Trong bài thi Viết, đạt được điểm cao tại tiêu chí Coherence and Cohesion (Độ kết dính và liền mạch) vẫn luôn là một cột mốc khó đạt được với nhiều thí sinh. Một biểu hiện của vấn đề trên là việc bài viết có câu cú còn rời rạc, thiếu sự liên kết rõ ràng. Bài viết có thể có ý tưởng tốt, nhiều lập luận hay nhưng diễn đạt của bài chưa thông suốt, dẫn đến việc hiểu được quan điểm người viết trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến tổng thể bài viết. Trong tiêu chí trên, có một khía cạnh của ngôn ngữ được nhắc đến mà thí sinh cần lưu ý để có thể trau chuốt trong bài viết của mình: Referencing (Sự ám chỉ). Bài viết bên dưới sẽ giới thiệu về tiêu chí Referencing, cách nó được thực hiện trong tiếng Anh cũng như cách mà thí sinh có thể áp dụng nó vào bài thi Writing của mình. Thông qua bài viết bên dưới, tác giả mong muốn có thể giúp thí sinh có được những cách viết mạch lạc hơn.
Key takeaways:
Referencing là việc nhắc lại một ý đã được nhắc đến trước đó, là một khía cạnh trong ngôn ngữ làm tăng điểm Coherence and Cohesion
Có ba cách để thực hiện Referencing: Sử dụng đại từ nhân xưng, đại từ chỉ định và đại từ quan hệ
What is Referencing and why is it necessary?
Referencing là một công cụ ngôn ngữ cần thiết là bởi nó được nhắc đến trong chính Band Descriptors (tiêu chí chấm điểm) cho bài thi Viết của British Council, cụ thể hơn là ở tiêu chí Coherence and Cohesion (tính gắn kết và liền mạch của bài viết).
Phỏng theo hình bên trên, ta có thể thấy tại band 5, bài viết còn có nhiều phần bị lặp lại (repetitive), và lý do cho sự lặp lại này là thiếu đi referencing và sự thay thế các cụm từ (substitution). Lên đến band điểm 6, bài viết lúc này đã có sử dụng referencing nhưng không hoàn toàn rõ ràng hoặc phù hợp. Điều này có thể hiểu là các cụm dùng để thay thế bị dùng sai chức năng và cú pháp. Những đánh giá này cho thấy bài viết nếu muốn đạt từ band 6.0 trở lên ở tiêu chí Coherence and Cohesion cần phải sử dụng referencing xuyên suốt.
Một lý do khác cho việc sử dụng referencing đó là vấn đề với từ đồng nghĩa (synonyms). Nói như thế là bởi những từ đồng nghĩa khi thay thế nhau sẽ không đồng nghĩa hoàn toàn mà sẽ có những khác biệt rất nhỏ về nghĩa. Lấy ví dụ từ “society” trong câu “Environmental disasters can have a negative effect on the entire society. Therefore, the entire society must cooperate to resolve this situation.” (Thảm hoạ môi trường có thể có ảnh hưởng tiêu cực lên toàn xã hội. Vì thế, xã hội nên chung sức giải quyết vấn đề trên) việc nhắc lại “the entire society” trong những câu tiếp theo bằng những từ như “community” (cộng đồng), hay “organization” (tổ chức) sẽ không còn phù hợp với nét nghĩa đang được đề cập. Thay vào đó, ta có thể dùng những phương pháp referencing như trong “this society”, “they” hay “everyone”.
Khi đã giới thiệu xong về referencing và độ cần thiết của nó, sau đây bài viết sẽ đi đến mục giới thiệu các cách thức mà thí sinh có thể thực hiện referencing vào bài thi Writing của mình.
Three methods to implement referencing:
Utilize personal pronouns to refer to a previously mentioned entity
Đại từ nhân xưng được định nghĩa là những từ dùng để thay thế một người hoặc vật nào đó đã được nhắc đến trước đó. Với đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, chúng được chia theo ngôi (thứ nhất, thứ hai, thứ ba) và chia theo số (số ít, số nhiều). Tiếng Anh có 7 đại từ nhân xưng: I, you, we, they, he, she, it. Chắc hẳn người học đã quen với việc dùng chúng trong giao tiếp hàng ngày. Nhưng đối với những bài viết mang tính chất khách quan và học thuật như IELTS, những đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất và thứ hai (I, we, you) sẽ không được sử dụng. Hơn nữa, những lập luận của bài viết phải mang tính phổ quát cho một cộng đồng, một bộ phận chứ không phải chỉ áp dụng với một trường hợp cụ thể nào, nên he và she cũng sẽ ít có khả năng xuất hiện trong bài thi Writing. Vì thế, chỉ còn hai đại từ nhân xưng thường thấy là It và They. Tuy vậy, cách dùng của it và they không chỉ giới hạn cho một người hay nhóm người mà còn có thể dùng để nói về các sự vật trừu tượng.
