
Việc học và tích lũy từ vựng là điều không thể thiếu đối với những thí sinh dự thi IELTS nói riêng và người học tiếng Anh nói chung. Đặc biệt, khi bài thi IELTS Speaking bao gồm câu hỏi ở nhiều chủ đề khác nhau thì việc học từ vựng theo các chủ đề là hết sức cần thiết và hiệu quả. Với lí do này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người đọc những từ vựng hay và dễ áp dụng trong chủ đề Getting up early, một chủ đề khá phổ biến và đã từng ra thi vào quý 4/2021. Tác giả cũng đề xuất một phương pháp học từ vựng đi kèm và giúp tăng hiệu quả học từ vựng. Sau đó, người đọc sẽ tập ứng dụng kiến thức vừa làm quen vào một bài tập vận dụng ở cuối bài viết.
Key Takeaways:
Bài viết giới thiệu phương pháp học từ vựng qua ngữ cảnh để áp dụng học từ vựng hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn.
Bài viết cung cấp các từ vựng/cụm từ khác nhau được sử dụng trong IELTS Speaking Part 1 chủ đề Getting up early.
Một số câu trả lời mẫu để thí sinh có thể áp dụng trong phần thi của mình khi sử dụng các từ vựng được giới thiệu.
Một số bài tập vận dụng trong các ngữ cảnh khác nhau và đáp án gợi ý để người đọc có thể hiểu và áp dụng dễ dàng hơn.
Gợi ý cách học từ vựng thông qua ngữ cảnh
Tính chất liên quan
Hành động liên quan
Đối tượng liên quan

Lưu ý
Tập hợp các từ vựng theo chủ đề hoặc một đặc điểm chung giữa các từ vựng để tránh sự thiếu trọng tâm khi học từ, làm giảm hiệu suất ghi nhớ từ.
Chỉ học 8 – 20 từ/ lần, tránh nạp quá nhiều kiến thức mới cùng lúc, làm giảm hiệu suất ghi nhớ từ.
Học các từ trong cùng họ từ hay các từ trong cùng họ từ có cùng gốc. Vì vậy, ghi nhớ được gốc từ là có thể ghi nhớ được thêm nhiều từ khác. Phương thức này giúp tăng số lượng từ vựng có thể học.
Nhắc lại từ vựng khi có ngữ cảnh phù hợp giúp lặp lại từ vựng nhiều lần trong các ngữ cảnh chính xác, từ đó người đọc có thể sử dụng từ vựng một cách chủ động.
Ưu điểm của phương pháp học từ vựng qua ngữ cảnh:
Sự liên hệ giữa từ vựng và các dấu hiệu quen thuộc giúp người đọc nhớ nhanh và nhớ từ vựng lâu hơn (trong khi có rất nhiều từ vựng cần phải nhớ).
Phương pháp này đi theo đúng các quá trình trong việc tiếp nhận, ghi nhớ và khôi phục thông tin của não bộ. Cách học từ vựng theo ngữ cảnh ứng dụng các kích thích và dấu hiệu ghi nhớ để khiến việc nhớ từ vựng nhanh và hiệu quả hơn, cũng như giúp việc tái tạo lại thông tin tốn ít thời gian và công sức hơn.
Nhược điểm của phương pháp học từ vựng qua ngữ cảnh: một hạn chế của phương pháp này là tính quy mô. Người học sẽ cần phân bổ thời gian vào việc đưa ra một ngữ cảnh với nhiều dấu hiệu quen thuộc và cần cân nhắc về tính gợi hình, đánh thẳng vào cảm quan của các dấu hiệu. Người học cần hy sinh số lượng từ vựng học được để đảm bảo chất lượng trong việc ghi nhớ và sử dụng từ
Để hiểu sâu hơn về phương pháp học từ vựng qua ngữ cảnh, hãy xem cách áp dụng phương pháp này vào việc học từ vựng chủ đề Getting up early sau đây.
Từ vựng về việc thức dậy sớm
Người thức dậy sớm (cụm danh từ)
/ ˈɜːli ˈraɪzə /
Định nghĩa của từ điển Cambridge: a person who usually gets out of bed early in the morning.
Dịch tiếng việt: được sử dụng để mô tả những người dậy sớm vào buổi sáng, khoảng từ 3 giờ đến 6 giờ.
Ví dụ: I always get up at 5 am to prepare meals before going to school. In other words, I am an early riser. (Tôi luôn thức dậy lúc năm giờ sáng để chuẩn bị đồ ăn trước khi đến trường. Nói cách khác, tôi là người hay dậy sớm)
1 số từ trái nghĩa: late riser, night owl
1 số từ đồng nghĩa: early bird, morning person
Vào lúc bình minh (cụm từ)
/ æt ðə kræk ɒv dɔːn/
Định nghĩa của từ điển Cambridge: very early in the morning, especially at the time when the sun first appears.
Dịch tiếng việt: lúc rất sớm/ tờ mờ sáng.
