Hiện nay, nhiều sĩ tử luyện thi IELTS vẫn còn gặp khó khăn trong việc định hướng những cách ôn tập và luyện thi hiệu quả trong phần thi Listening, vì thế không thể đạt được band điểm như mong muốn. Bài thi IELTS Listening bao gồm 4 phần, trong đó phần thi IELTS Listening Part 3 được nhiều thí sinh đánh giá là khó bởi sự đa dạng trong dạng câu hỏi và số lượng nhân vật tham gia vào cuộc hội thoại.
Một nguyên nhân khiến thí sinh không đạt được band điểm mong muốn trong phần thi này là do thí sinh chưa biết tận dụng transcript (kịch bản bài nói) để luyện tập phân tích những đáp án không chính xác nhằm nâng cao khả năng nghe cho những bài nghe sau. Bài viết này sẽ hướng dẫn người đọc cách sử dụng transcript một cách hiệu quả để nâng cao vốn từ vựng và tăng khả năng nghe hiểu trong phần thi IELTS Listening Part 3.
Introduction to IELTS Listening Part 3
Format
Part 3 trong phần thi Listening gồm 10 câu hỏi và kéo dài trong thời lượng 7 đến 8 phút. Các dạng bài theo thứ tự phổ biến trong phần thi này:
Trắc nghiệm (Multiple Choice)
Nối thông tin (Matching)
Điền vào chỗ trống (Completion): có thể theo dạng Sentence Completion (điền từ vào câu) hoặc Diagram Completion (điền từ vào một quy trình)
Chọn thông tin từ danh sách (Pick from a list)
Câu trả lời ngắn (Short-answer question)
Thông thường, trong phần thi Listening Part 3, đề thi sẽ được trình bày theo 1 đến 2 trong số những dạng bài được đề cập ở trên.
Content
Trong phần 3 của bài thi Listening, thí sinh sẽ nghe một đoạn hội thoại của 1 đến 4 nhân vật trong ngữ cảnh giáo dục hoặc đào tạo. Ví dụ:
Trường hợp có 2 nhân vật: một giáo viên/ trợ giảng cùng bàn luận về bài thuyết trình môn sinh học cùng một bạn sinh viên.
Trường hợp có 3 nhân vật: một giáo sư đang tư vấn và thảo luận về bài luận cuối khóa cùng hai sinh viên A và B (thường là một nam và một nữ để người nghe dễ phân biệt tông giọng).
Trường hợp có 4 nhân vật (trường hợp hiếm): bài nói sẽ có 1 trợ giảng và 1 giáo sư (1 trong số họ là nam hoặc nữ với giọng nam và nữ trầm hơn để người nghe phân biệt) và 2 bạn sinh viên (một nam và một nữ với tông giọng cao hơn) đang bàn luận về một chủ đề nghiên cứu cho dự án.
Language Usage
Ngôn ngữ mang tính tự nhiên và gần gũi, không quá trịnh trọng.
Không sử dụng từ lóng và từ địa phương.
Người nói đóng vai trò nhất định trong cuộc hội thoại và các nhân vật sẽ luân phiên nhau phát biểu ý kiến cá nhân hay nêu một thông tin về chủ đề đang nói đến.
Vì tính chất bài nói là một phần đối thoại nên người nghe cần chú ý xác định nhân vật nào đang phát biểu và để ý sự khác nhau trong các tông giọng của các nhân vật cùng giới tính.
Trong bài nói Part 3, những người nói thường đưa ra một quyết định hoặc cố gắng đạt được một sự thoả thuận về một vấn đề nào đó. Vì vậy, người nghe cần tập trung nghe kĩ những từ/ cụm từ biểu thị sự đồng ý/ không đồng ý và thái độ của từng nhân vật trong đoạn hội thoại.
Trong những bộ tài liệu luyện thi uy tín được phát hành bởi nhà xuất bản Cambridge như Bộ sách Cambridge từ cuốn 1-15 hay IELTS TRAINER, sau khi hoàn thành mỗi bài nghe, thí sinh đều có thể tìm thấy phần script được in ở cuối sách cùng với những chú thích chỉ rõ trong script đoạn nào sẽ chứa thông tin về đáp án cần tìm.
