Key takeaways |
---|
|
Cơ chế ghi nhớ từ vựng của não bộ
Encoding (Tiếp nhận).
Storage (Sự lưu trữ).
Retrieval (Sự nhắc lại).
Encoding
Trong đó, quá trình tiếp nhận thông tin lại gồm 3 mức độ:
Shallow level: ghi nhớ hình dáng của từ.
Intermediate level: ghi nhớ âm thanh của từ.
Deep level: ghi nhớ nghĩa của từ.
Mức độ càng cao thì việc ghi nhớ sẽ càng lâu.
Storage
Sau khi tiếp nhận, thông tin được lưu trữ trong não bộ bởi hai yếu tố:
Meaning (Ý nghĩa của từ vựng): từ vựng được ghi nhớ bằng ý nghĩa và những mối liên quan khác của nó. Khi ấy, những kiến thức được liên kết với nhau và tạo thành Schema (một mạng lưới kiến thức được kết nối bởi 1 hoặc nhiều điểm tương đồng).
Frequency of access (Tần suất từ vựng được sử dụng): Tần suất từ vựng được sử dụng càng nhiều thì từ vựng sẽ được ghi nhớ càng sâu sắc.
Vì thế, cách ghi nhớ từ vựng cũng được chia làm hai cách:
Easy level (Mức độ dễ): Lặp đi lặp lại liên tục.
Effortful level (Mức độ cao): Hiểu rõ ý nghĩa của từ và đặt nó trong mối quan hệ với những kiến thức đã học.
Retrieval
Cuối cùng, quá trình nhắc lại của não bộ có thể được tiếp cận nhờ hai cơ chế:
Recognition (Sự nhận diện): Dùng những gợi ý liên quan để nhớ lại từ vựng đã học.
Recall (Sự tự nhắc lại): Tự nhớ lại từ vựng mà không có gợi ý
(Weiten, Mccann and Holder, 2019)
Why do we forget the vocabulary we've learned?
Time (Thời gian): Do yếu tố thời gian đã trôi qua quá lâu mà không có sự sử dụng.
Competing information (Dựa trên Interference theory - John A. Bergstrom): Giả thuyết này chứng minh rằng khi quá nhiều từ vựng tương đồng được ghi nhớ và bắt đầu chồng chéo lên nhau thì chúng sẽ dần thay thế nhau và bị loại bỏ bớt khỏi não bộ chúng ta. (
Ví dụ: Khi chúng ta cố ghi nhớ nhiều từ đồng nghĩa cùng một lúc).
Failure in encoding (Stuck at shallow level): Từ vựng chỉ được scan qua một vài lần và dẫn đến short-term memory (trí nhớ ngắn hạn) dưới dạng chữ viết của từ và không được ghi nhận bởi não bộ ở những mức độ sâu hơn.
Failure in retrieval (lack of relevant cues): Không thể nhớ được từ vựng do thiếu các thông tin liên quan gợi ý. Đây cũng là lí do tại sao khi học từ vựng cần phải đặt vào các ngữ cảnh nhất định.
Từ đó, chúng ta có thể rút ra được hai cách học từ vựng hiệu quả:
Tăng tần suất tiếp xúc (Frequency of repetition).
Ghi nhớ theo nhóm từ liên quan (Semantic network) (Mengyu et al., 2006).
Phương pháp học từ vựng được xem là hiệu quả khi kết hợp được cả hai phương pháp trên.
Learning vocabulary through semantic network
1. Learning vocabulary by topic groups
Người học có thể học một nhóm các từ vựng cùng chủ đề như Sports, Family, Accommodation, … Phương pháp này sẽ giúp người học dễ dàng nhớ lại các từ cùng chủ đề trong quá trình giao tiếp hơn.
Ví dụ: Khi được hỏi về chủ đề Family, não bộ của chúng ta sẽ có thể lập tức nhớ lại một loạt từ trong nhóm chủ đề này, tiết kiệm thời gian suy nghĩ trong quá trình giao tiếp.
