1. Suy tim là gì?
Suy tim là tình trạng tim có những thay đổi về mặt cấu trúc và chức năng, không còn đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu bơm máy, oxy đến các mô và cơ quan trong cơ thể. Đây là một bệnh lý khá phổ biến và rất nguy hiểm, có thể xuất hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi.
Suy tim là một bệnh lý mạn tính, theo thời gian bệnh sẽ tiến triển nặng dần và đến nay chưa tìm ra biện pháp chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh thì có thể giảm các triệu chứng bệnh, đồng thời tác động đến vấn đề suy tim sống được bao lâu.
Vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để cho tình trạng suy tim
2. Bệnh suy tim sống được bao lâu?
Rất khó để xác định chính xác tuổi thọ của bệnh suy tim. Bởi tuổi thọ của bệnh nhân suy tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và tuỳ thuộc vào từng yếu tố mà tuổi thọ của người bệnh sẽ khác nhau.
Dự đoán tuổi thọ theo từng giai đoạn của bệnh
Bệnh suy tim phân thành 4 giai đoạn chính. Trong mỗi giai đoạn, thời gian sống của bệnh nhân là khác nhau. Cụ thể:
Giai đoạn A: Đây là giai đoạn đầu của suy tim. Nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố di truyền hoặc mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp cao, hoặc tiểu đường trong gia đình. Tỉ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn này là 97%.
Giai đoạn B: Đặc điểm của giai đoạn này là bệnh tim đã bị ảnh hưởng cấu trúc mà không có các triệu chứng rõ ràng. Tỉ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn này là 95.7%.
Giai đoạn C: Các triệu chứng của suy tim bắt đầu xuất hiện như khó thở, thở dốc, khả năng vận động giảm sút, và sưng chân. Tỉ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn này giảm còn 74.6%.
Giai đoạn D: Bệnh tình đã trở nặng nề. Tỉ lệ sống sau 5 năm chỉ còn 20%.
Dự đoán tuổi thọ theo độ tuổi
Suy tim thường là nguyên nhân chính khiến người cao tuổi phải nhập viện. Với sự gia tăng tuổi, các biến chứng của bệnh cũng tăng lên. Thống kê cho thấy, tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở người dưới 65 tuổi là 78%, trong khi ở những người trên 75 tuổi chỉ còn 49%.
Người cao tuổi mắc suy tim thường có tuổi thọ ngắn hơn
Dự đoán tuổi thọ theo giới tính
Nếu cùng mắc suy tim ở cùng một giai đoạn và cùng một độ tuổi, phụ nữ thường có khả năng sống lâu hơn nam giới. Tuy nhiên, tuổi thọ của phụ nữ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh mạch vành,... Những vấn đề này thường xuất hiện sau thời kỳ mãn kinh.
Dự đoán tuổi thọ theo sức bền
Sức bền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tuổi thọ của bệnh nhân suy tim. Đồng thời, yếu tố này cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Công suất của tim và phổi được coi là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sức bền của bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân suy tim gặp vấn đề về sức bền thì tỉ lệ sống sau 3 năm chỉ là 57%. Trong khi đó, nếu bệnh nhân có khả năng vận động bình thường thì tỉ lệ sống tương ứng là 93%.
Dự đoán tuổi thọ theo phân suất tống máu
Phân suất tống máu là tỷ lệ máu được bơm ra từ tâm thất trái mỗi lần co bóp. Thông thường, tỷ lệ này dao động từ 50 đến 70%. Nếu nằm dưới khoảng 41 đến 49%, có thể tim đã bị tổn thương hoặc gặp vấn đề nào đó. Nếu phân suất tống máu dưới 40%, đó có thể là dấu hiệu của suy tim hoặc bệnh cơ tim.
Dự đoán tuổi thọ theo các bệnh kèm theo
Nếu bệnh nhân suy tim còn mắc thêm một hoặc nhiều bệnh khác, tuổi thọ có thể giảm đi. Ví dụ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tăng 16% nguy cơ tử vong ở người mắc suy tim. Ngoài ra, chế độ ăn uống không cân đối, cao huyết áp, tiểu đường type 2, thừa cân béo phì cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân.
Cao huyết áp và tiểu đường có thể làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân suy tim
3. Cách gia tăng tuổi thọ khi mắc suy tim
Y học hiện đại hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị suy tim một cách triệt để. Vì vậy, việc gia tăng tuổi thọ cho những bệnh nhân này trở thành mục tiêu hàng đầu. Dưới đây là một số phương pháp có thể được thực hiện để gia tăng tuổi thọ cho bệnh nhân suy tim.
Tập luyện thể dục đều đặn
Bệnh nhân suy tim nên thực hiện việc tập luyện thể dục đều đặn, ưa thích những hoạt động như bơi lội, đi bộ, đạp xe,... Ngoài ra, họ cũng có thể lựa chọn các bài tập aerobic với cường độ phù hợp, tập luyện mỗi ngày ít nhất 30 phút, mỗi tuần ít nhất 5 lần.
Người mắc suy tim cần chọn những bài tập thể dục phù hợp với cơ thể của họ
Chế độ ăn uống cân đối
Thay đổi chế độ ăn uống theo cách khoa học, hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Trong đó, việc giảm lượng muối và uống nước đủ giúp hạn chế sự tích tụ nước trong cơ thể.
Sống một lối sống lành mạnh
Để kiềm chế sự tiến triển của bệnh suy tim, trước hết bạn cần thực hiện một lối sống lành mạnh, khoa học: tránh uống rượu, bia, cai thuốc lá, duy trì tinh thần thoải mái, không căng thẳng, kiểm soát huyết áp ổn định, giấc ngủ đều đặn, duy trì cân nặng ở mức ổn định,...
Tuổi thọ của người mắc suy tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính, sức bền, bệnh lý đi kèm, giai đoạn của bệnh,... Tuy nhiên, việc đánh giá tuổi thọ dựa trên những yếu tố này chỉ mang tính tương đối. Vì vậy, bạn có thể gia tăng tuổi thọ của mình thông qua việc thực hiện các biện pháp như tập luyện thể dục đều đặn, duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối và có một lối sống lành mạnh,...