Tuấn Khanh | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Trần Trọng Ngọc |
Ngày sinh | 10 tháng 12, 1933 (90 tuổi) |
Nơi sinh | Nam Định, Đông Dương thuộc Pháp |
Giới tính | nam |
Nghề nghiệp | Ca sĩ Nhạc sĩ |
Sự nghiệp âm nhạc | |
Nghệ danh | Tuấn Khanh |
Dòng nhạc | Nhạc tiền chiến Nhạc vàng Tình khúc 1954 - 1975 |
Ca khúc | Chiếc lá cuối cùng Hoa soan bên thềm cũ Mùa xuân đầu tiên Vì lỡ thương nhau |
Trần Trọng Ngọc, (sinh ngày 10 tháng 12 năm 1933 tại Nam Định), được biết đến với nghệ danh Tuấn Khanh là một nhạc sĩ có nhiều ca khúc nổi tiếng. Ngoài nghệ danh Tuấn Khanh, ông còn sử dụng nhiều tên khác như Thương Hoài Thương, Trần Kim Phú, Hoàng Mộng Ngân... Ông cũng là một ca sĩ với nghệ danh
Tiểu sử
Năm 1950, gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội. Ông học chơi violin từ người anh cả. Sau đó, ông học với thầy Nguyễn Văn Diệp, người học từ trường “Pháp quốc Viễn Đông âm nhạc viện” từ năm 1927. Từ thầy Diệp, ông lại được học với thầy người Pháp De Haut, và sau khi thầy về Pháp, ông tiếp tục học với thầy Rits. Mặc dù học violin, nhưng nhạc sĩ Tuấn Khanh cũng có giọng hát bẩm sinh rất hay. Năm 1953, ông tham gia cuộc thi giọng hát hay của Đài Pháp-Á và đoạt giải nhì sau nữ ca sĩ Thanh Hằng (sau này là ca sĩ Lệ Hằng). Trong năm này, ông cũng đoạt giải nhất thanh nhạc trong cuộc thi của Đài phát thanh Hà Nội.
Năm 1955, ông di cư vào miền Nam Việt Nam. Tại Sài Gòn, ông làm việc tại đài phát thanh và dàn dựng ban nhạc của Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ. Tác phẩm âm nhạc đầu tiên của ông là 'Đò ngang' (viết cùng Y Vân) và dùng bút danh là Tuấn Khanh. Lý do chọn bút danh, ông có người anh tên là Trần Trọng Tuấn, người đã mở rộng tầm nhìn âm nhạc cho ông từ thuở ban đầu. Khi quyết định định cư ở Nam, ông muốn lấy một tên ghi nhớ với người anh của mình, nên ghép tên của người anh và người con trai đầu lòng của Trần Trọng Tuấn (tên là Trần Trọng Khanh), trở thành Tuấn Khanh. Tên Tuấn Khanh của ông chỉ được ký với những tác phẩm âm nhạc thính phòng, trong khi sáng tác âm nhạc đại chúng, ông lại sử dụng những bút danh khác. Lý do về việc sử dụng nhiều bút danh như vậy là ông muốn cái tên Tuấn Khanh của mình chỉ liên quan đến âm nhạc thính phòng mang tính chất sang trọng, còn các bài hát âm nhạc đại chúng, ông viết với những tên khác. Mặc dù những bài hát này không được đánh giá cao về mặt âm nhạc lý, nhưng lại rất phổ biến và bán được rất nhiều bản nhạc rời. Theo ông kể, số tiền kiếm được từ đó đã giúp ông xoay sở trong hoàn cảnh khó khăn vào năm 1968 và có thừa tiền để mua một chiếc ô tô cũ.
Năm 1982, Tuấn Khanh rời Việt Nam sang Hoa Kỳ và định cư tại Garden Grove, California. Tại đây, ông mở một nhà hàng phở có tên 'Hoa Soan... Bên Thềm Cũ'.
Năm 2002, Trung tâm Thúy Nga tổ chức Paris By Night 64 - Đêm Văn Nghệ Thính Phòng để vinh danh ông, cùng với hai nhạc sĩ Vũ Thành An và Từ Công Phụng.
Năm 2008, ông trở về Việt Nam và giới thiệu album Hoa Soan Bên Thềm Cũ.
