Đối với những người đang học tiếng Anh thì việc sử dụng từ đồng nghĩa (synonyms) một cách chính xác là một trong những kỹ năng khó cải thiện nhất. Những lý do tiêu biểu nhất cho khó khăn này bắt nguồn chưa hiểu đúng khái niệm từ đồng nghĩa là gì, cũng như là sự thiếu hiểu biết về những yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa chúng. Hai vấn đề này sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.
Từ đồng nghĩa (synonyms) là gì?
Stern (1931, p. 226) đã giải thích lý do tại sao hiện tượng này lại xảy ra. Ông cho rằng cả từ đồng nghĩa lẫn từ gốc đều ám chỉ đến chung một đối tượng, song từ đồng nghĩa lại miêu tả một khía cạnh khác của đối tượng đó.
Hơn nữa, khi truyền đạt thì người giao tiếp luôn đặt câu của mình trong một ngữ cảnh nhất định. Và đôi khi, khía cạnh được một từ đồng nghĩa miêu tả có thể không phù hợp với ngữ cảnh của câu. Nói theo cách khác: từ đồng nghĩa chỉ có thể thay thế cho từ gốc khi và chỉ khi khía cạnh mà từ đồng nghĩa miêu tả hoàn toàn phù hợp với ngữ cảnh truyền đạt của câu.
Ví dụ 1: Fong just killed 12 people.
Ngữ cảnh của câu: việc giết người nói chung, vì không rõ “people” ở đây là những người vô tội hay không. Có thể thay thế “killed” bằng “murdered” trong trường hợp này, vì khía cạnh của “murder” là miêu tả việc giết người, tức là phù hợp với ngữ cảnh câu.
Ví dụ 2: Fong just killed 12 rats.
Đối tượng của câu là “killed” – việc giết.
Ngữ cảnh của từ “killed”: việc giết động vật, ở đây là chuột. Không thể thay thế “kill” bằng “murder”, vì khía cạnh mà “murder” miêu tả không bao gồm việc giết động vật, tức là không phù hợp với ngữ cảnh của câu.
Từ đó, định nghĩa chính xác hơn về từ đồng nghĩa là những từ có sự tương đồng về nghĩa với từ gốc (Cruse 2002, as cited in Adamska-Salaciak, 2015), hay là những từ có nhiều sự tương đồng về nghĩa với từ gốc hơn là sự khác biệt (Cruse, 2004).
Phân loại các từ tương đồng ( synonyms )
Từ đồng nghĩa toàn phần và
Từ đồng nghĩa một phần.
Sau đây tác giả sẽ làm rõ hơn tính chất của hai loại từ này, cũng như là đưa ra ví dụ minh hoạ cụ thể.
Từ tương đồng toàn bộ
Những từ đồng nghĩa toàn phần được coi là những từ có thể thay thế được từ gốc trong mọi trường hợp mà không hề làm thay đổi đến nghĩa của câu (Matthews, 2014). Nói một cách khác thì những từ đồng nghĩa toàn phần là những từ có định nghĩa giống hệt như từ gốc, và giữa hai từ không hề có sự khác biệt về nghĩa nào cả.
Những từ thuộc dạng này trong tiếng Anh thì thường là những danh từ chỉ động vật, cây cỏ, hoặc hoá chất như là groundhog / woodchuck (cả hai từ dùng để chỉ loài macmot sống ở Bắc Mỹ); furze / gorse (cả hai dùng để chỉ một loại cỏ ở châu Âu) (Murphy, 2010); hoặc potassium nitrate / saltpeter (cả hai dùng để chỉ kali nitrat) (WordNet, n.d.).
Trừ những ngoại lệ đã đưa trên ra thì hầu như không tồn tại bất kỳ từ đồng nghĩa toàn phần nào khác, kể cả các từ vùng miền (Tham khảo phần 2.2 – Từ đồng nghĩa một phần). Ứng dụng của từ đồng nghĩa chủ yếu là để làm điểm tham chiếu trên thang bậc của sự đồng nghĩa, hay còn gọi là điểm so sánh cho các từ đồng nghĩa khác.
Từ tương đồng một phần
Những từ đồng nghĩa một phần chỉ có thể thay thế được cho từ gốc mà không làm thay đổi nghĩa trong một số trường hợp nhất định (Matthews, 2014). Điều kiện để từ đồng nghĩa một phần thay thế được từ gốc đã được giải thích ở mục 1: những từ đồng nghĩa một phần chỉ có thể thay thế được từ gốc chỉ khi khía cạnh được synonyms này miêu tả phù hợp với ngữ cảnh của câu.
