Nuốt âm và đồng hóa âm trong tiếng Anh là các hiện tượng ngữ âm thường được người học tiếng Anh quan tâm trong quá trình luyện tập kỹ năng Speaking. Tuy nhiên, hai yếu tố này cũng có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả nghe hiểu ở kỹ năng Listening do những biến đổi đặc biệt trong phát âm của các từ. Bài viết dưới đây sẽ tập trung giới thiệu tới bạn đọc ảnh hưởng của hai hiện tượng này đến quá trình nghe hiểu cũng như đưa ra một số gợi ý giúp cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm về hiện tượng đồng hóa âm tại bài viết: Khái niệm đồng hóa và ứng dụng trong cải thiện phát âm tiếng Anh
Introduction to factors affecting listening effectiveness - Vowel reduction and assimilation phenomena in English
A brief introduction to vowel assimilation phenomenon in English
Theo British Council, đồng hóa âm là quá trình mà âm thanh trong các từ riêng biệt thay đổi khi chúng được ghép lại với nhau trong lời nói, thường là biến đổi để trở nên giống hơn với những âm xung quanh nó ở một hoặc vài khía cạnh nào đó trong cách phát âm. Đồng hóa là một hiện tượng thường xuyên xảy ra trong văn nói tiếng Anh, góp phần đem lại tính tự nhiên cho ngôn ngữ.
Ví dụ: Good girl → thường được phát âm là goog-girl thay vì good-girl.
White paper → thường được phát âm là whipe-paper thay vì white-paper
Tóm tắt vắn tắt hiện tượng nuốt âm (Elision)
Nuốt âm là hiện tượng một hoặc nhiều âm tiết (có thể là nguyên âm hay phụ âm) trong một từ bị lược bỏ khi nói. Đây là cách giúp người bản xứ phát âm nhanh và dễ dàng hơn, đảm bảo việc giao tiếp trở nên dễ dàng, trôi chảy.
Ví dụ: I'm going nex(t) week
That was the wors(t) job I ever had!
Đánh giá tác động của hai yếu tố đến hiệu quả hiểu nghe
Hai hiện tượng đồng hóa âm và nuốt âm đều liên quan đến Connected speech (Nối âm), một trong những nét đặc trưng cơ bản (pronunciation features) trong phát âm tiếng Anh. Nhà nghiên cứu Campbell trong một công bố năm 2007 đã chỉ ra một trong các cản trở phổ biến nhất ở kỹ năng nghe với người học tiếng Anh như một ngoại ngữ chính là tốc độ nói nhanh của người bản xứ, trong đó các hiện tượng nối âm xuất hiện phổ biến, bao gồm đồng hóa âm và nuốt âm .
Ngoài đặc điểm về tốc độ nói, hiện tượng đồng hóa âm và nuốt âm còn gây khó khăn trong việc nghe hiểu cho nhiều người học tiếng Anh ở Việt Nam do trong tiếng Việt, áp lực đơn tiết và áp lực phải chứa đựng nghĩa của âm tiết là rất lớn,
không có những hiện tượng như nối âm, nuốt âm hay đồng hóa xảy ra. Nền tảng ngôn ngữ mẹ đẻ và hệ thống ngữ âm khác biệt của tiếng Việt đã gây ra những hạn chế nhất định cho người học trong quá trình làm quen với hiện tượng nối âm (Connected speech) trong tiếng Anh (Wong et al., 2020).
Khó khăn cuối cùng liên quan đến hai yếu tố nuốt âm và đồng hóa âm là việc tồn tại nhiều cách phát âm khác nhau cho cùng một từ. Ví dụ, chỉ với một từ “actually”, người bản xứ đã có thể có ít nhất 7 cách phát âm khác nhau:
(Nguồn ảnh: Vnexpress.net)
Phương pháp khắc phục tác động của hai yếu tố và tăng cường hiệu quả nghe hiểu
Understanding the phenomenon of vowel reduction and assimilation in English and its impact on listening comprehension effectiveness
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của việc người học tiếng Anh được giới thiệu về các hiện tượng Nối âm, bao gồm đồng hóa âm trong tiếng Anh và nuốt âm trong quá trình cải thiện kỹ năng ngôn ngữ (Brown & Hilferty, 1986; Celce-Murcia et al., 1997). Người học trước hết cần hiểu khái niệm hai hiện tượng và nắm được các trường hợp đồng hóa âm và nuốt âm phổ biến. Những kiến thức này có thể giúp người học xác định các âm đã bị biến đổi trong quá trình đồng hóa âm và nuốt âm dựa vào các âm vị lân cận.
