Tuổi thơ của tôi - Nguyễn Nhật Ánh bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp học sinh hiểu tốt môn Văn 6
Tác giả
1. Tiểu sử
- Nguyễn Nhật Ánh (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955)
- Quê quán: làng Đo Đo, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
- Trước khi trở thành nhà văn nổi tiếng, Nguyễn Nhật Ánh từng có thời gian đi dạy học, viết báo với nhiều bút danh như Chu Đình Ngạn, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,... Năm 13 tuổi, ông đã có thơ đăng báo.
2. Sự nghiệp văn học
a. Phong cách nghệ thuật
- Ông được coi là một trong những nhà văn thành công nhất viết sách cho tuổi thơ, tuổi mới lớn với hơn 100 tác phẩm các thể loại.
- Văn phong của ông tinh tế, dí dỏm, hồn nhiên.
b. Tác phẩm chính
- Tên tuổi của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh gắn liền với các tác phẩm làm say lòng độc giả bao thế hệ như Mắt biếc, Cỏn chút gì để nhớ, Hạ đỏ, Cô gái đến từ hôm qua, Chú bé rắc rối,… Truyện của ông được tái bản liên tục và chưa bao giờ giảm sức hút với những người yêu mến chất văn Nguyễn Nhật Ánh.
c. Giải thưởng
- Năm 1990, truyện dài “Chú bé rắc rối” được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A.
- Năm 1995, ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành đoàn TP HCM và Báo Tuổi trẻ.
- Hội Nhà văn TP HCM chọn ông là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995).
- Năm 2010, tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ông được trao tặng Giải thưởng Văn học ASEAN.
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Nguồn gốc
- Trích từ tập Sương khói quê nhà, 2012.
b. Bố cục: Chia thành 3 phần.
+ Phần 1 (Từ đầu đến dế mọi, dế cơm): Câu chuyện về Lợi và dế lửa.
+ Phần 2 (Tiếp theo ghét nó nữa): Tai họa từ sự chọc ghẹo của bạn bè.
+ Phần 3 (Phần còn lại): Buổi tang của dế lửa.
c. Thể loại: hồi ký.
d. Phương thức diễn đạt: tự truyện.
e. Nhân vật: “tôi”, Lợi, thầy Phu, đám bạn, chú dế.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Ý nghĩa nội dung
Tuổi thơ của tôi là kí ức về Lợi và chú dế lửa. Qua câu chuyện đầy xúc động này, tác giả muốn nhắn nhủ rằng mọi người cần phải có lòng cảm thông và sẵn lòng chia sẻ trong cuộc sống.
b. Giá trị nghệ thuật
- Với thể loại hồi ký và sự kết hợp của cấu trúc câu chuyện trong câu chuyện cùng với việc sử dụng ngôn từ gần gũi, phù hợp với đối tượng độc giả.
- Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật trẻ, làm cho câu chuyện trở nên sống động và sâu sắc hơn.
Bản đồ tư duy về văn bản 'Tuổi thơ của tôi':