Tư duy phản biện hay còn được biết đến là lối suy nghĩ lập luận có logic đóng vai trò quan trọng giúp con người tháo gỡ những nút thắt, giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Vận dụng được lối suy nghĩ này vào quá trình học tập, đặc biệt là IELTS Academic - chứng chỉ tiếng Anh học thuật đòi hỏi khả năng phân tích, đánh giá vấn đề của các thí sinh sẽ giúp thí sinh đột phá ở khả năng học tập cũng như là điểm số của mình.
Bài viết sau sẽ cung cấp cho người đọc cái nhìn bao quát về “Tư duy phản biện” cũng như các bước cần thiết để áp dụng lối tư duy này vào đề thi IELTS Reading, từ đó cải thiện khả năng đọc hiểu, đánh giá câu hỏi, giúp thí sinh cải thiện khả năng đọc nhanh và tốt hơn.
Key takeaways |
---|
“Tư duy phản biện" giúp thí sinh đánh giá và phân tích thông tin ở các chủ đề trong các bài thi Reading của kì thi IELTS. Các bước sử dụng “Tư duy phản biện" trong IELTS Reading:
|
Tư duy Phản biện là gì?
Người luôn suy nghĩ theo hướng phản biện, phân tích vấn đề khoa học, logic có tiềm năng vô cùng lớn để trở thành những nhà lãnh đạo nhờ vào khả năng phản biện, đặt vấn đề cho các sự việc, khó khăn và truyền tải, thiết lập các quyết định liên quan đến chúng một cách trơn tru và có cơ sở. Và tư duy suy nghĩ này đã được nhiều người ủng hộ và nhận định là một phương pháp học vô cùng hiệu quả cho các bài thi IELTS Reading vốn dĩ luôn yêu cầu khả năng am hiểu, phân tích và nhận định thông một cách logic, rành mạch.
Nói cách khác, áp dụng “Critical Thinking" trong các bài đọc IELTS Reading sẽ giúp thí sinh phân tích, đưa ra nhận định cho trình bày, thảo luận của những nhà văn trong một đoạn đọc hiểu và hơn hết có thể tối ưu hiệu quả trong việc phân tích chủ đề cho bài viết học thuật, phát triển ý tưởng một cách khách quan, logic nhất.
Các bước rèn luyện Tư duy phản biện trong IELTS Reading
Phân tích câu hỏi, đặt vấn đề: Đọc kỹ và hiểu một cách chặt chẽ ý nghĩa của câu hỏi theo từng ngữ cảnh cụ thể. Không sử dụng việc gạch chân các từ vựng và tìm từ đồng nghĩa trong bài. Bắt đầu đặt vấn đề phản biện cho nội dung câu hỏi bằng cách áp dụng mô hình sau:
“What - point” - trích dẫn luận điểm
“Why - explanation” - giải thích luận điểm
“How - evidence” - dẫn chứng thực tế.
Xác định thông tin bài đọc: Xác định vị trí thông tin trong bài đọc chứa nội dung câu hỏi qua các từ khóa quan trọng nhờ vào phương pháp Scanning (đọc lướt), sau đó phân tích, đánh giá thông tin dựa trên khả năng đọc hiểu cùng với đó là nắm chắc nội dung chính của đoạn văn.
Tổng hợp thông tin và trả lời câu hỏi: Lúc này thí sinh dùng tư duy phản biện để đánh giá thông tin trong bài đọc và đưa ra những nhận định và câu trả lời cho vấn đề phản biện được đặt ra ban đầu.
Luận điểm, thông tin nào trong bài đọc giúp làm sáng tỏ đại từ cần tìm cho câu hỏi “What - point”
Dẫn chứng nào giúp thí sinh tìm ra nguyên nhân, lời giải cho “Why - explanation”
Ví dụ thực tế được bài đọc cung cấp cho “How - evidence”.
Áp dụng Thực tiễn của Tư duy phản biện trong IELTS Reading
Xét ví dụ sau với dạng câu hỏi True/ False/ Not given:
“ A. ‘I would found an institution where any person can find instruction in any subject' That was the founder's motto for Cornell University, and it seems an apt characterization of the different university, also in the USA, where I currently teach philosophy. A student can prepare for a career in resort management, engineering, interior design, accounting, music, law enforcement, you name it. But what would the founders of these two institutions have thought of a course called Arson for Profit’? I kid you not: we have it on the books. Any undergraduates who have met the academic requirements can sign up for the course in our program in 'fire science’. |
(Nguồn: IELTS Cambridge 12, test 5)
Câu hỏi: The course would be useful for people intending to set fire to buildings.
Sử dụng 3 bước đã đề cập để áp dụng vô đoạn văn, ta sẽ được:
Bước 1: Phân tích câu hỏi giúp người đọc ngầm hiểu chắc chắn rằng “Một khoá học nào đó sẽ có ích cho những người dự tính phóng hỏa cho các tòa nhà” => Tiếp theo, người đọc đặt vấn đề bằng cách áp dụng cấu trúc “What - point”, “Why - explannation” và “"How - evidence” cho câu hỏi như sau:
“What is the course about?” or “What can be learned from that course?” là vấn đề thí sinh cần làm sáng tỏ cho luận điểm “What - point” để có cái nhìn bao quát hơn cho câu hỏi trên.
