Ngữ pháp là kiến thức cơ bản mà người học cần nắm vững khi học bất kỳ ngôn ngữ nào. Tuy nhiên, nội dung này thường được xem là khô khan và nhàm chán bởi cách học truyền thống. Thông thường, ngữ pháp sẽ được giới thiệu qua các công thức và dấu hiệu nhận biết nhưng thiếu đi tính liên hệ với việc sử dụng điểm ngữ pháp ấy trong ngôn ngữ sử dụng.
Tuy nhiên, hầu hết người học ngôn ngữ lại rất hứng thú với việc áp dụng kiến thức được học vào ứng dụng thực tiễn, như trong việc biểu lộ cảm xúc hoặc suy nghĩ. Cấu trúc ngữ pháp trong trường hợp đó được xem là công cụ để giúp người học đạt được mục đích giao tiếp.
Để đáp ứng nhu cầu của người học và nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ, nhà giáo dục học Halliday đã giới thiệu khái niệm “Ngữ pháp Chức năng” (Functional Grammar). Bài thi TOEIC có thiết kế câu hỏi đa dạng từ phần thi nghe sang phần đọc xoay quanh các chủ đề công việc và đời sống hàng ngày, liệu rằng người học có thể ứng dụng khái niệm Ngữ pháp Chức năng vào quá trình ôn luyện cho kỳ thi này không? Bên cạnh việc giới thiệu về khái niệm Ngữ pháp Chức năng, bài viết sẽ đưa ra cách học TOEIC hiệu quả sử dụng kiến thức thú vị này
Key takeaways: |
---|
1. Sự quan trọng của ứng dụng Ngữ pháp Chức năng trong kỳ thi TOEIC để nâng cao hiểu biết và sử dụng tiếng Anh. 2. Lợi ích của việc áp dụng Ngữ pháp Chức năng trong kỳ thi TOEIC, giúp đạt được điểm số cao hơn. 3. Các khía cạnh của Ngữ pháp Chức năng được áp dụng trong kỳ thi TOEIC, bao gồm sử dụng nó để hiểu và phân tích đọc hiểu, câu hỏi ý nghĩa và câu hỏi về ngữ điệu và ngữ âm. |
Giới thiệu về Ngữ pháp Chức năng (Functional Grammar) và bài thi TOEIC
Giới thiệu về Ngữ pháp Chức năng
Tác giả của mô hình Ngữ pháp Chức năng , nhà giáo dục học Halliday, nhận định rằng, Ngữ pháp Chức năng là ngữ pháp tự nhiên giúp người học thấu hiểu các khía cạnh của ngôn ngữ, từ đó nhận diện được cách ngôn ngữ được sử dụng. Ở nhiều góc độ khác nhau, mô hình này rất phù hợp cho cả thầy và trò ở các lớp học ngoại ngữ, bởi tính thực tiễn và mối liên kết trực quan giữa hình thức này với việc sử dụng ngôn ngữ ngoài đời thực. Hơn thế nữa, khi áp dụng cách tiếp cận này, ngữ pháp không còn được xem là một bộ những quy tắc khô khan mà người học cần tuân theo, mà là một nguồn tài nguyên cần thiết trong giao tiếp và đọc hiểu. Ví dụ sau đây sẽ làm rõ hơn về sự khác biệt giữa góc nhìn của cách tiếp cận truyền thống và Ngữ pháp Chức năng .
Khi học về câu bị động và chủ động, người học sẽ được luyện tập về cách thức chuyển đổi giữa 2 loại cấu trúc này, dựa vào việc nhận biết vị trí của các thành phần: chủ ngữ, động từ và tân ngữ trong câu. Với 1 câu bị động “A cake was eaten by John”, có thể được chuyển thành “John ate a cake”, sau quá trình luyện tập hoặc hướng dẫn bởi giáo viên. Tuy nhiên, mục tiêu sâu xa khi người học học tiếng Anh không phải để hoàn thành chính xác các bài tập ngữ pháp, mà là biết cách sử dụng một cách đúng đắn điểm ngữ pháp đó vào giao tiếp thực tế. Dưới góc nhìn của mô hình Ngữ pháp Chức năng (ELT Concourse: An Introduction to Functional Grammar), câu bị động “a cake was eaten by John” sẽ được phản biện dựa trên 3 câu hỏi:
Sự khác biệt trong hiệu quả giao tiếp giữa câu bị động và chủ động là gì?
