xuất hiện các vùng da bong vảy. Đặc biệt, những vùng da tổn thương sâu còn có thể loét, nổi mủ, gây ngứa và đau đớn.
+ Tình trạng bong tróc da sẽ lan rộng. Sau đó, da sẽ hình thành những mảng vảy khô, từ nhỏ rồi lan rộng.
+ Có thể có các biến đổi về móng: Móng tay và móng chân dày hơn.
+ Mỗi khi vùng da tổn thương bị va đập, người bệnh cảm thấy đau rát và không thoải mái.
- Dấu hiệu toàn thân: Ngoài các biểu hiện tại chỗ, người bệnh còn có một số dấu hiệu toàn thân như sau:
+ Cảm giác ớn lạnh, sốt,… tương tự như cảm cúm. Nguyên nhân của tình trạng này là do da bong tróc nhiều và không kiểm soát được nhiệt độ.
+ Cơ thể mệt mỏi, có thể kèm theo các triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt,…
3. Bệnh viêm da bong vảy có nguy hiểm không?
Viêm da bong vảy có thể là một loại bệnh da liễu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý khác. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, nguy cơ cho người bệnh là rất lớn.
Dưới đây là một số biến chứng của bệnh:
- Suy tim, viêm phổi: Khi tình trạng bong tróc da kéo dài, có thể gây ra sự cản trở đối với việc da hấp thụ dưỡng chất cần thiết. Điều này dẫn đến sự mất nước và protein trong da, cũng như mất cân bằng điện giải. Nếu kéo dài, người bệnh có thể gặp phải những vấn đề về tim và phổi, bao gồm cả suy tim và viêm phổi.
Không điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến biến chứng
- Nhiễm trùng xương cơ, nội tạng: Da cũng là một phần của hệ thống miễn dịch. Khi da bị tổn thương, khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài sẽ giảm đi. Do đó, các bộ phận như xương, cơ cùng với các nội tạng sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Nhiễm trùng máu: Biến chứng này được xem là nguy hiểm nhất. Da bị tổn thương kết hợp với vệ sinh không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vùng da tổn thương, lẫn vào máu gây nhiễm trùng.
4. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh viêm da bong vảy?
Để ngăn ngừa bệnh viêm da bong vảy, bạn cần duy trì một lối sống lành mạnh, cụ thể như sau:
- Thường xuyên cung cấp độ ẩm cho da, đặc biệt vào thời tiết khô hanh.
- Đảm bảo vệ sinh da thường xuyên, làm sạch da và có thể mát-xa để loại bỏ tế bào chết.
- Uống đủ nước hàng ngày.
Nên đi khám sức khỏe đúng hẹn để được các bác sĩ tư vấn điều trị
- Ưu tiên bổ sung rau củ quả vào chế độ ăn để cung cấp vitamin và khoáng chất cho da.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu và thuốc lá,
- Giảm lượng dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, và chất bảo quản trong chế độ ăn uống.
- Sử dụng kem chống nắng thường xuyên để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV. Khi ra ngoài, hãy đội mũ, đeo khẩu trang, và mặc áo chống nắng.
- Tránh mặc quần áo quá chật, chất liệu không thoáng khí, và có thể gây kích ứng da,...