Tỷ lệ nhân tiền tệ, còn gọi là tỷ lệ tín dụng, cho biết mức độ mà các ngân hàng thương mại làm gia tăng cung tiền. Tỷ lệ này được tính bằng tỷ lệ giữa tổng cung tiền và lượng tiền cơ bản.
Ký hiệu:
- m là tỷ lệ nhân tiền tệ
- M là tổng cung tiền
- H là lượng tiền cơ bản (hay còn gọi là tiền có sức mạnh)
- C là số tiền mặt
- D là số tiền gửi
- R là số tiền mà các ngân hàng thương mại phải giữ và gửi tại ngân hàng trung ương
Công thức tính tổng cung tiền:
- m = M / H = (C+D) / (C+R)
Do ngân hàng thương mại chỉ cần dự trữ một phần số tiền gửi tại ngân hàng trung ương, nên R luôn nhỏ hơn D. Vì vậy, m sẽ lớn hơn 1. Khi H tăng, tổng cung tiền sẽ tăng hơn tỷ lệ đó.
Trường hợp đặc biệt:
m = 1, nghĩa là H = M, ngân hàng thương mại dự trữ toàn bộ, không tạo ra tiền mới (không cho vay).
m = vô cực, có nghĩa là ngân hàng thương mại không dự trữ và người dân không giữ tiền mặt.
Giả sử khách hàng A gửi 100 đồng vào ngân hàng thứ nhất dưới hình thức tiền gửi séc. Với tỷ lệ dự trữ là 10%, ngân hàng sẽ giữ lại 10% tiền gửi để dự trữ và cho vay số còn lại. Hãy tính số tiền ngân hàng có thể tạo thêm qua hoạt động cho vay.
Số nhân tiền có thể được hiểu đơn giản là nghịch đảo của tỷ lệ dự trữ. Trong trường hợp này, số nhân tiền = 1/10% = 10.
=> Số tiền mà ngân hàng có thể tạo ra = 10 (số nhân tiền) * 90 đồng (số tiền cho vay, còn lại sau khi dự trữ) = 900 đồng.
Có thể thấy, số tiền mà ngân hàng tạo ra phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ.
Tỷ lệ dự trữ càng cao, số tiền gửi mà ngân hàng có thể cho vay càng ít và số nhân tiền càng nhỏ.
- Khối lượng tiền tệ
- Tiền cơ bản