Việc đặt cụm “by John” ở cuối câu có tác dụng gì?
Tại sao người đặt câu/ người nói sử dụng dạng câu bị động thay vì chủ động?
Nói cách khác, mô hình Ngữ pháp Chức năng đào sâu vào lý do của việc sắp đặt thông tin trong câu văn hoặc câu nói của tác giả. Nội dung về mối liên hệ giữa Ngữ pháp Chức năng và việc hiểu, sử dụng tiếng Anh trong thực tế sẽ được phân tích ở mục sau của bài viết.
Tổng quan về kỳ thi TOEIC
Đề thi TOEIC (Test of English for International Communication) là một bài kiểm tra chuẩn hóa đánh giá trình độ tiếng ngoại ngữ Anh của những người có nguyện vọng làm việc trong môi trường quốc tế. Điểm TOEIC đánh giá khả năng giao tiếp của người thi bằng tiếng Anh một cách hiệu quả trong một môi trường chuyên nghiệp. Đề TOEIC được phát triển và quản lý bởi Tổ chức Kiểm tra Giáo dục (ETS), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Kỳ. Đề thi LR gồm hai phần: Phần Nghe và Phần Đọc với tổng thời gian thực hiện là 120 phút. Mỗi phần được đánh giá trên một thang điểm từ 5 đến 495 điểm, tổng số điểm từ 10 đến 990 điểm. Đề thi WS gồm hai phần: Phần Viết và Phần nói, với tổng thời gian thực hiện là 80 phút. Thang điểm cho từng kỹ năng sẽ từ 30 đến 200 điểm, tổng điểm từ 60 tới 400 điểm.
Phần Nghe của đề thi TOEIC đánh giá khả năng của thí sinh hiểu được tiếng Anh nói trong môi trường kinh doanh. Phần này bao gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm dựa trên các cuộc hội thoại và bài nói ngắn thường được nghe trong môi trường làm việc. Thí sinh phải nghe mỗi đoạn âm thanh và trả lời câu hỏi tương ứng.
Phần Đọc của đề thi TOEIC đánh giá khả năng của thí sinh hiểu được tiếng Anh viết trong môi trường kinh doanh. Phần này bao gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm dựa trên các tài liệu đọc như báo cáo, email và các tài liệu liên quan đến công việc. Thí sinh phải đọc từng đoạn văn bản và trả lời câu hỏi tương ứng.
Phần Viết của đề thi TOEIC bao gồm 8 câu hỏi. Câu 1 đến câu 5 yêu cầu thì sinh viết câu miêu tả 1 bức tranh cho sẵn. Trong câu 6 đến 7, thí sinh sẽ trả lời một yêu cầu bằng văn bản. Câu 8 là câu hỏi cuối cùng, yêu cầu thí sinh viết bài luận trình bày quan điểm.
Phần Nói của đề thi TOEIC bao gồm 11 câu hỏi. Câu 1 và 2 yêu cầu thí sinh đọc thành tiếng một đoạn văn. Câu 3 và 4 đánh giá khả năng miêu trả tranh của thí sinh. Câu 5 đến câu 7 là phần vấn đáp trả lời câu hỏi. Câu 8 đến câu 10 yêu cầu thí sinh trả lời câu hỏi dựa vào thông tin cho sẵn. Câu 11 yêu cầu người học trình bày quan điểm. Phần thi nói sẽ được thực hiện với máy tính thay vì giám khảo chấm thi.
