Cảm xúc con người là một trong những chủ đề phổ biến trong kỳ thi IELTS Speaking. Ngoài ra, các từ vựng và collocations thuộc chủ đề này cũng có thể được sử dụng rộng rãi ở các chủ đề khác vì yếu tố con người thường là nền tảng để người học phát triển ý tưởng. Bài viết này sẽ cung cấp một số từ vựng và collocation theo chủ đề Feelings trong IELTS Speaking bao gồm những tình huống khác nhau mà các từ vựng này được áp dụng, nhằm giúp người đọc có thể hình dung và sử dụng được các từ vựng trong thời gian ngắn để có cách trả lời IELTS Speaking đạt điểm cao.
Một số lưu ý về Collocations theo chủ đề
Collocations là gì?
Collocations là sự kết hợp từ thành cụm từ một cách tự nhiên của người bản xứ. Những cụm từ này có thể không tạo nên ý nghĩa tự nhiên nữa khi được dịch sang một ngôn ngữ khác. Việc hiểu biết về các sự kết hợp từ này giúp người học diễn đạt tiếng Anh một cách tự nhiên hơn.
Các loại từ kết hợp với Collocations:
Sự kết hợp giữa các tính từ và danh từ: VD: a quick glance, not a fast glance
Sự kết hợp giữa trạng từ và tính từ: VD: utterly ridiculous
Sự kết hợp giữa trạng từ và động từ: VD: strongly oppose/object
Sự kết hợp giữa động từ và danh từ: VD: make a living
Từ vựng và Collocation theo chủ đề Feelings trong IELTS Speaking
Kìm nén, che giấu cảm xúc
Trong tiếng Anh, có rất nhiều động từ được kết hợp với cảm xúc “emotions”; “feelings” để diễn đạt ý “kìm nén, che giấu” cảm xúc. Hầu hết những cảm xúc mà con người cần che giấu là các cảm xúc mạnh, tiêu cực như: lo lắng: anxiety, worry; tức giận: anger; đố kị: jealousy. Người học có thể học IELTS Speaking theo chủ đề cảm xúc với những từ phổ biến sau đây:
To bottle up:
Theo từ điển Cambridge, to bottle up something có nghĩa “to refuse to talk about something that angers or worries you”, dịch: từ chối nói đến điều khiến bạn tức giận hay lo lắng.
Một số collocations theo chủ đề cảm xúc cho cụm từ bottle up:
Cụm động từ này thường được kết hợp với các cảm xúc tiêu cực như: anger, sự tức giận, anxiety, dịch: sự lo lắng, hoặc chính từ “emotions”, “feelings” cảm xúc.
Đây là một cụm động từ hình tượng, lấy hình ảnh đóng nút lọ để tượng trưng cho việc cảm xúc bị cất giữ, không được thể hiện ra bên ngoài.
Một số ví dụ:
I tried to bottle up my feelings in order not to make my family worried, dịch: “Tôi cố gắng che giấu cảm xúc của mình để không làm gia đình lo lắng
She has to bottle up her anger against her boss, dịch: “Cô ấy phải nén cơn giận của mình đối với sếp của cô ấy”
Bottling up emotions is considered to have detrimental effects on one’s own mental health, dịch: “Kìm nén cảm xúc được xem là có hại cho sức khỏe tinh thần của một người”.
To repress/suppress:
Theo từ điển Cambridge, “repress” có nghĩa: “to not allow something, especially feelings, to be expressed”, dịch: “không cho phép điều gì, nhất là cảm xúc, được thể hiện ra”. “Repress” là từ đồng nghĩa của “Hide”. Người học có thể nhớ từ tốt hơn này bằng cách chia nhỏ từ ra là thành các phần tử gồm: “re”, “again” (lại); và “press” (ấn). Như vậy, nghĩa “kìm nén cảm xúc” được sinh ra từ hình ảnh một người “ấn cảm xúc của mình trở lại”. Từ này cũng có chung phần tử “press” với “pressure” (áp lực), như vậy người học có thể hiểu việc kìm nén cảm xúc có thể vô hình tạo nên một áp lực nào đó cho cơ thể.
“Suppress” có nghĩa tương đồng với “repress” và cũng được sử dụng để diễn tả việc kìm nén cảm xúc. Từ này gồm hai phần tử “sup hay sub” (bên dưới) và “press” (ấn, nén).