Bài thi Listening ngày càng có khuynh hướng nhấn mạnh vào việc nghe hiểu, vì vậy thí sinh nên tận dụng script để không chỉ tìm ra được đáp án đúng sau mỗi lần nghe mà còn nắm được lí do vì sao những đáp án lại khác lại không chính xác. Từ đó, thí sinh có thể hiểu tường tận và rõ ràng những cách diễn đạt hay những cụm từ “bẫy” trong bài thi IELTS Listening (không phải là đáp án đúng) để tăng khả năng nghe hiểu trong những bài nghe sau.
Key points to consider when analyzing a transcript
Thông thường, thí sinh sẽ luyện tập theo cách nghe trước và trả lời những câu hỏi. Sau đó, thí sinh sẽ dò đáp án và tiến hành phân tích script để hiểu vì sao một số câu hỏi thí sinh đưa ra đáp án sai. Tuy nhiên, không phải thí sinh nào cũng biết tận dụng và phân tích transcript đúng cách và hiệu quả để khắc phục những nhược điểm trên. Để khắc phục được điều đó, thí sinh cần phải nắm được những điều sau:
Phrases paraphrased in the transcript with phrases found in the answers
Đầu tiên, thí sinh cần tìm ra đáp án đúng và hiểu lí do vì sao đáp án đó chính xác. Câu trả lời luôn được paraphrase (diễn đạt lại) nên thí sinh cần so sánh các cụm từ có trong đáp án với các cụm từ chứa trong transcript.
Ví dụ:
Ví dụ sau có nội dung là một cuộc hội thoại giữa hai bạn sinh viên về bài thuyết trình với chủ đề “history of vitamin supplements” (lịch sử của thực phẩm chức năng bổ sung vitamin).
Đề bài:
Phân tích từ vựng trong đáp án và từ vựng trong script:
Đáp án: 21. G
Từ vựng trong câu hỏi: Toxic substances
Từ vựng tương ứng trong đoạn script:
Lucy: Well, before the 1900s, when someone became weak and tired, and it wasn’t clear why, doctors assumed they were suffering from an infection – like a virus.
Sam: Or they’d been in contact with something poisonous or harmful. Something they’d handled or eaten. Doctors had no other explanation for it.
Giải thích:
“Toxic substances” (chất độc hại) tương ứng với
“Something poisonous or harmful” (thứ gì đó có độc và gây hại)
Đáp án: 22. E
Từ vựng trong câu hỏi: Poor diet
Từ vựng tương ứng trong đoạn script:
Lucy: But in the early 1900s, that changed. That researcher in the
US -Joseph Goldberger, – he realised people who basically lived off corn – they were getting ill because they weren’t eating anything else.
Giải thích: “Poor diet” (chế độ ăn nghèo nàn) tương ứng với “they weren’t eating anything else” (họ không ăn thứ gì khác)
Đáp án: 23. H
Từ vựng trong câu hỏi: Processed food
Từ vựng tương ứng trong đoạn script:
Sam: Well, in the 1930s those governments were worried about people’s general health, because everyone was suddenly buying canned fruit, artificial butter, meat in tins.
Giải thích: “Processed food” (thức ăn được chế biến sẵn) tương ứng với “canned fruit, artificial butter, meat in tins” (trái cây đóng lọ, bơ nhân tạo, thịt đóng hộp).
Phrases paraphrased in the transcript with phrases found in the questions
Nhiều thí sinh thường chỉ chú tâm vào việc tìm ra đáp án đúng và không để ý đến việc tìm ra nguyên nhân vì sao họ không ra nghe được đáp án đó. Một trong số những nguyên nhân khiến thí sinh không nghe được đáp án chính xác là việc thí sinh không để ý đến những từ cho sẵn trong câu hỏi, từ đó lướt qua hoặc để sót một đoạn thông tin trong bài. Vì vậy, việc khai thác script để tìm ra những từ/cụm từ trong script thay thế cho những từ trong câu hỏi sẽ giúp thí sinh có thể nâng cấp vốn từ vựng của mình để từ đó, phản xạ nhanh hơn trong những bài nghe sau.