Đề thi TOEIC được sử dụng rộng rãi bởi các công ty, trường đại học và cơ quan chính phủ trên toàn thế giới như một tiêu chuẩn đánh giá trình độ tiếng Anh. Đề thi đặc biệt phổ biến ở châu Á như là một yêu cầu để làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia. Ngoài ra, đề thi TOEIC được công nhận bởi hàng nghìn tổ chức trên toàn thế giới, điều này có nghĩa là một điểm số TOEIC cao có thể mở ra một loạt các cơ hội cho thí sinh liên quan đến việc làm, giáo dục và du lịch.
Một trong những lợi ích của đề thi TOEIC là nó được thiết kế để là một tiêu chuẩn đánh giá trình độ tiếng Anh công bằng và khách quan. Đề thi dựa trên các tình huống thực tế và được cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính phù hợp với nhu cầu của môi trường làm việc toàn cầu.
Hiện tại, nhằm giúp học viên phát triển toàn diện về 4 kỹ năng trong TOEIC, Mytour Academy đang tổ chức các khoá học TOEIC - Cam kết đầu ra Zero - Risk. Chương trình học phân cấp trình độ rõ ràng từ cơ bản đến nâng cao, khi bắt đầu các học viên sẽ được kiểm tra trình độ miễn phí để phân loại và xếp lớp học hợp lý dựa trên mục tiêu của mình.
Ý nghĩa của Ngữ pháp Chức năng trong bài thi TOEIC
Tác động của Ngữ pháp Chức năng đến việc hiểu và sử dụng tiếng Anh thực tế
Hai mục tiêu chính của mô hình Ngữ pháp Chức năng của Halliday là góp phần giúp người học đọc hiểu văn bản bằng cách làm rõ cách thức và lý do tại sao câu được viết theo một trật tự cụ thể. Bên cạnh đó, mô hình này giúp người học đánh giá được mức độ hiệu quả của cách viết trong bài đọc, liệu cách viết ấy có truyền tải một cách hiệu quả và phù hợp với mục đích của bài đọc hay không. Bởi chính hai mục đích quan trọng này, Ngữ pháp Chức năng của Halliday có mối liên hệ chặt chẽ với việc sử dụng tiếng Anh trong thực tế. Trong các nghiên cứu về mô hình này, tác giá Halliday đã đưa ra 3 cấu trúc liên quan đến sự lựa chọn ngữ nghĩa trong tiếng Anh: Theme structures (cấu trúc chủ đề), Mood structures (cấu trúc tâm trạng) và Transitivity structures (cấu trúc chuyển tiếp).
Đối với theme structure, cấu trúc này gồm 2 thành phần là “theme” và “rheme”. Phần “theme” được xem là những từ đầu tiên trong mệnh đề, đây là yếu tố cung cấp định hướng hoặc điểm xuất phát cho mệnh đề; “rheme” là tất cả những từ còn lại theo sau “theme”.
Trong ví câu bị động và chủ động: “John ate a cake” và “A cake was eaten by John”, tuy cùng một nội dung về việc John ăn một chiếc bánh, câu chủ động muốn nhấn mạnh đối tượng là John và câu bị dộng đang làm nổi bật đối tượng là 1 chiếc bánh.
Mood structure được sử dụng để hiểu rõ về sự tương tác giữa người viết hoặc người nói với đối tượng tiếp nhận thông tin. Hệ thống của cấu trúc này dựa trên việc xác nhận cấu trúc ngữ pháp trong đoạn văn để hiểu rõ sự chuyển biến của tương tác giữa các đối tượng trong bài viết. Trong tác phẩm nghiên cứu của mình, Halliday đã sử dụng ví dụ sau:
“The duke’s given away that teapot, hasn’t he?
- Oh, has he?
- Yes, he has.
- No, he hasn’t.
- He hasn’t; but he will.
- Will he?
- He might.”