Sau đây là một đoạn nêu ra những lý do cho việc nhập cư ở một số nước:
The first reason for people from developing countries migrating to developed countries is to find better job opportunities. They can finally settle down once they have a stabler and higher income. Additionally, it can also mean that their future savings are more guaranteed. Another reason could be social unrest in their country of residence. It can be cultural conflicts or wars at borders, leading to the people feeling too insecure to stay. Since they want to care for their children’s well-being, leaving seems like the better option.
(Lý do đầu tiên cho việc người dân ở những nước đang phát triển di cư đến những nước phát triển là để tìm cơ hội việc làm. Họ cuối cùng cũng có thể an cư lạc nghiệp một khi họ có một thu nhập ổn định hơn và cao hơn. Hơn nữa, điều này cũng có nghĩa là thu nhập tương lai của họ cũng được đảm bảo hơn. Một lý do khác có thể là bởi những bất ổn xã hội tại quốc gia sở tại của họ. Đó có thể là xung đột văn hoá hoặc chiến tranh tại vùng biên giới, dẫn đến người dân thấy việc ở lại là không an toàn. Vì họ muốn chăm sóc cho sự an nguy của con em mình, rời đi có vẻ là lựa chọn tốt hơn.)
Tại đây ta có thể thấy nếu It và They không được sử dụng, những danh từ như people from developing countries, a stabler and higher income, social unrest, … phải được nhắc lại nhiều lần, từ đó không đảm bảo độ liền mạch của bài viết. Khi ta sử dụng hai đại từ này, ta cũng thấy được một ngôn ngữ sử dụng tự nhiên hơn. Thông qua đoạn trên, ta cũng thấy rằng It và They thường được dùng để thay thế một đối tượng (người hoặc sự vật) được nhắc đến trước đó.
Use demonstrative pronouns to refer to a previous point
Đại từ chỉ định được dùng để nhắc đến một điều gì đã được nhắc đến trước đó, và phân biệt nó với những điều khác. Đại từ chỉ định trong tiếng Anh được phân loại dựa trên khoảng cách với người nói (gần người nói, xa người nói) và số lượng (số ít, số nhiều). Các đại từ chỉ định này là: this, that, these, those. Người học có thể đã quen với những từ này với các nét nghĩa như “cái này”, “cái kia”, … Nhưng những từ này cũng có thể được dùng để nhắc đến một sự việc, khái niệm trừu tượng trong bài luận IELTS, và cách dùng cũng có nhiều nét tương tự như It và They.
Theo Cambridge Dictionary, it, this và that đều được dùng để giới thiệu thêm về một thông tin đã được nhắc đến trước đó, nhưng với những công dụng và sắc thái nghĩa khác nhau:
It is used to refer to the topic being discussed but not to introduce a new concept.
Technology has drastically changed the way global cultures interact. In particular, it helps to bridge the cultural gap between countries, making people more accepting towards each other.
(Công nghệ đã thay đổi mạnh mẽ cách những nền văn hoá toàn cầu tương tác với nhau. Cụ thể hơn, nó giúp bắc cầu những khoảng cách văn hoá giữa các quốc gia, làm cho con người chấp nhận nhau hơn)
This is used to refer back to an entire clause, sentence, or part of a sentence mentioned earlier.
Sự khác biệt giữa This và It là This mang tính nhấn mạnh thông tin hơn so với It. Và các tác giả thường dùng This khi ý tưởng vừa đề ra là một phần quan trọng của lập luận theo sau
Because of advances in social media, people have the opportunity to come into contact with the different national identities on their screen. This helps to enrich their knowledge of the world without having to spend a lot of money.
(Do những tiến bộ về mạng xã hội, mọi người có nhiều hơn những cơ hội tiếp xúc với các bản sắc văn hoá khác nhau ngay trên màn hình của họ. Điều này cũng giúp họ làm giàu vốn kiến thức của mình về thế giới mà không cần phải tốn quá nhiều tiền.)
That is used similar to this but places the writer at a distance from the topic being discussed.
Furthermore, with the help of telecommunication innovations such as Facetiming and messaging, people can even exchange information directly with one another. That can also be a great way to form new friendships with foreigners.
(Hơn nữa, với sự trợ giúp của các tiến bộ về viễn thông như Facetime hay nhắn tin, mọi người cũng có thể trao đổi thông tin trực tiếp với nhau. Đó cũng là một cách rất tốt để có những mối quan hệ bạn bè với người ngoại quốc)
Tại đây, khi That được sử dụng, người đọc sẽ có cảm giác rằng người viết không thực sự có liên quan chặt chẽ đến chủ đề giao tiếp từ xa đang được bàn luận đến, mà chỉ đóng vai trò là người nêu ra quan điểm về chủ đề trên.
That and those are also used to replace a previously mentioned noun, followed by a relative clause.
Lúc này đại từ sẽ mang nghĩa “cái mà/những cái mà” hoặc “ai mà/những ai mà”
This is especially crucial in times of a global pandemic like today. For those who are required to stay indoors, they can still stay connected with friends and loved ones far away with the help of these advances.
(Điều này là đặc biệt cần thiết trong thời buổi dịch bệnh toàn cầu như hiện nay. Với những ai còn phải ở trong nhà, họ vẫn có thể kết nối với bạn bè và người thân ở xa thông qua những tiến bộ công nghệ này.)
