Ngạn ngữ Nhật Bản có câu: “Khi gặp khó khăn, hãy nhìn vào bản thân”. Điều này làm sáng tỏ hơn về nội dung của tiêu đề tôi đặt ra. Cũng giống như nhiều lần khác, tôi tự hỏi liệu có đáng khi tôi chọn con đường của lý tưởng cá nhân mình, mà không đi theo dòng chảy chung của đám đông, phụ thuộc vào ý kiến, suy nghĩ, đánh giá và quyết định của người khác để sống. Có lẽ đó là thời gian tôi suy nghĩ rất nhiều, vì tôi đã từng cho phép mình bị người khác thao túng, khiến mất giá trị cốt lõi của bản thân. Cuối cùng, tôi chịu đựng kết quả đó, không phải là những người tác động lên tôi, mà là tôi chính mình. Họ chỉ là những người ngoài cuộc, gắn mắt vào đôi mắt của người khác, và thao túng theo ý của họ. Hoặc họ cảm thấy bất an với sự khác biệt và muốn mọi thứ giống như họ.
Thay vì chấp nhận, họ đặt sự ảnh hưởng của mình lên tư tưởng và lối sống của người khác, để tự hào về sự vượt trội của mình. Đáng khen ngợi hay tự ái, khi những người không tự quản lý bản thân lại muốn người khác không vượt trội hơn. Hay họ chỉ tự ti và muốn mọi thứ theo ý họ để hài lòng.
Đánh giá của tôi, ba điểm cần lưu ý trong vấn đề này, chủ yếu là về nguyên nhân của hiện tượng này:
1. Vì chúng ta từng bị chi phối trong tuổi thơ mà không nhận ra.
Chuyện này có thể xem như bước khởi đầu cho mọi sự sẽ xảy ra sau này. Trong 7 năm đầu của sự phát triển, sự tác động từ mọi thứ xung quanh sẽ tạo ra một biến đổi tích cực hoặc tiêu cực ngầm và biến đổi trong bản thân. Ví dụ, đưa một đứa trẻ mạnh mẽ vào một môi trường sử dụng sự giảo hoạt để tồn tại sẽ làm đối lập với bản tính của đứa trẻ đó. Thời gian sẽ biến sự ảnh hưởng không trực tiếp đó thành vũ khí tiềm ẩn có thể làm biến chất đứa trẻ, bởi vì 'gần mực thì đen, gần đèn thì sáng'. Nếu không đủ kiên nhẫn để không bị ảnh hưởng, chúng ta cũng sẽ hành động như những gì đã thấy. Nếu đặt vào bối cảnh lệ thuộc hoặc tự chủ, nó cũng có tính chất tương tự.Chúng ta sợ sự phán xét và đã từng trải qua điều này: Một người sợ sự khác biệt xung quanh vì bản thân họ cũng từng là người khác biệt, nhưng họ không kiểm soát được cuộc sống của mình. Họ muốn điều đó xảy ra trên người người khác, giống như làm ra những phiên bản khác để thỏa mãn khao khát sâu thẳm của họ. Chẳng hạn, một bậc cha mẹ muốn trở thành bác sĩ nhưng ép con trở thành giáo viên. Nếu không thực hiện được ước mơ của mình, họ áp đặt lên con mình.
Một người khi đã bắt đầu sống trong một môi trường không thuận theo bản tính tự nhiên của mình, thì rất dễ xảy ra sự xung đột trong nội tâm và bên ngoài.Chúng ta không còn cách nào khác ngoài việc chấp nhận và tuân theo: Vạn sự không mong muốn, nhưng vẫn phải làm. Mỗi người đều có hoài bão, nhưng vì những nguyên nhân bất đắc dĩ, họ phải chấp nhận số phận và tuân theo.
Điều này có thể là sự phấn đấu và rèn luyện nếu dẫn đến kết quả tích cực, nhưng nếu dẫn đến hệ quả tiêu cực, nó trở thành một con dao đâm vào người.
Khi nghĩ đến vấn đề này, nhiều người sẽ cho rằng nhận định này là chủ quan, hoặc không phản ánh đúng ý kiến của họ. Tuy nhiên, bài viết này chỉ là quan điểm cá nhân, không thể diễn tả hết mọi điều được coi là đúng trên thế giới này. Vì vậy, khi đọc về những suy nghĩ của tôi, hãy xem xét như là một lời nhận xét thông thường, đừng đặt nặng vấn đề hoặc coi đó là bài học. Vì cuối cùng, mỗi người có một quan điểm riêng, và tôi không muốn ép buộc ai phải theo cách sống và tư duy của tôi, vì điều đó sẽ làm cho những suy nghĩ của tôi trở nên rối loạn. Đơn giản là, mỗi người đều xứng đáng được sống theo cách họ muốn, và điều đó đã đủ cho một cuộc sống. Phải không?
Tác giả: Phương Vũ