Việc bị kẹt ở một band điểm quá lâu dễ khiến người học chán nản và khiến việc luyện tập càng thêm nhàm chán. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu phương pháp Constrained Writing nhằm giúp người học có thể có cách tư duy sáng tạo và hiệu quả hơn khi luyện IELTS Writing Task 2.
Key takeaways |
---|
|
Constrained Writing là gì?
Mục đích chính của phương pháp này không phải là để hạn chế những gì người viết có thể thể hiện, mà để ép buộc người viết phải sáng tạo và vận dụng những cách thức không thường dùng để đạt được hiệu quả diễn đạt tương đương với khi không bị giới hạn.
Ví dụ giới hạn không được dùng tính từ khi mô tả người:
Câu bình thường: He is kind.
Câu bị hạn chế dùng tính từ: He has the heart of gold. He always helps the elderly and donates regularly to our local charity.
Khi không còn được dùng tính từ để mô tả tính cách nữa, người viết buộc phải dùng các công cụ ngôn ngữ khác để vẫn đạt được mục đích mô tả này, như lấy ví dụ hành động hoặc dùng các cụm từ. Điều này là rất hiệu quả khi điểm yếu của người viết là không viết được dài hay cách diễn đạt đơn giản, không đa dạng về thì.
Constrained Writing vốn đã được phát triển từ lâu. Một ví dụ về cách sử dụng lối hạn chế này trong văn thơ là thơ lục bát khi số từ một dòng và vần điệu được quy định từ trước. Những quy tắc này không những không làm các nhà thơ cảm thấy bị giới hạn mà ngược lại, chúng khiến họ sáng tạo hơn trong việc chọn lựa cách thể hiện những ý tưởng của mình.
Việc sử dụng Constrained Writing ngoài việc giúp người học cải thiện điểm yếu còn có thể giúp làm giảm thiểu thời gian lựa chọn cách diễn đạt. Khi đã có một đích đến được định sẵn, ta sẽ không còn phải suy nghĩ nhiều xem mình nên chọn hướng đi nào. Việc luyện tập này cũng sẽ giúp người viết thoát khỏi tư duy lối mòn khi không còn được dùng những cách diễn đạt hay phát triển ý quen thuộc với bản thân nữa.
Để áp dụng được Constrained Writing trong IELTS Writing, ta sẽ có các bước sau:
Xác định điểm yếu
Sử dụng constrained writing để khắc phục điểm yếu
Xác định điểm yếu
Deliberate Practice là phương pháp luyện tập có chủ đích, chú trọng vào một khía cạnh nhất định nhằm cải thiện điểm yếu ở khía cạnh này. Nghĩa là thay vì chỉ luyện tập chung chung, viết đi viết lại một bài writing, hãy tìm ra điểm yếu trong kỹ năng viết của mình và luyện tập tập trung vào điểm yếu đó.
Cách đơn giản nhất để phát hiện những điểm mình còn yếu là sử dụng hệ thống Band Descriptor của IELTS Writing Task 2. Hệ thống này bao gồm các tiêu chí sau:
Task Respond: đây là tiêu chí chấm điểm về trả lời đúng đề và lập luận. Đây là một tiêu chí rất khó được điểm cao do chương trình dạy tiếng Anh ở Việt Nam không quá chú trọng vào phần tư duy nghị luận. Điểm người học hay bị trừ điểm nhất ở phần này bao gồm: không giải quyết cả 2 vấn đề đề bài đưa ra, chưa có luận điểm, chưa lập luận cho luận điểm,...
Cohesion and Coherence: đây là tiêu chí chấm điểm về chia đoạn văn, mạch lạc và liên kết ý. Những lỗi người học hay mắc phải ở tiêu chí này là: thiếu liên từ, dùng từ tham chiếu chưa phù hợp,...
Lexical Resource: yếu tố chấm điểm từ vựng. Các điểm hay gây khó dễ với người học bao gồm: từ vựng chưa đa dạng, lặp từ, sai loại từ, dùng từ không hợp văn phong,...
Grammatical Range and Accuracy: yếu tố về ngữ pháp. Các lỗi cần lưu ý là: sai ngữ pháp căn bản, sai giới từ, sai mệnh đề quan hệ, cấu trúc câu không đa dạng,...
Sau khi xác định được điểm yếu của mình, người học cần luyện tập cải thiện phần điểm yếu đó. Tuy nhiên, những yếu tố như từ vựng hay ngữ pháp thì có thể học riêng lẻ, nhưng lập luận và liên kết lại cần phải được đặt vào trong khuôn khổ một đoạn văn hay bài văn. Vì vậy. Constrained writing sẽ là một phương pháp phù hợp để giải quyết được vấn đề này.
Sử dụng Constrained Writing để khắc phục nhược điểm
Dưới đây là một đoạn văn ví dụ:
The first main reason for environmental issues is overpopulation. Overpopulation leads to more demand for houses. It causes natural landscapes to be cleared to make way for new constructions. As a result, many animals lose their habitat.
Đoạn viết trên có 4 câu nhưng cả 4 câu đều là câu đơn ở dạng chủ động, chưa có sự đan xen câu đơn-phức và cũng chưa đa dạng mẫu câu. Đoạn cũng mắc lỗi về mạch lạc và lập luận không liên quan.
Dưới đây là một số gợi ý về bài tập giới hạn có thể áp dụng để cải thiện những lỗi trên.