2. Learning vocabulary by groups of synonyms and antonyms
Ở phương pháp này, người học sẽ tìm ra các nhóm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với nhau. Cách học này có thể giúp người học có một vốn từ vựng rộng và đa dạng hơn. Đặc biệt trong quá trình làm bài thi Speaking và Writing, việc hiểu biết nhiều từ vựng có thể thay thế cho nhau sẽ giúp người học paraphrase dễ dàng hơn và có cơ hội nâng band điểm của mình. Ngoài ra, việc học theo nhóm từ đồng nghĩa hoặc tương đồng cũng giúp người học nhìn ra sự khác biệt giữa các từ tương đồng với nhau.
Một số từ vựng khi được dịch sang tiếng Việt thường có nghĩa giống nhau, tuy nhiên trong tiếng anh, chúng lại được sử dụng giới hạn trong một số ngữ cảnh rộng hẹp khác nhau. Vì thế, một lưu ý quan trọng đối với phương pháp học này đó là người học cần tìm hiểu kĩ về sự khác nhau giữa các từ đồng nghĩa để dùng trong tình huống phù hợp. Người học có thể tham khảo định nghĩa trên những nguồn uy tín như: Cambridge Dictionary, Thesaurus, …
3. Learning vocabulary by word types
Trong quá trình giao tiếp hoặc sử dụng tiếng Anh, chúng ta đôi khi gặp khó khăn trong việc tìm dạng từ khác nhau của một từ vựng nhất định. (Ví dụ: Danh từ của từ demolish là gì ?)
Việc nhận biết được các dạng khác nhau của một từ có thể giúp người học nâng độ đa dạng trong cách diễn đạt, phục vụ cho quá trình paraphrase tốt hơn (Mengyu et al., 2006). Vì thế, các bạn học có thể tạo thói quen khi gặp một từ mới, hãy học các dạng khác của từ vựng đó nữa nhé.
Learning vocabulary by frequency of repetition
1. Active Recall & Spaced Repetition
Active Recall là một lý thuyết phát triển bởi Hermann Ebbinghaus cho rằng khi chúng ta học một kiến thức mới, não bộ chúng ta đã ghi nhớ mẩu kiến thức này, tuy nhiên sau một thời gian không sử dụng sẽ dễ dẫn đến việc chúng ta không thể recall được nó. Chính vì thế, chúng ta cần phải CHỦ ĐỘNG luyện cho não bộ mình kỹ năng ghi nhớ và nhắc lại kiến thức khi cần thiết.
Điều quan trọng nhất đối với phương pháp này chính là nằm ở chữ chủ động. Chúng ta thường có xu hướng học thuộc bằng cách đọc lại. Ví dụ như, người học có xu hướng học thuộc từ vựng bằng cách ngồi đọc lại một danh sách từ đã ghi trước đó và nhẩm lại chúng. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là một phương pháp học kém hiệu quả và thường chỉ lưu kiến thức dưới dạng trí nhớ ngắn hạn. Ngược lại, khi ghi nhớ một cách chủ động, người học phải thử thách bản thân, tự nhớ lại từ vựng dựa trên một số ít gợi ý liên quan (Ebbinghaus, 1885).
Spaced Repetition được tạo ra dựa trên lý thuyết về The forgetting curve (Đường cong lãng quên). Đường cong này sẽ chỉ ra mức độ ghi nhớ của não bộ đối với kiến thức sau một thời gian học. Khi mới học, não bộ có thể ghi nhớ thông tin ngay lập tức tuy nhiên vì kiến thức vẫn được lưu dưới dạng trí nhớ ngắn hạn. Kiến thức này vì thế sẽ rơi rụng dần theo thời gian (Wittman, 2018).
Spaced Repetition chỉ ra thời điểm thích hợp để ta ôn lại từ vựng sau khi đã học. Ngay khi não bộ bắt đầu quên một điều gì đó, ta sẽ bắt đầu nhắc lại những kiến thức ấy. Phương pháp này cũng giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và không cần phải liên tục học một từ vựng mới hằng ngày (Pham et al., 2016).
(Nguồn: https://barnard.edu/studying-memory-comprehension)
Vậy làm sao để vận dụng hai phương pháp này trong quá trình học từ vựng ?
