Trong bài thi IELTS Writing Task 2, một trong những kiến thức nâng cao thường được các thí sinh ở trình độ band điểm 6.5+ sử dụng đó là thiết lập đoạn văn với Counter-argument (Phản đề). Đây là một trong những phương pháp lập luận hiệu quả giúp tăng tính liên kết và mạch lạc (Coherence and Cohesion) cho bài viết cũng như thể hiện được tính chặt chẽ và sâu sắc trong quan điểm của tác giả.
Tuy nhiên, một điểm trừ mà nhiều thí sinh thường mắc phải khi vận dụng dạng lập luận này trong xây dựng đoạn văn đó là người viết dễ sa đà vào lỗi ngụy biện người rơm, một dạng lỗi ngụy biện xảy ra khi người đọc ủng hộ quan điểm một cách quá thiên vị mà quên mất việc tư duy đa chiều để có cái nhìn trung lập.
Trong bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu tổng quan lại hai kiến thức nâng cao: đoạn văn phản đề và lỗi lập luận người rơm cùng với việc phân tích các ví dụ tiêu biểu để từ đó rút ra các lưu ý cho người học trong quá trình tiếp cận với dạng cấu trúc lập luận này.
Key takeaways: |
---|
|
Phản biện và cấu trúc của đoạn văn Phản biện
Phản biện
Counter Argument (phản đề) là một trong những cách lập luận trong IELTS Writing Task 2.
Cơ chế của việc lập luận này đó là (1) đưa ra quan điểm trái ngược với quan điểm của mình, (2) phản bác/ phủ định lại quan điểm bằng các lập luận, ví dụ, (3) sau khi chứng minh quan điểm trái ngược là sai, khẳng định lại quan điểm mình ủng hộ.
Với việc sử dụng kiểu lập luận này, người viết có thể tăng được tính thuyết phục và tính đa chiều cho bài viết nhờ vào việc phản biện lại các quan điểm trái ngược. Đây là kiểu lập luận thường được dùng trong dạng đề nghị luận - Argumentative essay (Opinion essay).
Đoạn văn áp dụng Phản biện
Khi áp dụng cách lập luận này vào việc xây dựng đoạn văn, người viết thường xây dựng theo cấu trúc gồm 2 phần:
Counter Argument (luận điểm phản đề): Nêu ra một ý kiến trái ngược với quan điểm của bài viết
Refutation (bác bỏ): Chỉ ra những điểm thiếu sót của quan điểm đó hay đưa ra những phản biện bằng các lập luận và minh chứng.
Hãy cùng phân tích đoạn văn sau để thấy rõ được cấu trúc của đoạn văn Counter Argument:
Đề bài: Some people believe that schoolchildren should be given homework by their teachers. Do you agree or disagree?
Some opponents might argue that homework is unnecessary for children as it does nothing to improve educational outcomes. However, they should consider that homework requires students to apply the knowledge they have learned in the classroom. Therefore, they have many chances to consolidate their understanding of the concepts taught by their teacher at school, which will help them improve their academic performance.
Theo tinh thần ủng hộ quan điểm rằng học sinh nên được giao bài tập, người viết đã lựa chọn hướng lập luận sử dụng counter argument qua việc phản biện lại quan điểm trái ngược cũng như nhấn mạnh quan điểm ủng hộ, thể hiện qua cấu trúc:
→ Counter Argument: Some opponents might argue that homework is unnecessary for children as it does nothing to improve educational outcomes.
Tác giả nêu ra quan điểm trái ngược
Cho rằng “ Một số người sẽ tranh cãi rằng làm bài tập không cần thiết cho trẻ bởi nó không thể cải thiện kết quả giáo dục”.
→ Refutation: However, they should consider that homework requires students to apply the knowledge they have learned in the classroom. Therefore, they have many chances to consolidate their understanding of the concepts taught by their teacher at school, which will help them improve their academic performance.
Tác giả phản biện lại ý kiến trái ngược: “ Tuy nhiên họ nên biết rằng bài tập về nhà giúp học sinh có thể áp dụng được những lý thuyết học trên lớp. Vì vậy học sinh có cơ hội để củng cố các kiến thức được dạy bởi giáo viên ở trường”
Nhấn mạnh kết quả để khẳng định quan điểm: “… điều này sẽ giúp cải thiện kết quả học tập của học sinh”
Ngụy biện nhìn bù rơm và những ví dụ điển hình
Ngụy biện nhìn bù rơm
Strawman fallacy (Ngụy biện người rơm) là một kiểu ngụy biện trong lập luận và phản biện, xảy ra khi một phản biện cố gắng bóp méo luận điểm để biến nó trở nên tiêu cực, từ đó tập trung tấn công vào các yếu tố tiêu cực đó nhằm có thể dễ dàng phản biện. Đôi khi ngụy biện này còn xảy ra người phản biện cố tình xuyên tạc, dựng lên một luận điểm có nhiều yếu điểm, từ đó gán nó thành lập luận của đối phương và tấn công vào.