Một số collocations về cảm xúc cho từ Repress/Supress:
Repress/suppress sb’s emotions/feelings: Kìm nén cảm xúc của ai
Repress/Supress sb’s anger/annoyance/resentment: Kìm chế cơn giận dữ/sự buồn bực/sự oán giận
Repress/Suppress a desire to do something: Kìm chế cảm giác muốn làm gì
Ví dụ:
Never try to repress your sense of satisfaction over your own achievements just to appear modest to others, (dịch: Đừng bao giờ kìm nén cảm giác thỏa mãn đối với thành tích của bản thân chỉ vì muốn thể hình mình khiêm tốn trước mặt người khác)
He couldn’t suppress his anger when he found out that his girlfriend had been cheating on him (Anh ta không thể kìm nén cơn giận dữ của mình khi phát hiện người bạn gái đã phản bội mình)
I couldn’t repress a sudden desire to cry when I heard my name being announced as the first-prize winner of the competition. (Tôi đã không kiềm được cảm giác muốn khóc khi nghe tên của mình được tuyên bố giành giải nhất trong cuộc thi)
To internalize
“Internalize” cũng là một từ mang nghĩa chôn giấu cảm xúc vào bên trong. Theo từ điển Cambridge, “internalize” được định nghĩa: “If you internalize your emotions or feelings, you do not allow them to show although you think about them”, dịch: “Nếu bạn internalize cảm xúc hay cảm nhận của mình, bạn không cho phép chúng được thể hiện ra dù rằng bạn nghĩ về chúng”. Từ vựng này không chỉ được sử dụng cho cảm xúc, mà còn có thể cho suy nghĩ, ý tưởng.
“Internalize” là từ chuyên ngành của lĩnh vực tâm lý học. Người học có thể chia nhỏ từ thành hai phần gốc từ là “Internal” (thuộc về bên trong) và “-ize: hóa, chuyển hóa” để dễ hình dung và nhớ nghĩa của từ.
Một số collocations về cảm xúc cho từ “Internalize”
Internalize one’s anxiety/distress: Kiềm nén sự lo âu, buồn phiền
Internalize one’s jealousy: Kiềm nén sự đố kị
Internalize one’s sorrow/negative thinking: Che giấu đi sự buồn bã, suy nghĩ tiêu cực
Ví dụ:
Many employees nowadays tend to internalize their jealousy over their colleagues’ achievements, dịch: Nhiều nhân viên ngày nay có xu hướng giấu đi sự đố kị với thành tích của đồng nghiệp của mình”
People who internalize their sorrow and negative thinking for a long time are more likely to develop depression, dịch: Những người cất giữ sự buồn phiền và suy nghĩ tiêu cực trong thời gian dài nhiều khả năng sẽ mắc bệnh trầm cảm.
Biểu lộ cảm xúc
To show/express/display + [an emotion, feeling]
Các động từ “show, express, và display” thường được người bản ngữ kết hợp với các trạng thái cảm xúc khác nhau (tích cực lẫn tiêu cực) để diễn tả việc thể hiện cảm xúc.
Trong khi “show” thuộc lớp từ vựng cơ bản (A1), “express” và “display” được xếp vào lớp từ vựng thuộc trình độ B2 và B1 theo hệ thống đánh giá của Cambridge. Trong thực tế, từ “display” kém phổ biến hơn trong văn nói thông thường so với “express” và “show” khi được sử dụng để diễn đạt ý “bày tỏ cảm xúc”.
Hình minh họa dưới đây cho thấy độ phổ biến của sự kết hợp của 3 từ này lần lượt với từ “anxiety” (lo âu), sử dụng thuật toán thống kê của google
Vì vậy, người học cần cân nhắc chỉ sử dụng “display” cho các tình huống mang tính học thuật hoặc bàn luận chuyên sâu.
Một số collocations của các từ show/express/display. Cả 3 từ này đều có thể thể đi với nhiều cảm xúc khác nhau, cả tích cực lẫn tiêu cực:
Show/Express/Display great:
anxiety: sự lo lắng
joy: niềm hân hoan
happiness: niềm hạnh phúc
fear: nỗi sợ hãi
jealousy: sự đố kỵ
excitement: sự hào hứng
interest: sự tò mò
Ví dụ:
The subjects who are under the effect of the drug display more anxiety than those who are administered a placebo instead, (dịch: Các đối tượng chịu ảnh hưởng của loại thuốc này biểu lộ sự lo âu nhiều hơn những người được cung cấp giả dược)
Alice expressed great anxiety as she went into labour, (dịch: Alice thể hiện sự lo lắng tột độ khi cô ấy chuẩn bị vào phòng sinh.)
His face showed a lot of anxiety (dịch: Gương mặt anh ấy thể hiện rất nhiều sự lo lắng.)
To give vent to / To vent + strong emotions
“Vent” danh từ có nghĩa đen là lỗ thông hơi, dịch: nơi để không khí và mùi khó chịu có thể thoát ra ngoài từ một không gian kín. Từ hình ảnh này, người bản ngữ có thể sử dụng “vent” để chỉ việc “xả” những cảm xúc tiêu cực ra ngoài, việc này đôi khi có thể gây khó chịu cho người khác.