Ví dụ: We’ll have to leave at the crack of dawn. (Chúng ta phải xuất phát lúc trời tờ mờ sáng.)
Tính tình biến đổi (danh từ)
/ ˈmuːdɪnəs/
Định nghĩa của từ điển Cambridge: the quality of changing your moods suddenly and becoming angry or unhappy easily.
Dịch tiếng việt: trạng thái u sầu, ủ rũ.
Ví dụ: The medication caused moodiness and weight gain. (Uống thuốc tây đã gây ra trạng thái ủ rũ và tăng cân.)
Đồng hồ sinh học (cụm danh từ)
/ ˌbaɪəʊˈlɒʤɪkəl klɒk /
Định nghĩa của từ điển Cambridge: your body's natural habits of sleeping, eating, growing, etc. at particular times.
Dịch tiếng việt: đồng hồ sinh học
Ví dụ: One thing that you have to take into consideration is that your biological clock will change considerably, which influences your health and productivity significantly. (Một thứ mà bạn phải cân nhắc khi đi du học đó là đồng hồ sinh học của bạn sẽ bị thay đổi, cái mà sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và năng suất làm việc của bạn.)
Kéo tỉnh dậy (cụm từ)
/ tuː dræg aʊt ɒv bɛd /
Dịch tiếng việt: Ra khỏi giường
Ví dụ: This morning, I had a terrible headache. However, I really had to drag myself out of bed due to the English exam. (Sáng nay, tôi bị đau đầu kinh khủng. Tuy nhiên, tôi thực sự phải lết ra khỏi giường vì bài kiểm tra tiếng Anh.)
Giấc ngủ đầy đủ (cụm danh từ)
/ ə fʊl naɪts sliːp /
Dịch tiếng việt: Giấc ngủ tròn, kéo dài khoảng 7 đến 9 tiếng vào ban đêm
Ví dụ:

I am in desperate need of a full night’s sleep after a long of being buried in work and study. (Tôi thực sự đang rất cần một giấc ngủ tròn sau một khoảng thười gian dài vùi đầu vào công việc.)
Tư duy (danh từ)
/ ˈmaɪndsɛt/
Định nghĩa của từ điển Cambridge: a person's way of thinking and their opinions.
Dịch nghĩa: quan niệm, tư duy.
Ví dụ: It's extraordinary how hard it is to change the mindset of the public and the press.
(Thực sự rất khó để thay đổi quan niệm của công chúng và báo chí.)
Khối lượng công việc (danh từ)
/ˈwɜːkˌləʊd/
Định nghĩa của từ điển Cambridge: the amount of work to be done, especially by a particular person or machine in a period of time.
Dịch nghĩa: khối lượng công việc
Ví dụ: Teachers are always complaining about their heavy workloads.
(Giáo viên luôn phàn nàn về khối lượng công việc nặng nề của họ.)
Ngày nghỉ (danh từ)
/deɪ ɒf/
Định nghĩa của từ điển Cambridge: a day when you do not work
Dịch nghĩa: ngày nghỉ
Ví dụ: I usually visit my grandma when I have days off work and cook her mouth-watering dishes.
(Tôi thường đến thăm bà tôi khi tôi có ngày nghỉ và nấu cho bà những món ngon.)
Sử dụng các từ vựng về việc thức dậy sớm trong phần trả lời IELTS speaking part 1
Well, I’m a night owl. My friends are trying to persuade me that I will be hit by negative effects of my unusual biological clock, including moodiness, anxiety, and poor concentration. But because of my huge workload, I have no choice but to pull all-nighters and I also think that it’s all about taking advice from non-experts with a grain of salt.
Câu hỏi: What do you usually do when you get up early?
I’m not a morning person. But suppose I have a chance to get up at the crack of dawn. In that case, I will set out the morning by finding some inspiration like cooking, doing exercise, and reading a self-help book. Mornings can be a great time to learn new things or drink in something I already love before my mind gets distracted by work and social life.
Câu hỏi: Do you get up early on weekends?
Well, I’m a late riser, as I just mentioned before. It’s pretty hard for me to drag myself out of bed, especially on days off like weekends. I would like to start my day in the afternoon. You know, I’ve been buried in work on weekdays. Getting a full night’s sleep on weekends can help me to be more energetic.
Câu trả lời: Which morning do you enjoy most during the week?
Seemingly cliché. Nevertheless, every morning holds the potential for beauty with a positive perspective. Yet, I find the dawn of the week to be most splendid. This particular morning grants me the opportunity for improvement, allowing me to leave behind any negativity and embark on a fresh journey.
Bài tập áp dụng từ vựng tiếng Anh về việc thức dậy sớm
A | B |
| a.Biological clock |
| b.Mindset |
| c.Drag myself out of bed |
| d.An early bird |
| e.Moodiness |
| f.A full night’s sleep |
| g. At the crack of dawn |
(Answers 1-g, 2-f, 3-e, 4-c, 5-a, 6-d, 7-b)