Những ví dụ trên sẽ minh hoạ rõ định nghĩa này:
Ví dụ: từ “funny” và “comical”
Ahmed told a seriously funny joke.
Ahmed told a seriously comical joke.
Do trong ngữ cảnh này thì “funny” mang nghĩa là “buồn cười”, nên trong trường hợp trên thì từ này hoàn toàn có thể được thay bằng từ “comical” – cũng mang nghĩa là “buồn cười”.
My tummy feels a bit
My tummy feels a bit comical.
“funny” ở đây không thể được thay thế bằng “comical”. Dù cả hai từ đều mang nghĩa là “buồn cười”, nhưng theo ngữ cảnh của câu thì “funny” có thể hiểu là “cảm giác lạ lạ”, chứ không phải là “buồn cười”. Do vậy nên hai từ này không thay thế cho nhau được, vì từ “comical” chỉ mang nghĩa là “buồn cười”.
Một dẫn chứng khác là, Murphy (2010) cho rằng những từ vùng miền như là “cash” (Anh Mỹ) – “dosh” (Anh Anh) chỉ được coi là các biến thể của nhau chứ không phải là từ đồng nghĩa, cho dù chúng gần như tương đồng hoàn toàn về nghĩa. Lý do là vì những từ này thường không được sử dụng như các từ đồng nghĩa thông thường, tức là chúng thường không được người nói dùng để thay thế cho từ gốc.
Một người Mỹ đang sống ở Mỹ hầu như không bao giờ dùng từ “loo” để thay thế cho từ “bathroom”, vì họ biết rằng “loo” là một từ thường được dùng ở Anh chứ không phải ở Mỹ, và nếu họ sử dụng thì có thể dẫn đến sự không nhất quán trong loại tiếng Anh mà họ hiện sử dụng.
Yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa các từ đồng nghĩa (synonyms)
Theo Cruse (2002) và Martin (1984) thì có tổng cộng 2 nguyên nhân chính đó là:
Khác biệt về văn phong
Khác biệt về sắc thái nghĩa
Sự khác biệt về phong cách văn phong
Trong tiếng Anh thì có xuất hiện nhiều từ đồng nghĩa (synonyms) tương đương nhau về định nghĩa, nhưng lại khác biệt hoàn toàn về mức độ lịch sự và độ phù hợp trong hoàn cảnh nói.
Ví dụ 1: Dunk (=dip) the pieces of chicken in the batter mixture before frying.
Văn phong của câu nói trên mang tính nghiêm túc và lịch sự, có vẻ như là hướng dẫn nấu ăn trong một quyển sách nào đó. Do vậy nên việc sử dụng từ “dunk” – một từ mang sắc thái tự nhiên và thường dùng trong văn nói – là không phù hợp.
Đối với các chủ đề mang tính nghiêm trọng thì việc sử dụng từ đồng nghĩa (synonyms) đúng cách là yêu cầu rất quan trọng để tránh xúc phạm người khác.
Ví dụ 2: His mother just snuffed it (=passed away) recently due to a fever.
Ngữ cảnh ở đây là thông báo rằng mẹ của một người vừa qua đời vì một cơn sốt. Do đây là sự kiện đau buồn, nên được đề cập theo một cách tôn trọng. Do vậy nên sử dụng từ đường phố “snuffed it” ở đây gần như chắc chắn sẽ gây phản cảm đối với gia quyến người đã mất.
Người giao tiếp cũng nên tránh không sử dụng những từ đồng nghĩa bậy bạ trong những bối cảnh trang trọng, hoặc yêu cầu sự nghiêm túc.
Ví dụ 3: The speaker spouted nothing but pure crap (=falsehoods) throughout the debate.
Ngữ cảnh ở đây là một cuộc tranh luận lịch sự và nghiêm túc. Vì vậy nên viêc sử dụng “pure crap” ở đây sẽ bất lịch sự, và đi ngược lại với quy tắc đối xử trong cuộc tranh luận.
Ngược lại, người nói cũng có thể sử dụng từ quá hoa mỹ trong các bối cảnh thân mật, gần gũi.
Ví dụ: Thomas, can you please give Kim something to imbibe (=drink)?
Ngữ cảnh ở đây là một cuộc trò chuyện thông thường giữa những người bạn với nhau. Do vậy nên viêc sử dụng “imbibe” – một từ mang nghĩa rất trang trọng – sẽ rất bất ngờ, và có thể khiến người nghe bật cười, hoặc thậm chí là không hiểu gì cả.
Để có thể tránh vấn đề này thì khi tìm từ đồng nghĩa (synonyms), nên cân nhắc kỹ việc sử dụng những từ được gắn mác là: formal, informal, technical, literary, archaic, offensive,… Bạn đọc nên tham khảo danh sách những mác được gán cho từ tại các từ điển Anh – Anh như Oxford để tìm từ được chính xác.