“Vent” cũng có thể được sử đụng như một động từ. “To vent + strong emotions: anger,frustration,rage + on/to somebody” thường được sử dụng để diễn tả việc giải tỏa những cảm xúc tiêu cực như tức giận, cáu bẳn lên ai khác. Động từ này thường đi với giới từ “on” hoặc “to”.
Một số collocations của động từ “To vent/give vent to”:
To vent one’s anger: xả cơn tức giận
To vent one’s frustration: xả cơn phẫn nộ
To vent one’s rage: xả cơn thịnh nộ
Ví dụ:
It’s good for your mental health to ocassionally vent your distress on somebody, (dịch: Việc thỉnh thoảng xả những muộn phiền lên ai đó thì tốt cho sức khỏe tinh thần của bạn)
A good friend will listen to you when you try to give vent to your feelings, (dịch: Một người bạn tốt sẽ lắng nghe bạn khi bạn cần tâm sự nỗi lòng của mình)
Don’t keep it to yourself, vent it to me!, (dịch: Đừng giữ khư khư điều đó một mình, hãy trút nó lên tôi đi!)
Một số collocations theo chủ đề khác
A fit of jealousy/rage
Cụm từ “a fit of” thường đi kèm với các cảm xúc tiêu cực như “jealousy (ghen tuông, đố kỵ)”, “anger (giận dữ)” để tạo ra nghĩa “cơn ghen, cơn giận dữ”
Ví dụ:
He broke everything in a fit of rage (dịch: Anh ấy đập vỡ mọi thứ trong cơn giận dữ)
She broke his car in a fit of jealousy (dịch: Cô ấy đập vỡ xe anh ta trong cơn ghen)
To be worried sick/ to be sick with worry
Để nhấn mạnh cảm giác lo lắng, người bản ngữ thường sử dụng “to be worried sick” hay “to be sick with worry” với nghĩa “lo lắng đến phát bệnh”
Ví dụ:
My mom’s always worried sick every time I get home late (dịch: Mẹ tôi lúc nào cũng lo đến phát bệnh mỗi khi tôi về nhà muộn)
I was sick with worry waiting for my test results (dịch: Tôi lo lắng đến phát bệnh khi đợi kết quả kiểm tra của mình)
A sense of
Cụm từ “a sense of” có thể được đi kèm với nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau. Điển hình gồm có “achievement (thành tích)”, “purpose (mục đích)”, “relief (cảm giác nhẹ nhõm)”, “happiness (hạnh phúc)”, “excitement (hứng khởi)”
Người học có thể đa dạng hóa cách diễn đạt của mình bằng việc chuyển đổi giữa tính từ miêu tả cảm xúc với cụm từ “a sense of + dạng danh từ của tính từ miêu tả cảm xúc”
Cấu trúc chuyển đổi:
It is + (tính từ miêu tả cảm xúc)
It gives me a sense of + (dạng danh từ của cảm xúc tương ứng)
Ví dụ:
Traveling to many different places makes me very happy, dịch: Việc đi du lịch đến nhiều nơi khác nhau khiến tôi rất vui
Đổi thành “Traveling to many different places gives me a great sense of happiness”It is exciting to embark on such a long journey, dịch: Thật hào hứng khi thực hiện chuyến hành trình dài như vậy
Đổi thành “Embarking on such a logn journey gives me a great sense of excitement”
To breathe a sigh of relief (Thở phào nhẹ nhõm)
Cụm từ này được người bản ngữ sử dụng để diễn tả cảm xúc nhẹ nhõm khi một việc khó khăn, sự lo lắng cuối cùng cũng qua đi.
Ví dụ:
I breathed a sigh of relief knowing that I had passed the final exam, dịch: Tôi thở phào nhẹ nhõm khi biết rằng mình đã vượt qua khi thi cuối khóa
Jane breathed a sigh of relief when she saw her husband return from the long journey safe and sound, dịch: Jane thở phào nhẹ nhõm khi cô ấy thấy chồng mình trở về từ chuyến đi dài bình yên vô sự
A shiver down sb’s spine (rùng mình)
Cụm từ này thường được người bản ngữ sử dụng để diễn tả bản thân khi trải qua cảm xúc mạnh mẽ như vui mừng hay sợ hãi.
Có hai động từ là “to feel” và “to send” thường được người bản xứ kết hợp với cụm danh từ:
To experience a shudder down someone's spine: cảm nhận được một cơn rùng mình dọc theo lưng ai đó
To cause a shudder down someone's spine: gây ra cảm giác rùng mình dọc theo lưng của ai đó
Ví dụ:
A shiver ran down my spine as I listened to the orchestra play, dịch: “Một cơn rùng mình lan tỏa trong tôi khi nghe dàn nhạc biểu diễn”
Watching this horror film genuinely caused a shiver down my spine, dịch: Xem bộ phim kinh dị này thực sự khiến tôi cảm thấy rùng mình dọc theo xương sống