Một trong những cách phổ biến nhất sử dụng Active Recall và Spaced Repeition chính là dùng Flashcard. Flashcard có thể được làm thủ công bằng tay hoặc đánh máy. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng việc viết tay sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Những chiếc thẻ sẽ có một mặt ghi kiến thức và từ vựng mới và bên còn lại ghi giải thích, ví dụ, khái niệm. Sau đó, người học sẽ ôn lại những từ vựng này một cách cách quãng, những phần nào hay quên thì mình sẽ ôn lặp lại phần đó nhiều hơn. Càng ôn lặp lại nhiều lần một từ vựng thì khoảng cách giữa lần ôn tiếp theo càng dài (Pham et al., 2016).
Ngoài ra, các bạn cũng có thể thực hiện việc Active Recall này với Mindmap (Sơ đồ tư duy) dành cho những từ vựng có mối liên hệ với nhau. Tương tự như việc sử dụng Flashcard, điểm mấu chốt của Active Recall chính là tự mình nhớ lại từ vựng đó thay vì đọc chúng. Nên các bạn cũng lưu ý điều này khi sử dụng Mindmap nhé !
2. Increasing usage time and practical application
Kể cả khi chúng ta đã hoàn toàn nhớ một từ, việc không sử dụng từ này trong thực tiễn cũng dễ khiến chúng ta bỏ quên chúng khi giao tiếp. Vì thế, đối với từ vựng mới, hãy cố gắng tạo cho mình cơ hội để đưa những từ này vào trong ngữ cảnh thực tế để sử dụng. Kể cả khi không có một người bạn đồng hành cùng mình trong việc ôn tập, mọi người hoàn toàn có thể luyện tập sử dụng tiếng anh một mình.
Ví dụ, các bạn có thể đi tìm những câu hỏi liên quan đến nhóm những từ vựng này, hoặc tự mình đặt câu hỏi, sau đó tự mình trả lời chúng. Quá trình này sẽ tạo cho mọi người cơ hội được sử dụng từ vựng một cách tự nhiên và hiệu quả, cũng như cải thiện những khía cạnh khác trong Speaking như phát âm, ngữ điệu, ngữ pháp và cả phát triển ý tưởng.
3. Increase exposure to English passively
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sống trong môi trường bản xứ có thể giúp một người học ngoại ngữ đó nhanh hơn đáng kể so với một người học tại trường lớp ở một khu vực khác không có native speakers.
Áp dụng điều này vào quá trình học từ vựng, khi chúng ta không phải lúc nào cũng có cơ hội tiếp xúc với người bản xứ, đó chính là sử dụng phim ảnh, podcast, … trở thành phương tiện giúp chúng ta được tiếp xúc với tiếng anh bản xứ một cách thường xuyên hơn. Những bài nghe và đọc học thuật thường dễ khiến chúng ta cảm thấy chán nản việc học tiếng anh. Nhưng sự thật là mọi người không nhất thiết phải học tiếng anh qua những phương tiện này. Hãy chọn bất kỳ chủ đề, nội dung và loại hình giải trí nào mà mọi người có hứng thú và tìm hiểu về chúng bằng tiếng anh.
Conclusion
Depending on each individual's purpose, you can choose for yourself the methods that you think are suitable for you. Wish you all an interesting, effective, and successful journey in conquering English!
References
Ebbinghaus, H. (1885). Memory: A contribution to experimental psychology. Annals of Neurosciences, 20(4). doi: https://doi.org/10.5214/ans.0972.7531.200408.
Mengyu, L., Hu Daiping, Zongming, L. and Lei Aizhong (2006). Study on a Vocabulary Learning System Based on Semantic Network. 2006 IEEE International Conference on Service Operations and Logistics, and Informatics. doi: https://doi.org/10.1109/soli.2006.328888.
Pham, X.-L., Chen, G.-D., Nguyen, T.-H. and Hwang, W.-Y. (2016). Card-based design combined with spaced repetition: A new interface for displaying learning elements and improving active recall. Computers & Education, [online] 98, pp.142–156. doi: https://doi.org/10.1016/j.compedu.2016.03.014.
Weiten, W., Mccann, D. and Holder, M.D. (2019). Psychology : Themes & Variations. 10th ed. Toronto: Nelson.
Wittman, J. (2018). The Forgetting Curve. [online] Available at: https://www.csustan.edu/sites/default/files/groups/Writing Program/forgetting_curve.pdf.