Ngụy biện người rơm là dạng ngụy biện trong hình thức (phương pháp lập luận) thay vì nội dung (nội dung lập luận). Những ngụy biện này thường được đưa ra khi:
Người viết/nói không có đủ lý lẽ logic để có thể phản biện một quan điểm;
Người viết/nói mang lập trường quá nghiêng về một bên và không có đủ cái nhìn đa chiều vào vấn đề.
Các phương pháp biến từ lập luận hợp lý thành ngụy biện nhìn bù rơm
Đơn giản hóa quá mức : Biến một vấn đề phức tạp hoặc có nhiều tầng lớp thành một vấn đề đơn giản, rõ ràng và đen trắng.
Chỉ tập trung vào một phần của lập luận đối lập: Bằng cách làm này, người tranh luận bỏ qua các yếu tố khác nhau đang diễn ra và, tương tự như việc đơn giản hóa quá mức lập luận đối lập, trình bày một phần nhỏ của nó như thể phần đó là toàn bộ sự việc.
Đưa nó ra khỏi ngữ cảnh : Ví dụ: một cá nhân vận động cho các biện pháp an toàn cho người đi bộ có thể nói, "ô tô rất nguy hiểm" và đối thủ của họ có thể biến điều này thành người rơm bằng cách tuyên bố rằng người vận động nghĩ rằng ô tô nên bị cấm.
Trình bày một phiên bản bên lề hoặc cực đoan của một lập luận đối lập như phiên bản chính của nó: Ví dụ: một người có thể tạo ra một người rơm bằng cách tuyên bố rằng tất cả những người ăn chay trường đều phản đối mọi hình thức nuôi nhốt động vật, bao gồm cả quyền sở hữu thú cưng.
Các ví dụ của ngụy biện nhìn bù rơm
Trong cuộc sống thường ngày và cả trong các bài viết học thuật như IELTS Writing task 2, ngụy biện bù nhìn rơm đều có thể xuất hiện bởi lẽ nó là một phần của lập luận của phản biện. Để hình dung rõ được các trường hợp cụ thể, người học hãy theo dõi một số ví dụ được phân tích sau.
Các ví dụ trong tranh luận ngoài đời thực
Trường hợp 1:
Người 1 (đưa ra lập luận, quan điểm): Dạo này có nhiều vấn đề trộm cắp, tôi nghĩ chúng ta nên lắp thêm camera an ninh.
Người 2 (đưa ra phản biện bằng ngụy biện): Vậy bạn đang nói rằng bạn không tin hàng xóm của mình?
Trường hợp 2:
Người 1 (đưa ra lập luận, quan điểm): Tôi nghĩ chúng ta nên tắt tiếng micrô của người tranh luận khi đến lượt đối thủ của họ phát biểu để họ không thể ngắt lời nhau.
Người 2 (đưa ra phản biện bằng ngụy biện): Tôi không đồng ý vì tôi ủng hộ tự do ngôn luận.
Như vậy, có thể thấy được, trong các trường hợp tranh luận nêu trên, người phản hồi luôn cố gắng bóp méo quan điểm của người khác để có thể dễ dàng đưa ra phản biện.
Ví dụ về ngụy biện nhìn bù rơm trong Viết IELTS
Xét đề bài sau: Many people argue that the death penalty should be abolished. Do you agree or disagree?
Trong đoạn văn nêu ra quan điểm ủng hộ việc xóa bỏ tử hình, có thí sinh đã đưa ra lập luận rằng:
The universal practice of capital punishment can be regarded as a vigorous violation of humanitarian values. Law is created in defense of human rights and is widely considered as the support for social well-being. So how can death penalty, which obviously abuses human rights, even exist in our law so blatantly?
(Việc áp dụng phổ biến hình phạt tử hình có thể được coi là một sự vi phạm mạnh mẽ các giá trị nhân đạo. Pháp luật được tạo ra để bảo vệ quyền con người và được coi là sự hỗ trợ cho sự phát triển của xã hội. Vậy làm sao hình phạt tử hình, một hình phạt rõ ràng là vi phạm nhân quyền, lại có thể tồn tại trong luật của chúng ta một cách trắng trợn như vậy?)
Ở trong lập luận này, người viết đã bóp méo khái niệm tử hình và gán nó với việc vi phạm các giá trị nhân đạo trong khi mối quan hệ giữa hai yếu tố này hoàn toàn chưa được chứng mình. Toàn bộ những luận điểm và diễn giải phía sau đều hướng vào việc phản đối sự xâm phạm vào các giá trị nhân đạo.