Năm 2021, Trung tâm Thúy Nga tổ chức chương trình Thúy Nga Music Box 41 với tựa đề Tình Khúc Tuấn Khanh - Chiếc Lá Cuối Cùng, biểu diễn cùng với các ca sĩ Ý Lan, Ngọc Anh, Trần Thái Hòa.
Bút danh khác
Nhạc sĩ Tuấn Khanh có sáng tác nhiều bài hát theo đơn đặt hàng của các nhà xuất bản, sử dụng nhiều bút danh khác nhau như Thương Hoài Thương (Lệ Tình, Tuy Anh Không Nói), Trần Kim Phú (Vì Lỡ Thương Nhau, Tỉnh Giấc), Hoàng Mộng Ngân (Tình Buồn Em Gái)...
Nhận xét
“ | Trong tất cả những nhạc sĩ đã suốt một đời sáng tác cho quê hương Việt Nam biết bao nhiêu luân lạc, Tuấn Khanh là một nhạc sĩ đã nối tiếp con đường nhạc tiền chiến rất thành công. | ” |
— Phạm Duy |
Nhầm lẫn
Tác giả của bài Thầm Kìn là Phượng Linh (Nguyễn Văn Đông). Nhạc sĩ Tuấn Khanh đã soạn lời vọng cổ cho bài hát này.
Tác phẩm
- Anh đi quân dịch đã về (1959)
- Buồn đêm vắng (1966)
- Ca khúc trở về (1963)
- Chiếc lá cuối cùng (1963)
- Chiều biên khu (1960)
- Chiều rừng (1958)
- Chúng mình đẹp đôi (1966)
- Dù thương không nói (1960)
- Dừng bến (1968)
- Dưới giàn hoa cũ (1962)
- Đò ngang (1958)
- Đồi sim (1963)
- Đêm lạnh ga buồn
- Đêm này nghỉ đỡ chân (1961)
- Đẹp đôi (1963)
- Đường về chiến tuyến (1962)
- Gió đêm (2021)
- Giọt lệ vu quy (1965)
- Giữa lòng đô thị (1963)
- Gọi buồn
- Gót lãng du (1958)
- Hoa cài thép súng (1961)
- Hai kỷ niệm một chuyến đi (1964)
- Hoa soan bên thềm cũ (1959)
- Hồn bướm mơ tiên (1964)
- Khuya nay
- Kiếp sau (1958)
- Kiếp sầu đau (Nhớ nhau)
- Lời tạ tình
- Mộng đêm xuân (1961)
- Một chiều đông (1966)
- Một gian nhà nhỏ
- Một sớm anh về (1960)
- Mưa lạnh hoàng hôn (1961)
- Mùa xuân đầu tiên (1966)
- Ngày nào con trở về (1963)
- Nhạt nhoà
- Nhớ nhau
- Như là tình yêu
- Như muôn lớp sóng
- Những chiều tan học
- Những chiều lá đổ
- Những ngày xa cách.
- Những lời ru cuối
- Nẻo đường kỷ niệm (1965)
- Nếu còn thương (1963)
- Nỗi niềm
- Quán nửa khuya (1961)
- Phiên chợ làng bên
- Phép lạ
- Sầu mộng (1963)
- Sau mùa chinh chiến
- Sao chẳng nói (1962)
- Tại vắng anh
- Thắm miếng trầu duyên (1960)
- Thầm gọi tên em
- Tháng 9 dòng sông (MTV)
- Thương nhau (1961)
- Thương nhớ người đi
- Tôi mở vòng tay (1964)
- Tình buồn em gái
- Tình lính vô bờ
- Tình trong khói lửa
- Tỉnh giấc
- Ước hẹn
- Vườn đời (1958)
- Vầng trăng ai xẻ làm đôi (1965)
- Vì lỡ thương nhau
- Xin cho đôi mình
Ghi chú
Liên kết ngoài
- Nguyên Nghĩa (2002). “Tuấn Khanh - Những tình khúc tha thiết nhưng dịu dàng”. dactrung.net. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2012.
- “Thông tin về đĩa nhạc 'Hoa soan bên thềm cũ'”. Phương Nam Phim. 2008.