Đồng thời, người học cũng cần lưu ý xem xét ảnh hưởng của hai yếu tố đến hiệu quả nghe hiểu của cá nhân. Nghiên cứu của Wong vào năm 2020 đã chỉ ra ảnh hưởng của các hiện tượng nuốt âm và đồng hóa âm lên khả năng nghe hiểu của mỗi người không giống nhau. Việc đánh giá ảnh hưởng của hai hiện tượng ngữ âm này lên hiệu quả nghe hiểu sẽ giúp người học xác định được trọng tâm vấn đề (cụ thể với hiện tượng nào, trong trường hợp nào và mức độ ảnh hưởng ra sao) để từ đó có đường hướng luyện tập phù hợp.
Take note of the various pronunciation of words
Đến thời điểm hiện nay, vẫn còn nhiều tranh cãi về vấn đề làm thế nào để người học tiếng Anh nắm bắt được các cách phát âm khác nhau của một từ do ảnh hưởng của các hiện tượng ngữ âm. Một trong những lời khuyên phổ biến nhất được đưa ra là người học tiếng Anh cần tiếp xúc và luyện tập với nhiều ngữ điệu từ các vùng miền để làm quen với những cách phát âm khác nhau của từ. Với nguồn tài liệu rất dồi dào và đa dạng hiện nay, người học có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều ngữ điệu khác nhau. Tuy nhiên, người học vẫn cần lưu ý nghiên cứu cách phát âm chuẩn của các từ theo từ điển, sau đó mới luyện tập thêm với những phiên bản phát âm khác nhau của từ.
Ngoài ra, do nuốt âm và đồng hóa âm trong tiếng Anh đều là các hiện tượng ngữ âm tương đối phổ biến, việc ghi chú lại tất cả các trường hợp xuất hiện của hai hiện tượng này trong các tài liệu luyện nghe có thể gây những áp lực không cần thiết và tốn thời gian của người học. Thay vào đó, người học có thể tập trung vào các trường hợp có sự biến đổi lớn trong phát âm hoặc các trường hợp gây nhầm lẫn và ảnh hưởng đến chất lượng nghe. Tập trung giải quyết vấn đề ở các trường hợp này sẽ giúp người học tiết kiệm thời gian trong quá trình tăng hiệu quả nghe hiểu.
Select suitable practice materials
Khi lựa chọn tài liệu luyện tập kỹ năng nghe hiểu, đặc biệt trong quá trình làm quen với hiện tượng nuốt âm và nối âm, người học nên ưu tiên các nguồn tài liệu có transcript. Việc khai thác transcript hiệu quả có thể giúp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của các hiện tượng ngữ âm lên khả năng nghe hiểu.
Người học trong quá trình làm các bài tập về kỹ năng nghe có thể chủ động ghi chú lại các vị trí xuất hiện hiện tượng nuốt âm hay đồng hóa âm trong tiếng Anh gây ảnh hưởng đến hiệu quả nghe hiểu, sau đó đối chiếu với transcript. Từ đó, người học xác định được các trường hợp nuốt âm và đồng hóa âm hay nhầm lẫn, nghiên cứu vấn đề và rút ra kinh nghiệm cho các lần làm bài sau.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm cách sử dụng transcript trong luyện tập IELTS Speaking Part 3 tại bài viết: Sử dụng transcript trong luyện tập IELTS Listening Part 3
Trong quá trình luyện tập kỹ năng nghe, người học cũng cần lưu ý ưu tiên sử dụng những tài liệu chỉ tập trung vào âm thanh, hạn chế các sản phẩm truyền thông đa phương tiện, đặc biệt là các tài liệu có hình ảnh minh họa.
Trong bối cảnh học tập kết hợp thị giác và thính giác (audio - visual environment), thông tin liên quan đến thị giác thường được xử lý nhanh chóng hơn đáng kể so với thông tin thính giác; vì vậy, quá trình xử lý thông tin thính giác thường gặp hạn chế (Lukas et al., 2009). Một nghiên cứu khác của Wong vào năm 2020 cũng chỉ ra: “Khi có video như trong các bộ phim và chương trình truyền hình, khả năng nhận thức của người nghe có thể bị quá tải, làm giảm khả năng tập trung vào xử lý thông tin âm thanh.”
Hơn nữa, người học cũng nên chú ý đến việc sử dụng phụ đề trong quá trình luyện nghe. Với người học ở trình độ Sơ cấp (Beginner) và Sơ trung cấp (Pre-intermediate), việc sử dụng phụ đề có thể là sự lựa chọn hợp lý nhất do hạn chế về từ vựng và ngữ pháp. Tuy nhiên, đối với trình độ từ Trung cấp (Intermediate) đến Cao cấp (Advanced), người học nên hạn chế việc sử dụng phụ đề trong quá trình luyện nghe.
Nếu người học tiếng Anh đã quen với việc xử lý hiện tượng nối âm bằng cách sử dụng bộ nhớ ngắn hạn (do đã có sự hỗ trợ của phụ đề) thay vì kích hoạt hệ thống kiến thức về ngữ âm trong trí nhớ dài hạn, thì khả năng nghe của họ sẽ khó có thể được cải thiện ngay cả khi họ tiếp xúc liên tục với ngôn ngữ đó.