Tuy nhiên, sự phi logic cần được quan sát kỹ ở đây là tác giả không hề chứng minh được việc thi hành án tử hình đồng nghĩa với việc xâm phạm các quyền con người. Từ đó toàn bộ lập luận đều là ngụy biện và không có tính thuyết phục.
Một trường hợp khác, xét đề bài sau: To succeed in business, one needs to know math. To what extent do you agree or disagree?
Thí sinh đưa ra lập luận phản đối:
Mathematics is not instrumental in becoming successful in business. There are many people who are excellent in Mathematics but fail to perform well in the practical business world. For instance, it is not uncommon to observe students at universities with firm backbone knowledge in math but lack many essential social skills. These students are apparently not suitable to become businessmen.
(Toán học không phải là công cụ để trở nên thành công trong kinh doanh. Có rất nhiều người xuất sắc trong môn Toán nhưng lại không thể hiện tốt trong thế giới kinh doanh thực tế. Chẳng hạn, không có gì lạ khi quan sát sinh viên tại các trường đại học có kiến thức nền tảng vững chắc về toán học nhưng lại thiếu nhiều kỹ năng xã hội thiết yếu. Những sinh viên này dường như không phù hợp để trở thành doanh nhân.)
Tưởng chừng như lập luận này đã logic và thuyết phục nhưng nếu đọc kĩ, người học có thể nhận ra lỗi ngụy biện bù nhìn rơm ở đây. Theo đề bài và theo câu luận điểm, thí sinh đang phản đối việc học toán là cần thiết cho kinh doanh. Nói theo cách khác thí sinh đang cần chứng minh rằng kinh doanh thành công thì không cần giỏi toán.
Tuy trong phần lập luận phía sau, người viết đã đánh đổi khái niệm thành có những người giỏi toán không kinh doanh thành công. Hai khái niệm này rõ ràng không tương đồng với nhau tuy nhiên người viết đã mặc nhiên thay đổi luận đề và đi chứng minh luận đề bị thay đổi chứ không phải luận đề gốc. Đây là ngụy biện.
Ngụy biện nhìn bù rơm trong đoạn văn Phản biện - biểu hiện & cách khắc phục
Tuy nhiên, ở bước phản biện, bác bỏ này, người học có nguy cơm mắc phải lỗi ngụy biện bù nhìn rơm khi có xu hướng diễn đạt một cách tiêu cực luận điểm trái ngược nhằm dễ dàng có thể bác bỏ, giúp thuận lợi trong việc viết bài. Chính điều này khiến cho bài viết thiếu đi tính thuyết phục và mạch lạc, làm ảnh hưởng tới điểm số của hai tiêu chí Task Response và Coherence and Cohesion.
Để hình dung cụ thể về các trường hợp mắc lỗi này, hãy quay lại với đề bài về vấn đề phá thai, nhưng được trình bày và phát triển trong hệ cấu trúc của đoạn văn Counter Argument nhưng mắc lỗi ngụy biện sau:
Đề bài: Many people believe that abortion should be legalized. To what extent do you agree or disagree ?
Đoạn văn với lập trường Disagree
Granted, pro-choice activists might argue that a woman should have the right to make decisions regarding her fetus as they are just part of the mom’s body. However, I would strongly argue against this school of thought as abortion is clearly murder. It is absolutely sinful to violate the right to live of children and our society will be harmfully affected if that kind of murder is morally accepted. As a result, the legalization of abortion is unacceptable.
(Các nhà hoạt động ủng hộ quyền lựa chọn có thể lập luận rằng một người phụ nữ nên có quyền đưa ra quyết định liên quan đến thai nhi của mình vì chúng chỉ là một phần cơ thể của người mẹ. Tuy nhiên, tôi phản đối quan điểm này vì phá thai rõ ràng là giết người. Vi phạm quyền được sống của trẻ em là hoàn toàn tội lỗi và xã hội của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng tai hại nếu kiểu giết người đó được chấp nhận về mặt đạo đức. Do đó, việc hợp pháp hóa phá thai là không thể chấp nhận được.)
Phân tích:
Đoạn văn trên được phát triển theo cấu trúc Counter Argument với 2 phần chính:
→ Counter Argument: Granted, pro-choice activists might argue that a woman should have the right to make decisions regarding her fetus as they are just part of the mom’s body.
Ở đây người viết đã chỉ một quan điểm đối lập với lập trường của tác giả (phụ nữ nên có quyền phá thai >< phản đổi hợp pháp hóa phá thai)
→ Refutation: However, I would strongly argue against this school of thought as abortion is clearly murder. It is absolutely sinful to violate the right to live of children and our society will be harmfully affected if that kind of murder is morally accepted. As a result, the legalization of abortion is unacceptable.
