Chứng khoán |
---|
Chứng khoán[hiện] |
Thị trường[hiện] |
Trái phiếu theo trái tức[hiện] |
Trái phiếu theo tổ chức phát hành[hiện] |
Cổ phiếu[hiện] |
Quỹ đầu tư[hiện] |
Tài chính cấu trúc[hiện] |
Phái sinh tài chính[hiện] |
Hệ số giá trên lợi nhuận của cổ phiếu, hay còn gọi là Tỷ số P/E, viết tắt của Price to Earnings Ratio trong tiếng Anh, là chỉ số tài chính dùng để đo lường mối quan hệ giữa giá cổ phiếu hiện tại trên thị trường và lợi nhuận trên mỗi cổ phần. Chỉ số này cho biết mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng trả cho một cổ phiếu dựa trên lợi nhuận mà cổ phiếu đó mang lại.
Phương pháp tính
Tỷ số P/E được xác định bằng cách chia giá thị trường trung bình của cổ phiếu do công ty phát hành trong một khoảng thời gian nhất định cho thu nhập trung bình trên mỗi cổ phần mà công ty phải trả cho nhà đầu tư trong cùng kỳ.
Công thức cụ thể như sau:
Tỷ số P/E = | Giá thị trường một cổ phiếu |
Thu nhập bình quân trên một cổ phần |
Vì vậy:
Thu nhập bình quân trên một cổ phần = | Tổng thu nhập trong kỳ |
Tổng số cổ phần |
Có thể tính tỷ số P/E theo cách sau:
Tỷ số P/E = | Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu |
Tổng thu nhập trong kỳ |
Tỷ số P/E thấp có thể chỉ ra rằng lợi nhuận trên mỗi cổ phần của công ty cao hoặc giá trị thị trường của cổ phiếu thấp.
Việc tính toán tỷ số P/E thường dựa trên số liệu của công ty trong một năm. Tuy nhiên, do lợi nhuận của công ty có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, nên tỷ số P/E có thể biến động lớn giữa các năm. Do đó, các nhà đầu tư không nên chỉ dựa vào tỷ số P/E của một năm duy nhất mà nên xem xét tỷ số này trong nhiều năm trước hoặc so sánh với các công ty khác trong cùng ngành hoặc nền kinh tế.
Hệ số giá trên lợi nhuận (P/E) là chỉ số phân tích quan trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán. Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (P) và lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS). Công thức tính P/E là: P/E = P/EPS
Giá thị trường (P) của cổ phiếu là mức giá hiện tại tại đó cổ phiếu đang được giao dịch; trong khi thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty phân chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần đây.
P/E thể hiện số lần giá cổ phiếu hiện tại cao hơn so với thu nhập từ cổ phiếu đó, hay nhà đầu tư phải chi bao nhiêu cho mỗi đồng thu nhập. P/E được tính riêng cho từng cổ phiếu và cũng có thể tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu trong nhóm. Hệ số này thường được công bố trên các phương tiện truyền thông.
Khi hệ số P/E cao, điều đó có thể chỉ ra rằng nhà đầu tư kỳ vọng vào sự tăng trưởng cổ tức cao trong tương lai, hoặc cổ phiếu được xem là ít rủi ro, khiến nhà đầu tư chấp nhận tỷ suất vốn hóa thị trường thấp hơn. Nó cũng có thể dự đoán công ty có mức tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức tốt.
Hệ số P/E rất hữu ích trong việc định giá cổ phiếu. Ví dụ, nếu cổ phiếu AAA không được giao dịch sôi động trên thị trường, thì để xác định giá hợp lý của cổ phiếu này, cần tham khảo hệ số P/E của các cổ phiếu tương tự. Sau đó, nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E để ước tính giá của cổ phiếu AAA.
EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (hoặc thu nhập) trên mỗi cổ phiếu.
Đây là lợi nhuận mà công ty phân chia cho mỗi cổ phiếu phổ thông đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng để đo lường khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, và được tính bằng công thức:
EPS = (Lợi nhuận ròng - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu bình quân lưu hành.
Khi tính toán EPS, việc sử dụng số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ sẽ chính xác hơn vì số lượng cổ phiếu có thể thay đổi liên tục. Tuy nhiên, thực tế thường đơn giản hóa bằng cách dùng số cổ phiếu lưu hành tại cuối kỳ. Để tính EPS chính xác hơn, có thể đưa thêm vào các cổ phiếu chuyển đổi và chứng quyền vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
EPS thường được xem là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định giá cổ phiếu, và là thành phần chính của tỷ số P/E. Một điểm quan trọng của EPS thường bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để đạt được thu nhập ròng trong công thức tính toán này.
Hai công ty có thể có tỷ lệ EPS giống nhau nhưng nếu một công ty có ít cổ phiếu hơn, điều đó cho thấy công ty đó sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu các yếu tố khác được cân nhắc, công ty này rõ ràng tốt hơn. Do EPS có thể bị làm cho hấp dẫn qua các kỹ thuật tính toán, nhà đầu tư cần hiểu rõ cách tính của từng công ty để đảm bảo tính chính xác của tỷ lệ này. Tốt nhất là không chỉ dựa vào một chỉ số tài chính mà nên kết hợp với phân tích tài chính và các chỉ số khác.
Tỷ số tài chính | |
---|---|
Tỷ số thanh khoản | Tỷ số thanh khoản hiện thời · Tỷ số thanh khoản nhanh |
Tỷ số hiệu quả hoạt động | Số vòng quay hàng tồn kho · Số ngày tồn kho · Số vòng quay khoản phải thu · Kỳ thu tiền bình quân · Số vòng quay tài sản lưu động · Số vòng quay tài sản cố định · Số vòng quay tổng tài sản |
Tỷ số quản lý nợ | Tỷ số nợ trên tài sản · Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu · Tỷ số khả năng trả lãi · Tỷ số khả năng trả nợ |
Tỷ số khả năng sinh lời | Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu · Tỷ số sức sinh lợi căn bản · Tỷ số lợi nhuận trên tài sản · Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu |
Tỷ số tăng trưởng | Tỷ số lợi nhuận giữ lại · Tỷ số tăng trưởng bền vững |
Tỷ số giá thị trường | Tỷ số P/E · Tỷ số M/B |