
Tổng hợp mọi thông tin quan trọng về USB 4 (hoặc viết đúng là USB4 - không khoảng cách). Đây là tiêu chuẩn USB sẽ xuất hiện trên laptop, desktop trong tương lai cũng như các thiết bị di động và nhiều phụ kiện khác.
Tốc độ tối đa 40Gbps: Đây là tốc độ cao nhất của USB 4, đạt được khi sử dụng cáp tương thích. USB 4 nhanh như Thunderbolt 3, nhanh gấp đôi so với USB 3.2 Gen 2 (20Gbps) và nhanh gấp 8 lần so với USB 3.1 ngày xưa (5Gbps).
Hỗ trợ xuất hình ảnh theo chuẩn DisplayPort 2.0: tính năng này được kích hoạt thông qua “chế độ thay thế”, một chế độ mở rộng của cổng USB cho phép một kết nối khác sử dụng cổng USB tạm thời. DisplayPort 2.0 cho phép xuất hình ảnh 8K@60Hz với màu sắc HDR10. Để đạt được điều này, máy tính có thể yêu cầu băng thông lên đến 80Gbps, yêu cầu cáp tương thích với chế độ thay thế và đủ 8 lane để truyền dữ liệu.
Phân chia tài nguyên hiệu quả hơn cho video và dữ liệu: Khi hoạt động ở chế độ thay thế, USB 4 sử dụng một quy trình gọi là “gửi dữ liệu qua giao thức” để truyền dữ liệu theo định dạng của DisplayPort, PCIe và USB cùng một lúc. Nó cũng sẽ phân bổ băng thông tương ứng cho từng loại kết nối dựa trên mức sử dụng thực tế vào thời điểm đó.
Ưu điểm chính của USB 4
Tốc độ tối đa 40Gbps: Đây là tốc độ cao nhất của USB 4, đạt được khi sử dụng cáp tương thích. USB 4 nhanh như Thunderbolt 3, nhanh gấp đôi so với USB 3.2 Gen 2 (20Gbps) và nhanh gấp 8 lần so với USB 3.1 ngày xưa (5Gbps).
Hỗ trợ xuất hình ảnh theo chuẩn DisplayPort 2.0: tính năng này được kích hoạt thông qua “chế độ thay thế”, một chế độ mở rộng của cổng USB cho phép một kết nối khác sử dụng cổng USB tạm thời. DisplayPort 2.0 cho phép xuất hình ảnh 8K@60Hz với màu sắc HDR10. Để đạt được điều này, máy tính có thể yêu cầu băng thông lên đến 80Gbps, yêu cầu cáp tương thích với chế độ thay thế và đủ 8 lane để truyền dữ liệu.
Phân chia tài nguyên hiệu quả hơn cho video và dữ liệu: Khi hoạt động ở chế độ thay thế, USB 4 sử dụng một quy trình gọi là “gửi dữ liệu qua giao thức” để truyền dữ liệu theo định dạng của DisplayPort, PCIe và USB cùng một lúc. Nó cũng sẽ phân bổ băng thông tương ứng cho từng loại kết nối dựa trên mức sử dụng thực tế vào thời điểm đó.
USB 4 sẽ sử dụng cổng USB-C
Đương nhiên, khi cổng USB-C đã trở nên phổ biến, việc chia tay với cổng USB-A là điều dễ hiểu. Các chuẩn USB mới như sạc nhanh USB Power Delivery cũng chỉ hỗ trợ cổng USB-C. USB 4, chắc chắn sẽ tiếp tục sử dụng cổng USB-C và vẫn tương thích ngược với các chuẩn USB trước đây. Do đó, các thiết bị USB 3.1, 3.2 tại nhà bạn vẫn hoạt động bình thường, kể cả khi sử dụng cáp đổi từ A sang C.
Hai loại tốc độ
USB 4 xuất hiện với hai phiên bản tốc độ khác nhau:
- Phiên bản dành cho máy tính: hỗ trợ toàn bộ băng thông 40Gbps
- Phiên bản dành cho các thiết bị di động (điện thoại, tablet, các phụ kiện ngoại vi…): sử dụng phiên bản 20Gbps. Chậm hơn so với máy tính, nhưng vẫn nhanh hơn đáng kể so với các chuẩn USB trước đây.