Ở phần phản biện và bác bỏ này, người viết đã đưa ra những lập luận để bác bỏ quan điểm ở trên. Tuy nhiên ở phần này, lỗi ngụy biện bù nhìn rơm đã bị mắc phải.
Cụ thể, người viết lúc này đã bóp méo quan điểm khi đánh đồng việc phá thai với giết người, trong khi hai điều này về bản chất là không tương đồng, và cũng không được chứng minh về tính tương đồng trong bài viết. Khi đó, toàn bộ những lập luận và dẫn chứng ở phía sau đều dùng để lập luận về vấn đề giết người trước khi kết lại rằng việc hợp pháp hóa phá thai là không thể được chấp nhận. Luận điểm này, vì vậy, không có tính thuyết phục.
Có thể nhận ra được rằng, lỗi ngụy biện bù nhìn rơm lúc này bị mắc phải trong quá trình người viết phản biện, bác bỏ quan điểm trái ngược nhưng không sử dụng cái nhìn đa chiều và các lập luận về mặt logic. Để khắc phục vấn đề này, ta có thể sửa đoạn văn trên như sau:
Đoạn văn sau khi chỉnh sửa:
Granted, one might argue that a woman should have the right to have an abortion if she wants as being unplanned pregnant might exert negative impacts on the woman’s life. However, I would strongly argue against this viewpoint as I believe abortion could even lead to more serious physical and mental problems that a woman might not be aware of. To be more specific, abortion has been indicated with scientific data to cause a higher infertility rate in women. Furthermore, women are able to suffer from social and religious pressures after receiving abortion treatment, which may result in a higher risk of getting mental illnesses.
(Đành rằng, người ta có thể lập luận rằng một phụ nữ nên có quyền phá thai nếu cô ấy muốn vì việc mang thai ngoài ý muốn có thể gây ra những tác động tiêu cực đến cuộc sống của người phụ nữ. Tuy nhiên, tôi cực lực phản đối quan điểm này vì tôi tin rằng phá thai thậm chí có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn về thể chất và tinh thần mà người phụ nữ có thể không nhận thức được. Cụ thể hơn, phá thai đã được khoa học chứng minh là gây ra tỷ lệ vô sinh cao hơn ở nữ giới. Hơn nữa, phụ nữ có thể phải chịu áp lực xã hội và tôn giáo sau khi điều trị phá thai, điều này có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tâm thần cao hơn.)
Trong đoạn văn này tác giả đã thay đổi “quan điểm đối lập” để có thể dễ dàng đưa ra các lập luận và bác bỏ hơn. Lúc này, bằng việc sử dụng lập luận và ví dụ, người viết đã bác bỏ ý kiến rằng “ việc mang thai ngoài ý muốn gây ra những tác động tiêu cực → nên phá thai” bằng cách chỉ ra rằng “ việc phá thai thậm chí còn mang ra nhiều hệ lụy xấu hơn mà phụ nữ không lường trước được”. Đây là cách lập luận sử dụng logic và tránh được các lỗi ngụy biện.
Cách tránh được lỗi ngụy biện nhìn bù rơm
Chọn ý tưởng cho quan điểm đối lập phù hợp với khả năng lập luận phản biện cũng như vốn từ của bản thân. Tránh tình trạng chọn lựa ý tưởng quá sức dẫn tới việc phải sử dụng ngụy biện để bác bỏ.
Luôn căn nhắc, suy xét vấn đề một cách đa chiều, trung lập.
Đọc lại bài viết sau khi hoàn thành và lưu ý đến logic trong lập luận.
Như vậy, bài viết đã cung cấp được cho người đọc những kiến thức về lỗi ngụy biện bù nhìn rơm trong quá trình xây dựng đoạn văn phản đề, qua đó đưa ra các ví dụ minh họa và cách để sửa lỗi cũng như tránh mắc phải loại lỗi lập luận này. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn học tốt!
Nguồn tham khảo:
Anh Ngữ Mytour. “Những Sai Lầm Ngụy Biện Trong IELTS Writing Task 2 Và Cách Khắc Phục - Phần 1: Ngụy Biện Người Rơm.” Mytour.vn, 10 Tháng Mười Hai 2021, Mytour.vn/nhung-loi-nguy-bien-trong-ielts-writing-task-2-va-cach-khac-phuc-phan-1-nguy-bien-nguoi-rom.
“What Is a Straw Man Argument? Định Nghĩa và Ví Dụ.” What Is a Straw Man Argument? Định Nghĩa và Ví Dụ | Grammarly, 31 Tháng Năm 2022, www.grammarly.com/blog/straw-man-fallacy.