Trong đoạn đối thoại trên, 2 thành phẩn: chủ ngữ “he” và các trợ động từ được sử dụng một cách tung hứng giữa 2 nhân vật trong cuộc trò chuyện, hoàn toàn bỏ mặc nội dung chính về “The duke’s given away that teapot” (Công tước đã cho đi cái ấm trà đó). Hai thành phần được sử dụng trong cuộc đối thoại ấy được gọi là Mood, nhằm duy trì cuộc hội thoại và thể hiện cảm xúc của người nói cũng như thay đổi cấu trúc ngữ pháp của câu, thay đổi chúng thành câu nghi vấn hoặc câu tường thuật.
Cấu trúc cuối cùng là Transitivity structures được sử dụng để phân tích tiến trình xảy ra của các đối tượng trong bài đọc, và cơ sở để phân tích tiến trình đó là những cấu trúc ngữ pháp sử dụng trong bài. Các tiến trình được tác giá Halliday giới thiệu gồm 3 tiến trình chính: mental process (tiến trình nhận thức), material process (tiến trình hành động), relational process (tiến trình quan hệ).
Ưu điểm của việc áp dụng Ngữ pháp Chức năng trong việc làm bài thi TOEIC
Việc áp dụng mô hình Ngữ pháp Chức năng có thể tăng cao hiệu quả hoàn thành bài thi TOEIC của người học theo nhiều cách khác nhau.
Đầu tiên, người học sẽ nắm rõ cấu trúc bài kiểm tra hơn. Việc áp dụng các cấu trúc của mô hình này và phân tích thành phần câu sẽ giúp người học hình dung được mạch văn của các dạng bài hay xuất hiện trong đề thi TOEIC như: announcements (thông báo), article (bài báo), memo (thông báo nội bộ), advertisement (quảng cáo),...
Tiếp theo, người học sẽ có cơ hội cải thiện kỹ năng ngoại ngữ một cách toàn diện. Thay vì tách biệt nội dung ngữ pháp và các 4 kỹ năng tiếng Anh, giờ đây người học sẽ có cơ hội nâng cao kiến thức ngoại ngữ thông qua việc hiểu được mối liên hệ giữa các nội dung này. Việc áp dụng mô hình Ngữ pháp Chức năng không chỉ giúp người học hứng thú hơn với nội dung ngữ pháp khô khan, mà còn mở rộng vốn từ vựng và đào sâu hơn về ý nghĩa của các câu văn trong tiếng Anh. Từ đó giúp người học cải thiện khả năng đọc hiểu và đạt được số điểm mong muốn trong bài thi TOEIC của mình
Cuối cùng, bên cạnh việc cải thiện kỹ năng đọc hiểu của người học, mô hình này có thể giúp người học cải thiện điểm cho phần thi Speaking trong đề thi TOEIC. Bởi lẽ tiêu chí về độ chính xác trong việc sử dụng ngữ pháp được đưa vào khung đánh giá từ câu hỏi số 2 trở đi. Việc áp dụng Ngữ pháp Chức năng sẽ giúp người học thực hành và vận dụng công thức ngữ pháp vào kỹ năng giao tiếp hàng ngày, từ đó tạo thành phản xạ giao tiếp giúp cho người học đạt được số điểm tốt hơn trong phần thi này. Người học sẽ cảm thấy tự tin giao tiếp và trả lời các câu hỏi tiếng Anh mà không còn quá lo sợ việc mắc lỗi ngữ pháp cơ bản.
Tóm lại, việc áp dụng Ngữ pháp Chức năng vào bài thi TOEIC có thể giúp người học nắm được cấu trúc bài thi, nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, tăng điểm thi và phát triển kỹ năng giao tiếp.
