Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, mỗi người có một kiểu nhận thức khác nhau, một cách suy nghĩ khác nhau, và tương ứng với đó là các cách học ngôn ngữ phù hợp (Oxford, 1990). Loạt bài viết “Từ nhận thức của mỗi người đi đến lựa chọn cách học ngoại ngữ hiệu quả” sẽ giúp người đọc hiểu được bản thân thuộc kiểu nhận thức gì, và từ đó đưa ra các gợi ý về cách học ngoại ngữ phù hợp nhất với từng kiểu nhận thức, thông qua các ví dụ cụ thể trong bài thi IELTS. Tiếp nối và để kết thúc series, bài viết này sẽ phân tích khía cạnh cuối cùng trong 6 khía cạnh của nhận thức: Tốc độ xử lý thông tin.
Xem lại các phần trước:
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Key Takeaways
Kiểu nhận thức (cognitive styles): cấu trúc tâm lý quyết định cách mỗi người thường sắp xếp và xử lý thông tin. Có 6 yếu tố cấu thành nên kiểu nhận thức của mỗi người, mỗi yếu tố gồm 2 nhóm đối lập.
Chiến thuật học (learning strategies): các hành động, kế hoạch, thói quen cụ thể mà người học lựa chọn một cách có chủ ý để tiếp nhận, lưu trữ và sử dụng thông tin hiệu quả và dễ dàng hơn.
Mỗi kiểu nhận thức sẽ có các cách học ngoại ngữ hiệu quả phù hợp tương ứng. Ví dụ, Tốc độ xử lý thông tin gồm 2 nhóm là Nhanh và Chậm (Impulsive and Reflective).
Những người xử lý thông tin Nhanh thường phản ứng và nói rất nhanh, dễ mất tập trung và lỗi sai. Mặt khác, những người xử lý thông tin Chậm sẽ thường tiếp nhận thông tin một cách cẩn trọng, chậm rãi, với độ chính xác cao.
Cách học phù hợp cho những người xử lý thông tin Nhanh bao gồm: luyện tập giao tiếp, xem phim bằng tiếng Anh, bấm giờ khi luyện nói... Cách học phù hợp cho những người xử lý thông tin Chậm bao gồm: học một số dàn ý/ mẫu câu mở bài/câu giờ, luyện tập speed-reading.
Tốc độ xử lý thông tin: Nhanh hoặc Chậm (Hấp tấp vs. Suy ngẫm)
Phần tiếp theo sẽ giới thiệu các đặc điểm nổi bật của 2 nhóm xử lý thông tin Nhanh và Chậm để người đọc nhận biết kiểu tiếp cận quy tắc ngôn ngữ của chính bản thân, từ đó chọn các cách học ngoại ngữ hiệu quả.
Phân chia loại
Tốc độ xử lý thông tin Nhanh hơn (Impulsive)
Những người xử lý thông tin Nhanh thường phản ứng và nói rất nhanh, thường trước khi có thể thấu đáo nắm bắt tình huống. Họ phán đoán nhanh và cũng đồng thời thích đoán đáp án, hay tin vào trực giác. Những người thuộc nhóm này không quá sợ sai nhưng thường sợ bị đánh giá là kém nếu đưa ra câu trả lời chậm, đề cao tốc độ hơn là sự chính xác.
Trong quá trình học ngoại ngữ, điểm mạnh là họ thường nghĩ nhanh và khai triển ý nhanh, một điều đặc biệt có lợi trong bài thi IELTS Speaking. Tuy nhiên, điểm yếu của họ là dễ mất tập trung, thường mắc các lỗi vặt do ẩu (như sai chính tả). Cụ thể hơn, khi thi nói, tốc độ nói quá nhanh có thể ảnh hưởng đến độ chính xác cũng như tâm lý của người nói. Các học viên ở nhóm này khi thi Speaking có xu hướng mắc các lỗi như phát âm không rõ, chia động từ sai...Việc nói nhanh cũng khiến thí sinh lo lắng, dễ cuống, gây vấp, lặp hay thậm chí là hoảng loạn.
Tốc độ xử lý thông tin Chậm hơn (Reflective)
Mặt khác, những người xử lý thông tin Chậm sẽ thường tiếp nhận thông tin một cách cẩn trọng, chậm rãi, với độ chính xác cao. Họ đưa ra các quyết định, đáp án một các hệ thống, cẩn trọng, sau khi đã kiểm tra kĩ càng. Những người thuộc nhóm này thường cầu toàn, sợ sai, làm việc theo tư duy “chậm mà chắc”.
