1. Tắc tia sữa là gì?
1.1. Nhận diện hiện tượng tắc tia sữa
Tắc tia sữa là tình trạng ống dẫn sữa bị tắc nghẽn, gây ra sự tắc trở trong việc dòng sữa chảy ra ngoài. Mẹ mắc tắc tia sữa thường có các dấu hiệu sau:
Tắc tia sữa gây ngực mẹ căng đau, nổi cục nhỏ và nóng ran
- Bầu ngực căng đầy, cảm giác nóng ran, có những cục nhỏ đau nhức bên trong.
- Sữa ra ít hoặc không ra được dù bầu ngực rất đầy sữa.
- Ngực đau nhức, sốt, và cảm giác buồn nôn.
1.2. Tại sao mẹ bị tắc tia sữa?
Các nguyên nhân chính gồm:
- Sau khi sinh
Ngay sau khi sinh là lúc sữa được sản xuất nhiều nhất, nhưng nếu bé không bú đủ hoặc bú không đúng cách, sữa có thể bị dồn lại trong ngực mẹ, gây tắc tia sữa.
- Sự dư thừa sữa
Bầu ngực của mẹ tích tụ quá nhiều sữa cũng dễ gây tắc tia sữa khi bé không hút hết, phần dư lại không thể thoát ra ngoài nên ứ đọng và tạo thành cục sữa gây tắc.
- Mẹ ít khi cho con bú
Sữa mẹ được sản xuất liên tục, cần bé bú đều đặn để đẩy hết sữa ra ngoài. Nếu mẹ không cho bé bú trong 5 giờ, hoặc bé không được bú đúng cách, có thể gây tắc ống dẫn sữa.
- Không đúng cách cho con bú
Nếu bé bú không đúng cách, lực hút không tác động mạnh đến tia sữa, dẫn đến dư thừa sữa trong ngực mẹ và gây tắc tia sữa.
- Áo ngực quá chật hoặc quá sát, tư thế nằm sấp hoặc địu bé trước ngực thường xuyên đều tạo áp lực lớn lên ngực mẹ, ảnh hưởng đến việc chảy sữa ra ngoài và dẫn đến tắc tia sữa.
Bé bú không đúng cách có thể gây tắc tia sữa cho mẹ
Bé bú không đúng cách có thể gây tắc tia sữa cho mẹ
- Mẹ cảm thấy lo lắng hoặc tiêu cực
Khi mẹ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề sau sinh như: con khóc nhiều, sữa ít, chăm sóc con,... nên rất dễ căng thẳng và mệt mỏi. Điều này có thể làm giảm sản xuất hormone oxytocin, gây ra tình trạng tắc tia sữa.
2. Hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa ngay tại nhà
2.1. Hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa
Biết cách xoa bóp, massage ngực đúng cách sẽ giúp mẹ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng tắc tia sữa ngay tại nhà. Phương pháp này dùng lực tác động lên bầu ngực, chủ yếu tập trung vào vùng ngực bị nổi cục và sưng đau. Kết quả đạt được là cục sữa bị vón được làm mềm và nhỏ lại, cặn sữa thừa được đẩy ra nên dòng chảy của sữa mẹ dễ lưu thông, kích thích tăng tiết để sữa mẹ vừa ra đều vừa không bị vón cục và cuối cùng là thư giãn ống dẫn sữa cùng các mô cơ để giảm căng cứng và đau nhức cho bầu ngực bị tắc.
Chuyên gia sữa mẹ hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa đơn giản như sau:
- Trước khi làm, hãy vệ sinh tay kỹ và lau sạch bầu ngực.
- Đặt hai bàn tay song song lên bầu ngực và thực hiện động tác xoay nhẹ nhàng từ bên này sang bên kia, sau đó đổi hướng trong 30 giây.
- Sử dụng ngón tay để ấn nhẹ lên bầu ngực, tập trung vào các cục sữa vón, nhưng nếu cảm thấy đau, hãy giảm lực ấn.
- Sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ để nặn nhẹ từ núm vú ra ngoài để đẩy sữa thừa.
Cách tự xoa bóp chữa tắc tia sữa tại nhà với những bước đơn giản
2.2. Kết hợp xoa bóp và chườm nóng để chữa tắc tia sữa
Chườm nóng giúp máu lưu thông tốt hơn, giúp sữa di chuyển dễ dàng hơn. Kết hợp với xoa bóp sẽ giúp mẹ thoát khỏi tắc tia sữa nhanh chóng hơn.
Để kết hợp chườm nóng và xoa bóp chữa tắc tia sữa tại nhà, mẹ cần:
- Chuẩn bị một chậu nước ấm khoảng 40 - 50 độ C.
- Lấy nước ấm đổ vào túi chườm hoặc nhúng khăn vải mềm vào chậu nước ấm, sau đó vắt khô.
- Đặt khăn ấm hoặc túi chườm lên ngực và chườm trong 15 - 20 phút. Không nên chườm quá lâu để tránh làm tổn thương da ngực. Nếu sau lần chườm đầu tiên ngực vẫn còn cứng, mẹ có thể chườm thêm nhưng cách nhau ít nhất 3 giờ.
- Thực hiện các bước tự xoa bóp chữa tắc tia sữa như đã hướng dẫn.
2.3. Kết hợp xoa bóp với cho con ti bú trực tiếp
Mẹ có thể thực hiện xoa bóp và cho con ti bú cùng lúc để kích thích sản xuất sữa và giảm tắc tia sữa. Trước khi cho bé bú, mẹ nên xoa bóp để làm mềm ngực và giảm đau. Sau đó, mẹ cho bé bú hết một bên rồi chuyển sang bên còn lại.
Bé cần được bú đều đặn mỗi 2 - 3 giờ và mẹ nên kết hợp xoa bóp ngực khoảng 2 - 3 lần để tăng lượng sữa mẹ và ngăn chặn tắc tia sữa. Sau khi bé bú, mẹ cần lau khô sạch sẽ sữa và nước bọt của bé, đặc biệt là phần đầu núm ti để tránh sự phát triển của vi khuẩn làm tắc nghẽn ống dẫn sữa.
Nếu thực hiện các phương pháp xoa bóp chữa tắc tia sữa nhưng không cải thiện hoặc gặp các dấu hiệu sau, mẹ nên thăm bác sĩ:
- Mẹ có triệu chứng ớn lạnh, sốt cao hơn 38.5 độ C.
- Có cục cứng lớn, đau đớn không thể chịu đựng được.
- Xuất hiện vết sưng mủ, loét trên da ngực.