Điểm yếu: thiếu đa dạng cấu trúc ngữ pháp
Yếu tố cụ thể: chưa sử dụng mệnh đề quan hệ để tạo câu phức
Bài luyện tập giới hạn: viết đoạn văn có ít nhất 2 câu có mệnh đề quan hệ
Đoạn sử dụng mệnh đề quan hệ:
The first main factor that leads to environmental issues is overpopulation. Overpopulation leads to more demand for houses, which can cause natural landscapes to be cleared to make way for new constructions…
Ở đây, để có thể đạt được yêu cầu dùng 2 câu chứa mệnh đề quan hệ, cách diễn đạt của câu 1 đã được thay đổi và câu 2-3 được gộp lại. Điều này khiến mẫu câu đa dạng hơn.
Điểm yếu: liên kết giữa các câu chưa mạch lạc
Yếu tố cụ thể: dùng từ tham chiếu sai hoặc gây hiểu nhầm
Bài luyện tập giới hạn: không dùng đại từ thay thế trong bài
Ở câu thứ 3 của đoạn gốc, ta thấy có sự sử dụng chủ ngữ “it”. Theo văn cảnh của đoạn văn, có thể suy đoán “it” đang nói về “demand for houses”. Tuy nhiên do câu phía trước còn có một chủ thể không đếm được khác có thể được thay thế bởi “it” là “overpopulation”, do đó nên người đọc có thể sẽ bị bối rối không biết người viết đang muốn nói đến chủ thể nào trong câu.
Có thể giải quyết vấn đề này bằng cách dùng mệnh đề quan hệ như ở ví dụ trên, hoặc hạn chế dùng đại từ thay thế bằng cách paraphrase chủ thể câu trước đó.
Đoạn không sử dụng đại từ thay thế:
…This growing need for housing land causes more natural landscapes to be cleared to make way for new constructions…
Ở đây thay vì dùng “it”, ta paraphrase “more demand for houses” thành “growing need for housing land” cùng với từ chỉ định “this” để nhấn mạnh tính liên kết với câu trước đó.
Điểm yếu: đoạn văn lòng vòng, lệch đề
Yếu tố cụ thể: kết luận chưa liên quan
Bài luyện tập giới hạn: nhắc lại vấn đề của đề bài ở câu kết ý
Đoạn văn gốc có phần lập luận khá ổn, giải thích được nguyên nhân quá tải dân số lại gây ra việc phá hoại cảnh quan thiên nhiên. Tuy nhiên, câu kết ý lại nói về vấn đề động vật, trong khi chủ đề của bài là vấn đề môi trường. Nếu như đưa ra nguyên tắc là câu kết ý của luận điểm phải nhắc lại vấn đề gốc của đề bài, ta có thể tránh được việc đưa ra kết luận lạc đề.
Đoạn nhắc lại vấn đề của đề bài ở câu kết ý:
The first main factor that leads to environmental issues is overpopulation. Overpopulation leads to more demand for houses, which can cause natural landscapes to be cleared to make way for new constructions. As a result, air quality will be worsened as we no longer have enough tree areas to provide oxygen and filter out impurities.
Trong đoạn này, người viết đã nêu ra “air quality” - một vấn đề môi trường, khiến cho câu kết đã có sự liên quan với chủ đề trước đó.
Bài tập áp dụng
Firstly, having scientific knowledge about food encourages students to take a health-conscious approach to their diet.
Mục tiêu: đa dạng cấu trúc
Giới hạn: đoạn văn phải chứa một câu điều kiện
On the one hand, learning a foreign language could offer great benefits for brain functions.
Mục tiêu: tránh lặp từ
Giới hạn: không sử dụng từ language ở những câu sau
Câu trả lời gợi ý:
Vì khi học sinh hiểu được cách các thành phần trong thức ăn, như protein, chất béo, và carbohydrate, ảnh hưởng đến tình trạng thể chất của họ, họ có thể sẵn lòng hơn để chấp nhận một chế độ ăn cân đối hơn là ưa chuộng đồ ăn nhanh. Nếu họ không có kiến thức như vậy, có khả năng họ sẽ cho rằng gà chiên là một loại thực phẩm khỏe mạnh vì nó chứa nhiều protein, mà không biết rằng chất béo từ quá trình chiên sâu có thể dẫn đến béo phì dần dần.
Khi chuyển đổi giữa các ngôn ngữ khác nhau, nhiều neuron trong não sẽ hoạt động hơn khi phát hiện ra từ vựng mới và sau đó chuyển đổi lại thành ngôn ngữ mẹ của mình. Sự phân tích từ vựng phức tạp như vậy được thực hiện thường xuyên có thể hỗ trợ sự phát triển thần kinh, đặc biệt là ở trẻ em.
Tổng kết
Tài liệu tham khảo:
Cole Salao. Constrained Writing: Định nghĩa, Ví dụ và Lợi ích. TCK Publishing. https://www.tckpublishing.com/constrained-writing/
K. Anders Ericsson, Jerad H. Moxley (2012). Phương pháp Thực hành Chuyên môn và Deliberate Practice. Handbook of Organizational Creativity. https://www.sciencedirect.com/topics/psychology/deliberate-practice
Emily Grant (2012). Constrained Writing trong Thế kỷ 21: Khám phá Sáng tạo Qua Góc Nhìn Thơ. Đại học British Columbia.