Trong quá trình học ngoại ngữ, những người thuộc nhóm này luôn cố gắng suy nghĩ kĩ trước khi đưa ra câu trả lời/nộp bài. Điều này sẽ giúp họ tránh mắc phải các lỗi sai vụn vặt do bất cẩn, nhưng cũng đồng thời tăng thời gian trả lời, có thể dẫn đến việc không đủ thời gian làm bài. Đây sẽ là một bất lợi khi làm các phần thi cần sự ứng tác nhanh như IELTS Speaking.
Phần tiếp theo của bài viết sẽ gợi ý một số cách học ngoại ngữ được các nghiên cứu chứng minh là phù hợp và hiệu quả nhất với từng kiểu xử lý thông tin, cụ thể là trong quá trình học ngoại ngữ.
Phương pháp học ngôn ngữ ngoại hiệu quả với từng loại
Đối với những người xử lý thông tin Nhanh hơn
Để có thể xử lý và lưu trữ thông tin nhanh, những người thuộc nhóm này nên dùng các cách ghi nhớ như gộp nhóm các thông tin liên quan và sử dụng hình ảnh.
Bên cạnh đó, theo như nghiên cứu của Shi (2011), những người thuộc nhóm này nên luyện tập bằng cách đối thoại bằng tiếng Anh hoặc xem phim, xem các chương trình Anh ngữ để quen với việc phải xử lý thông tin nhanh và liên tục.
Cụ thể hơn, trong phần thi Speaking, để cải thiện các vấn đề gây ra bởi sự vội vàng hấp tấp, những người xử lý thông tin Nhanh đồng thời cần sử dụng các chiến lược đối phó như đoán nghĩa, sử dụng ngôn ngữ cơ thể, paraphrase để giữ cho mạch nói được liền mạch. Việc tự nhắc bản thân nói chậm lại, qua việc ghi âm và theo dõi tốc độ nói, cũng là một cách luyện tập tốt để người học kiểm soát được tốc độ nói, tránh việc cuống, vấp, ảnh hưởng đến điểm Fluency (Trôi chảy) - 1 trong 4 tiêu chí đánh giá điểm Speaking. Bên cạnh đó, những người thuộc nhóm này cũng cần luyện tập thói quen kiểm tra lại 1 lượt các đáp án ở trong các phần thi còn lại để tránh các lỗi sai không đáng có do bất cẩn.
Ngoài ra, vì việc mắc lỗi sai là rất phổ biến với nhóm này, những người xử lý thông tin Nhanh cũng nên áp dụng chiến lược giảm căng thẳng khi mắc lỗi, thuộc nhóm Nhóm chiến lược kiểm soát tình cảm/cảm xúc (affective strategies). Cụ thể, người học nên tự giác nhờ người khác sửa lỗi sai cho mình, luyện tập sử dụng tiếng Anh với bạn bè thân quen.
Đối với giáo viên, việc đưa ra các phần thưởng cho người làm bài đúng và nhanh nhất cũng sẽ rất hiệu quả, tạo động lực lớn trong quá trình giảng dạy nhóm này.
Đối với những người xử lý thông tin Chậm hơn
Khác những người xử lý thông tin Nhanh, nhóm này rất quan tâm đến độ chính xác của câu trả lời họ đưa ra. Họ ít mắc lỗi sai hơn, đặc biệt là trong quá trình đọc và nói. Tuy nhiên, trong môi trường thi cử có giới hạn thời gian, những người xử lý thông tin Chậm có thể sẽ không kịp hoàn thành phần thi đọc và viết, hoặc ngập ngừng, ậm ừ khi làm bài thi nói.
Để khắc phục các vấn đề này, người học nên áp dụng các chiến lược nhận thức như skimming (đọc lướt), speed-reading (đọc siêu tốc độ) khi làm bài thi IELTS Reading, cụ thể:
Use your index finger to trace the words
Skimming: focus only on important phrases, underline/highlight keywords while reading
Ignore introductory ideas and go straight to the main point, pay attention to adverbs (signal words) and transitional sentences, especially the first sentences of paragraphs.
Practice reading using 2 techniques:
Push-down: Read the same passage and try to read faster each time
Push-up: Read a new passage, but on the same topic, read it faster than the previous one.
Additionally, the technique of 'buying time', adding filler sentences when doing Speaking tests will also help overcome hesitation and pauses. To fill in the gaps while thinking, especially in parts 1 and 3 of the test, the speaker can 'buy time' by repeating or modifying the question, or adding a comment about that question. For example:
Frankly speaking, I’m not an authority on this issue. So, I’m not familiar with all the advantages/disadvantages of (topic). But from my perspective, … (answer)
This is quite an intriguing query. Honestly, I haven’t pondered over this earlier. However, spontaneously, I’d opine that…. (answer)