Các phía của Ngữ pháp Chức năng được áp dụng trong kỳ thi TOEIC
Sử dụng Ngữ pháp Chức năng để hiểu và phân tích các đoạn văn
Một trong những lợi ích lớn nhất của việc áp dụng mô hình Ngữ pháp Chức năng là nâng cao kỹ năng đọc hiểu của người học. Cụ thể, người học sẽ hiểu được cách phân tích cấu trúc diễn ngôn của một văn bản, chẳng hạn như xác định ý chính, nội dung triển khai ý và cấu trúc tổ chức văn bản. Bằng cách hiểu các đặc điểm ngôn ngữ và cấu trúc diễn ngôn này, người học có thể cải thiện kỹ năng đọc hiểu và thể hiện tốt hơn trong bài thi TOEIC. Ví dụ sau sẽ làm rõ hơn nội dung này.
Nguồn: ETS 2022
Văn bản là một thông báo quảng cáo của Khách sạn Melbourne Colton, nhắm đến những khách hàng tiềm năng quan tâm đến các căn hộ lưu trú dài hạn. Người viết sử dụng nhiều cấu trúc ngữ pháp để truyền đạt thông tin về cơ sở vật chất và dịch vụ của khách sạn, bao gồm việc sử dụng đại từ nhân xưng, động từ khuyết thiếu và danh sách liệt kê.
Câu đầu tiên là một câu tuyên bố (declarative sentence) có chức năng thông báo việc hoàn thành phía mới của sông Yarra: "Khách sạn Melbourne Colton rất vui mừng thông báo rằng việc xây dựng cánh sông Yarra mới hiện đã hoàn thành." (The Melbourne Colton Hotel is pleased to announce that construction of the new Yarra River wing is now completed.)
Câu thứ hai là một câu phức cung cấp thông tin về các căn hộ có thời gian lưu trú dài hạn: "Khu vực mới này cung cấp các căn hộ có thời gian lưu trú dài hạn, lý tưởng cho các nhân viên điều hành sắp chuyển địa điểm hoặc cho những người đi công tác kéo dài hơn một tuần." (This new section offers extended-stay apartments, which are ideal for executives who are relocating or for people on company travel for more than a week.). Người viết sử dụng mệnh đề quan hệ để cung cấp thêm thông tin về các căn hộ lưu trú kéo dài.
Câu thứ ba là một câu ghép sử dụng đại từ nhân xưng “we” để mô tả các căn hộ được trang bị nội thất: "Chúng tôi cung cấp các căn hộ một và hai phòng ngủ được trang bị nội thất với một phòng khách, không gian làm việc và nhà bếp đầy đủ tiện nghi. (We offer furnished one- and two-bedroom apartments with a living room, work space, and full kitchen)
Danh sách gạch đầu dòng tiếp theo sử dụng cụm danh từ để trình bày chi tiết các dịch vụ và cơ sở vật chất của khách sạn. Đây là dạng cấu trúc song song thường thấy trong các bài thi TOEIC khi tác giả muốn liệt kê những loại hình dịch vụ hoặc sản phẩm mà thương hiệu đang cung cấp. Việc nắm được triển khai ý phổ biến này, sẽ giúp người đọc xác định vị trí câu trả lời cho các câu hỏi liên quan đến sản phẩm và dịch vụ nhanh chóng và chính xác hơn.
Câu cuối cùng là một câu tường thuật có chức năng cung cấp thông tin bổ sung về vị trí của khách sạn: "Khách sạn Melbourne Colton gần với phương tiện giao thông, các địa điểm du lịch và khu mua sắm." (The Melbourne Colton Hotel is close to transportation, tourist sites, and shopping.)
Nhìn chung, văn bản sử dụng Ngữ pháp Chức năng để truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và súc tích, sử dụng nhiều cấu trúc ngữ pháp để cung cấp thông tin chi tiết về cơ sở vật chất và dịch vụ của khách sạn.
Áp dụng Ngữ pháp Chức năng trong các câu hỏi về ý nghĩa ngôn ngữ
Mô hình Ngữ pháp Chức năng cũng có thể áp dụng cho các câu hỏi ngữ nghĩa trong trong đề thi TOEIC, cụ thể hơn là các câu hỏi điền câu trong part 7. Nội dung này sẽ được làm rõ qua ví dụ bài đọc phần A
161. In which of the positions marked [1], [2], [3], and [4] does the following sentence best belong? "In addition, optional services are available for extended-stay guests."