Sự khác biệt trong việc biểu đạt ý nghĩa khi sử dụng các từ đồng nghĩa
Sự khác biệt dễ nhầm lẫn nhất và phức tạp nhất trong khi sử dụng từ đồng nghĩa (synonyms) trong tiếng Anh chính là sự khác biệt về nghĩa giữa các từ đồng nghĩa với nhau (Martin, 1984). Một số từ có thể có định nghĩa tương đương nhau, nhưng lại không thể thay thế cho nhau được do một số sự khác nhau ngầm về nghĩa rất khó có thể nhận ra nếu không tiếp xúc nhiều với tiếng Anh.
Martin (1984) đã liệt kê ra một vài sự khác biệt về nghĩa thường thấy nhất:
Một trong những tiêu chí phân biệt phổ biến nhất có lẽ là về mức độ/độ trầm trọng.
She suffered agonizing pain from a broken arm.
She suffered great pain from a broken arm.
Dù “agonizing” và “great” đều miêu tả mức độ lớn, nhưng từ “agonizing” thì mang tính đau nghiêm trọng đến mức quằn quại, trong khi “great” chưa diễn tả được mức độ đau kinh khủng đến vậy.
Nguyên nhân của sự khác nhau cũng có thể bắt nguồn từ sắc thái tiêu cực, tích cực giữa hai từ khác nhau.
The symptoms persisted for three days.
The symptoms persevered for three days
Hai từ ”persist” và “persevere” đều chỉ nghĩa là “tiếp tục tồn tại”, nhưng “persist” là từ thường mang sắc thái tiêu cực, trong khi “persevere” lại là từ thường dùng để khen thưởng. Trong trường hợp này thì không thể thay “persevere” được, vì từ “persist” ở đây được dùng để miêu tả một triệu chứng bệnh, tức là mang sắc thái tiêu cực.
Một số từ có thể có nghĩa quá linh hoạt hoặc quá cụ thể, và phải xem xét kỹ ngữ cảnh để có thể tìm được từ đồng nghĩa (synonyms).
I’m going to correct my mistakes!
I’m going to right my mistakes!
Cho dù “right” đúng là từ đồng nghĩa với “correct” theo nghĩa là “đúng, chính xác”, nhưng trong trường hợp này thì không phù hợp, vì “correct” ở câu thứ nhất không ám chỉ sự chính xác, mà thay vào đó thì nó mang nghĩa khác là “sửa”.
Việc ám chỉ sự tồn tại về mặt vật chất cũng là một yếu tố cần phải xem xét khi tìm kiếm từ đồng nghĩa.
The statistics fluctuated significantly.
The statistics wobbled significantly.
Cả hai từ “fluctuate” và “wobble” đều mang nghĩa là “dao động”, nhưng từ “fluctuate” chỉ được dùng cùng với những đối tượng mang tính trừu tượng như là số liệu. “Wobble” thì chỉ có thể được áp dụng việc di chuyển đi di chuyển lại của những đồ vật có tồn tại, như là búp bê Nga. Vì vậy nên trong trường hợp trên chỉ có thể sử dụng từ “fluctuate”.
Có nhiều từ trong tiếng Anh được phân biệt thông qua việc liệu nó có được chuẩn bị trước hay không.
Jane bought the ticket, and became a spectator in that football match.
Jane bought the ticket, and became an onlooker in that football match.
Hai từ “spectator” và “onlooker” đều để chỉ ‘người xem”. Tuy nhiên, nếu nói là “spectator” thì điều này có nghĩa là Jane đã chuẩn bị trước cho việc xem trận bóng, nhưng nếu nói là “onlooker” thì điều này có nghĩa là Jane chỉ xem trộm trận bóng đó thôi. Do Jane đã mua vé nên trong trường hợp này thì không thể sử dụng “onlooker”.
Nguyên nhân cũng có thể là một yếu tố quyết định sự khác biệt giữa hai từ đồng nghĩa.
Tôi thích những cuốn sách, thật đáng tiếc khi phải trả chúng lại.
Tôi thích những cuốn sách, thật đáng tiếc khi phải lấy chúng trở lại.
Dù “return” và “take (them) back” đều có nghĩa là “trả lại”, tuy nhiên lý do phía sau việc “trả lại” trong “take back” là do người nói không hài lòng với sản phẩm, trong khi “return” chỉ đơn thuần ám chỉ việc trả lại. Trong trường hợp này, người nói đã rõ ràng diễn đạt rằng họ “thích những cuốn sách”, nên “lấy chúng trở lại” không phù hợp.