These pronouns can also function as determiners and appear before a noun.
Young people nowadays tend to ignore the culture of their respective country. This situation can lead to many devastating consequences in the future.
(Người trẻ hiện nay thường hay bỏ qua văn hoá của quốc gia họ. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng trong tương lai.)
Utilize relative pronouns
Đại từ quan hệ dùng để gắn kết một đoạn bổ ngữ vào thông tin đi trước mà không cần tách ra thành một câu riêng lẻ. Điều này sẽ giúp người viết tránh được việc lặp lại chủ ngữ đã nhắc đến ở câu trước.
Sau đây là các đại từ quan hệ thường dùng và những khả năng thay thế của chúng:
Who: thay thế một người hoặc nhóm người
Ví dụ: Promoting tourism in a country can yield new career opportunities for workers who have experience in this field. (Việc thúc đẩy ngành du lịch phát triển ở một quốc gia có thể mở ra nhiều cơ hội việc làm cho những người trong lĩnh vực đó.)
Which: Thay thế động vật, đồ vật, một ý tưởng, một câu, một mệnh đề
Ví dụ: Foreign visitors would also be more interested in the native culture, which can draw in a large revenue stream from abroad. (Du khách nước ngoài sẽ có hứng thú với văn hoá bản địa hơn, từ đó có thêm một dòng lợi nhuận lớn từ các nước khác)
Whose: Thay thế một mối quan hệ sở hữu giữa hai danh từ xung quanh nó
Ví dụ: People whose main hobbies are geography and history can also take part in the tourism movement as their knowledge can be a valuable asset to the industry. (Những người có sở thích chính là lịch sử và địa lý cũng có thể tham gia vào công cuộc phát triển ngành du lịch bởi những kiến thức của họ có thể là tài sản quý báu cho ngành.)
Whom: Thay thế một tân ngữ chỉ người của động từ đi sau nó (dùng Which nếu tân ngữ đó chỉ vật)
Ví dụ: However, the historical sites which the authorities alter for tourism development might become irreparable if the damages are too serious. (Tuy vậy, những địa danh lịch sử mà chính quyền thay đổi để phát triển du lịch có thể không sửa chữa được nếu những nguy hại quá nghiêm trọng.)
Các đại từ quan hệ góp phần hình thành các mệnh đề quan hệ mà sau đó lại góp phần hình thành các câu phức. Từ đó không chỉ yếu tố Coherence and Cohesion của bài viết được đáp ứng mà bài viết còn có thể đa dạng hoá lượng cấu trúc, từ đó đáp ứng tiêu chí Grammatical Range and Accuracy từ band 7 trở lên với tiêu chuẩn sử dụng đa dạng cấu trúc phức tạp (uses a variety of complex structures.)
Áp dụng cả ba phương pháp
Culture is gradually losing its influence on the younger generation for several notable reasons. To start with, parents can be held responsible for this phenomenon since there is not much focus on maintaining family traditions in households anymore. Consequently, their offspring fail to comprehend the importance of these practices. Instead, the youth within families tend to spend the majority of their time indulging in social media platforms. The second factor is the inadequate attention given by educational institutions to impart cultural knowledge to students who may be eager learners. This deficiency can effectively stifle the curiosity of these young minds. Lastly, this issue can be attributed to governmental indifference. This translates to infrequent exposure and reminders of cultural heritage for the populace. For instance, television programs and documentaries highlighting folk festivals or traditional craft villages are progressively declining in popularity compared to entertainment shows.
(Văn hóa đang dần mất đi sức ảnh hưởng đối với thế hệ trẻ với nhiều lý do đáng chú ý. Đầu tiên, cha mẹ có thể chịu trách nhiệm vì hiện tượng này do không có nhiều sự chú ý vào việc duy trì truyền thống gia đình trong các hộ gia đình nữa. Kết quả là, con cháu của họ không hiểu được sự quan trọng của những thói quen này. Thay vào đó, thế hệ trẻ trong gia đình thường dành phần lớn thời gian của họ cho các nền tảng mạng xã hội. Yếu tố thứ hai là sự thiếu chú ý đối với việc truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh có thể là những người học ham học. Sự thiếu hụt này có thể dễ dàng làm tắt sự tò mò của những tâm trí trẻ này. Cuối cùng, vấn đề này có thể được quy về sự thờ ơ của chính phủ. Điều này dẫn đến việc người dân không thường xuyên tiếp xúc và nhắc nhở về di sản văn hóa cho dân chúng. Ví dụ, các chương trình truyền hình và phim tài liệu về các lễ hội dân gian hoặc làng nghề truyền thống đang giảm dần về sự phổ biến so với các chương trình giải trí.)
Upon examining the passage above, we can observe the alternation of demonstrative and relative pronouns used to replace a noun, noun phrase, or clause preceding it. Additionally, referencing can also involve the use of synonyms to demonstrate a broader vocabulary of the writer. For instance, in the passage above, 'the government's negligence' can be substituted with 'this oversight,' and the coherence between the two sentences is maintained.