“Why is it helpful to people intending to set fire to buildings” - tiếp đến thí sinh cần tìm ra lời giải thích, thông tin về “sự hữu ích của khóa học đó cho người có dự định phóng hỏa” - liệu những kiến thức trong khóa học có giúp người ta đạt được điều đó?
“How can this be a case?” - Điều này xảy ra như thế nào? Trên thực tế, điều này có dễ dàng xảy ra hay không? Để kết luận được thông tin cho “How- evidence”, phần này yêu cầu nội dung bài đọc cần làm sáng tỏ luận điểm bằng những kết luận hay ví dụ mang tính thực tế, sự thật hiển nhiên.
Bước 2: Thí sinh xác định vị trí thông tin trong bài đọc dựa vào những từ khóa quan trọng như “the course”, nhiệm vụ của người đọc bây giờ là phân tích các thông tin liên quan đến “khóa học” được nhắc đến ở trên, cụ thể ở đây là khóa học “Arson for profit” - “Gây hỏa hoạn để kiếm lời”, khóa học cho phép bất kỳ học sinh đạt yêu cầu về học thuật đăng ký tham gia cho chương trình “khoa học lửa”. Từ các thông tin cơ bản, người đọc dễ dàng suy luận về nội dung tiếp theo cho bài đọc như thông tin về khóa học, những lợi ích đạt được từ khóa học,…
Bước 3: Đánh giá, tổng hợp thông tin và kết luận. Ở bước này, thí sinh bắt đầu đánh giá và đối chiếu thông tin bài đọc với vấn đề đặt ra ở bước 2 để hiểu được toàn bộ quan điểm của tác giả và rút ra kết luận cho câu hỏi.
“What is the course about?” - người đọc dễ dàng đánh giá được câu hỏi trên qua thông tin “all the tricks of the trade for detecting whether a fire was deliberately set, discovering who did it, and establishing a chain of evidence for effective prosecution in a court of law” => Đây là khóa học cung cấp kiến thức về cách điều tra các vụ án hỏa hoạn phục vụ mục đích truy tố trong phiên tòa.
“Why is it helpful to people intending to set fire to buildings” - Thông tin về khóa học đã sáng tỏ và có thể hiểu khóa học này là cần thiết, vậy liệu khóa học có hữu dụng có những người có ý định phóng hỏa không? Ngụ ý của tác giả trong việc trình bày thông tin của khóa học nhằm mục đích giải thích cho những nguy cơ mà khóa học mang lại như đúng cái tên ban đầu “Arson for profit”. “But wouldn't this also be the perfect course for prospective arsonists to sign up for?” - đây chính xác là lời giải thích cho tên khóa học và ngầm khẳng định cho luận điểm “đây là khóa học cung cấp kiến thức hoàn hảo cho những kẻ phóng hỏa tiềm năng”.
“How can this be a case” - người đọc cần xác định các khẳng định thực tế, sự thật hiển nhiên trong bài đọc để xây dựng cho luận điểm của tác giả và điều này đã được tác giả làm rõ với “ However, it's not unknown for a firefighter to torch a building” => Ám chỉ đây là một thực trạng có thật và không còn hiếm trong xã hội.
=> Kết hợp 3 bước, người đọc hoàn toàn dễ dàng đúc kết và nhận định được vấn đề như sau: “Đây là khóa học cung cấp kiến thức về các vụ hỏa hoạn và điều này không phải là quá hoàn hảo cho những người dự định phóng hỏa hay sao? Rõ ràng trên thực tế, các vụ hỏa hoạn không còn là hiếm gặp” => Đáp án: TRUE
=> “Critical Thinking” không chỉ giúp người đọc đặt vấn đề và trả lời được câu hỏi của đề bài mà còn giúp người đọc suy luận thông tin và có những cái nhìn sâu sắc hơn về quan điểm của tác giả trong bài viết, tránh gây nhầm lẫn khi cân nhắc các câu trả lời của mình.
Bài tập Áp dụng
“ Polar bears are being increasingly threatened by the effects of climate change, but their disappearance could have far-reaching consequences. They are uniquely adapted to the extreme conditions of the Arctic Circle, where temperatures can reach —40°C. One reason for this is that they have up to 11 centimeters of fat underneath their skin. Humans with comparative levels of adipose tissue would be considered obese and would be likely to suffer from diabetes and heart disease. Yet the polar bear experiences no such consequences. A 2014 study by Shi Ping Liu and colleagues sheds light on this mystery. They compared the genetic structure of polar bears with that of their closest relatives from a warmer climate, the brown bears. This allowed them to determine the genes that have allowed polar bears to survive in one of the toughest environments on Earth. Liu and his colleagues found the polar bears had a gene known as APoB, which reduces levels of low-density lipoproteins (LDLs) — a form of ‘bad’ cholesterol. In humans, mutations of this gene are associated with increased risk of heart disease. Polar bears may therefore be an important study model to understand heart disease in humans.” |
(Nguồn: IELTS Cambridge 16, test 1)
Do the following statements agree with the information given in Reading Passage? In boxes 1-3 on your answer sheet, write:
TRUE if the statement agrees with the information
FALSE if the statement contradicts the information
NOT GIVEN if there is no data regarding this
1. Polar bears encounter various health issues because of the accumulation of fat beneath their skin.
2. The research conducted by Liu and his colleagues contrasted different sets of polar bears.
Đáp án: 1. FALSE |
---|