(A) [1]
(B) [2]
(C) [3]
(D) [4]
Nguồn: ETS 2022
Theo Ngữ pháp Chức năng của Halliday, câu “In addition, optional services are available for extended-stay guests.” (Ngoài ra, các dịch vụ tùy chọn có sẵn cho khách lưu trú dài hạn) có thể được phân tích theo cấu trúc theme và rheme.
Theme trong câu này là "In addition" và rheme là "optional services are available for extended-stay guests."Vì theme là “In addition”,tác giả có dụng ý bổ sung ý vào nội dung được đề cập phía trước, cụ thể, nội dung bổ sung là các dịch vụ sử dụng cho khách dài hạn. Dựa vào cấu trúc diễn ngôn của văn bản, câu cần điền phù hợp nhất với vị trí số [2]. Vì câu cung cấp thông tin bổ sung liên quan đến các căn hộ lưu trú dài hạn, được mô tả trong đoạn đó: “This new section offers extended-stay apartments, which are ideal for…”. Đoạn văn cũng mô tả các đặc điểm của căn hộ, nên vị trí số 2 là đáp án đúng cho câu hỏi này
Sử dụng Ngữ pháp Chức năng để hiểu và giải đáp câu hỏi về ngữ âm và ngữ điệu
Để sử dụng Ngữ pháp Chức năng trả lời câu hỏi về ngữ âm và ngữ điệu, điều quan trọng là phải hiểu vai trò của các yếu tố này trong ngôn ngữ. Ngữ điệu phục vụ cả chức năng cảm xúc và ngữ pháp. Các đặc điểm ngữ âm, chẳng hạn như cao độ, âm điệu và trọng âm, được sử dụng để truyền đạt ý nghĩa.
Liên quan đến Ngữ pháp Chức năng , các câu hỏi có thể được phân tích dựa trên cấu trúc ngữ pháp và mẫu ngữ điệu của chúng. Ví dụ, người nói sẽ tăng ngữ điệu hoặc lên giọng trong câu hỏi yes/no, ngược lại, người nói sẽ hạ ngữ điệu ở cuối câu trong các câu khẳng định. Việc sử dụng cao độ và trọng âm cũng có thể truyền đạt những ý nghĩa khác nhau, chẳng hạn như nhấn mạnh hoặc cảm xúc ngạc nhiên. Người học có thể áp dụng kiến thức này để nâng cao số điểm trong phần thi đầu tiên của đề thi Speaking trong TOEIC, yêu cầu thí sinh đọc các đoạn văn bản cho sẵn. Ví dụ trong câu sau: “Greetings to all” (Chào mừng mọi người). Câu này có ngữ điệu hạ, một loại ngữ điệu điển hình của các câu tường thuật. Từ "Greeting" nên được nhấn, để thu hút sự tập trung, như một lời chào đầu tiên ở các cuộc họp hoặc sự kiện lớn. Khi đọc từ “to all”, người học nên đọc rõ và to để thể hiện tính bao hàm và giọng điệu chào đón.
Kết luận
Nguồn tham khảo:
Halliday, M. (2013). Halliday’s introduction to functional Grammar. In Routledge eBooks. Halliday's Introduction to Functional Grammar
---. www.eltconcourse.com/training/inservice/lexicogrammar/sfg_introduction.html.
Marketing Digital IIG. TOEIC SW. iigvietnam.com/bai-thi-toeic-sw.
Marketing Digital IIG. TOEIC. iigvietnam.com/bai-thi-toeic.
Panggabean, Christina Innocenti Tumiar. “Ngữ pháp Chức năng (một Giới thiệu về Các Thành Phần Metafunctional của Ngôn Ngữ).” DOAJ (DOAJ: Directory of Open Access Journals), Tháng Năm 2011, doi:10.19105/ojbs.v5i1.500.