Có thể bạn sẽ bắt gặp những biểu tượng này trên sản phẩm, có thể được in trực tiếp trên bao bì hoặc tem dán chẳng hạn. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhãn hiệu đều tham gia chương trình này vì chi phí. Vì vậy, thiết bị của bạn có thể không có những biểu tượng này. Việc đọc kỹ thuật số của nhà sản xuất là cách tốt nhất để biết tốc độ tối đa của USB 4 được hỗ trợ trên thiết bị bạn đang xem xét.
Tương thích với Thunderbolt 3
Đây là tính năng không bắt buộc, và chuyện quyết định có triển khai nó hay không tùy thuộc vào nhà sản xuất thiết bị USB 4. Về cơ bản, việc hỗ trợ Thunderbolt 3 sẽ giúp các thiết bị USB 4 trong tương lai vẫn có thể sử dụng phụ kiện Thunderbolt 3 với đầy đủ tốc độ, kể cả khi sử dụng eGPU để tăng cường hiệu suất đồ họa cho laptop.
Hiện tại không nhiều laptop hỗ trợ Thunderbolt 3, chủ yếu nằm ở các dòng cao cấp hoặc MacBook mà thôi. Thunderbolt 3 cũng hiếm khi xuất hiện trên các bo mạch chủ dành cho máy bàn. Và nếu bạn dùng máy tính với CPU AMD thì khả năng cao là không có Thunderbolt 3 do chuẩn này là của Intel (và Apple) cùng nhau phát triển. Các máy tính hoặc mainboard muốn dùng Thunderbolt 3 cũng phải trả tiền bản quyền và gắn thêm chip thì mới chạy được.
Hiện tại có dòng Mac chạy chip Apple M1 là hỗ trợ USB 4 / Thunderbolt 3, trong khi những chiếc laptop mới dòng chup Intel Tiger Lake như Dell XPS 13 cũng hỗ trợ USB 4 / Thunderbolt 4.
Tất cả thiết bị USB 4 sẽ phải hỗ trợ USB Power Delivery
Đây là tin vui, vì hiện nay nhiều laptop có cổng USB-C nhưng không sạc được qua cổng này mà chỉ có thể dùng để chuyển dữ liệu. Còn với USB 4, việc hỗ trợ Power Delivery (PD) là bắt buộc nên các nhà sản xuất máy tính buộc phải tích hợp USB Power Delivery. Nếu bạn chưa biết thì USB Power Delivery có thể truyền điện với công suất tối đa là 100W nên dễ dàng sạc được cho máy tính, điện thoại và tablet của bạn.
Để dùng được PD, bạn sẽ cần cả laptop hỗ trợ, một sợi cáp USB-C tương thích PD và cục sạc cũng phải có PD. Nhưng đừng lo, giờ sạc và cáp PD đã có rất nhiều trên thị trường và giá cũng rẻ.
Thunderbolt 4 chính là USB 4 bổ sung thêm vài thứ
Trong khoảng thời gian này có thể bạn sẽ nghe tới Thunderbolt 4 của Intel, nhưng hai chuẩn Thunderbolt 4 và USB 4 thực ra không phải cạnh tranh với nhau. Để được chứng nhận là thiết bị hỗ trợ Thunderbolt 4, bản thân chiếc laptop, hay phụ kiện, cáp truyền dữ liệu… đã phải hỗ trợ USB 4 rồi. Bên cạnh đó nó cần phải hỗ trợ thêm Thunderbolt 3 để đảm bảo tính tương thích ngược với các thiết bị cũ.

Tên đúng của nó là “USB4”
Tên chính xác của chuẩn USB mới là USB4, không có khoảng cách ở giữa. Lý do mình viết USB 4 trong bài này là để người ta dễ tìm kiếm ra mà thôi.
Về lý do đặt tên như vậy, CEO Brad Saunders của nhóm USB Promoter Group giải thích ông muốn người ta tập trung vào thương hiệu “USB” thay vì tập trung vào phiên bản phía sau. “Một trong những thứ mà chúng tôi muốn mọi người biết đó là chúng tôi không định sẽ ra phiên bản 4.0, 4.1, 4.2…”. Trong tương lai nếu có phiên bản nâng cấp nhanh hơn thì Hiệp hội USB cũng sẽ chỉ dùng một con số tốc độ để biểu thị mà thôi, ví dụ USB4 100Gbps chẳng hạn.