Ví dụ
Để người đọc dễ theo dõi, bài viết sử dụng lại ví dụ đã nêu trong phần 1
Đề bài:
Phân tích từ vựng trong câu hỏi và từ vựng trong script:
Đáp án: 21. G
Từ vựng trong câu hỏi: Physical weakess, Is thought to be
Từ vựng tương ứng trong đoạn script:
Lucy: Well, before the 1900s, when someone became weak and tired, and it wasn’t clear why, doctors assumed they were suffering from an infection – like a virus.
Sam: Or they’d been in contact with something poisonous or harmful. Something they’d handled or eaten. Doctors had no other explanation for it.
Giải thích:
Cụm “physical weakness” (sự yếu đi về mặt thể chất) tương ứng với cụm “someone became weak and tired” (khi một người trở nên ốm và mệt mỏi).
Cụm “is thought to be” (được cho rằng) tương ứng với việc “doctors assumed” (bác sĩ cho rằng).
Đáp án: 22. E
Từ vựng trong câu hỏi: Sickness
Từ vựng tương ứng trong đoạn script: Lucy: But in the early 1900s, that changed. That researcher in the US – Joseph Goldberger, – he realised people who basically lived off corn – they were getting ill because they weren’t eating anything else.
Giải thích: Từ “sickness” (bệnh) tương ứng với cụm “getting ill” (bị bệnh)
Đáp án: 23. H
Từ vựng trong câu hỏi: Concerned
Từ vựng tương ứng trong đoạn script: Sam: Well, in the 1930s those governments were worried about people’s general health, because everyone was suddenly buying canned fruit, artificial butter, meat in tins.
Giải thích: Từ “concerned” (lo lắng/quan ngại) tương ứng với từ “worried” (lo lắng).
How to eliminate incorrect and distracting answers
Ví dụ
Ví dụ sau có nội dung là một cuộc hội thoại giữa hai bạn sinh viên về bài thuyết trình với chủ đề “art restoration” (Phục chế ảnh).
Đề bài:
Phân tích cụm từ chỉ thái độ để tìm ra đáp án đúng và hiểu vì sao các đáp án kia không chính xác:
Đáp án: 21. A
Đoạn script:
Oliver: Ok Chloe, let’s put the presentation together. What do you want to include in the introduction?
Chloe: Well, we’re looking at the restoration of old paintings, and the reproduction. So we should begin with a definition – to show how those two things are different.
Oliver: Is that necessary? Let’s start in a visual way. Show some paintings that have been restored, and talk about why it was necessary. So, for instance a painting that was damaged by water, and another one by insects – or by sunlight.
Chloe: OK, let’s go with that. It’ll get everyone’s attention.
Phân tích:Đề bài yêu cầu người nghe xác định phần được thêm vào “introduction” (mở đầu) của bài thuyết trình.
Đáp án đúng là A vì khi Oliver đã đề nghị trình chiếu một số bức vẽ đã được phục chế “restored” trong phần “introduction” và nói về lí do vì sao nó cần thiết “why it was necessary”, Chloe đã đồng ý “OK, let’s go with that” và nói rằng nó sẽ thu hút sự chú ý của mọi người “It’ll get everyone’s attention”.
Đáp án C là thông tin gây nhiễu vì Chloe đề nghị nên bắt đầu bằng định nghĩa “a definition”, gần giống với cụm “a general description” (một sự mô tả khái quát) trong đáp án này, nhưng sau đó Oliver từ chối khi anh đặt câu hỏi “Is that necessary?” (Có thật sự cần thiết không?). Vì vậy, ở đây, cả 2 người không cùng ý kiến với nhau.
Đáp án B cũng không chính xác vì mặc dù Oliver có đưa ra những ví dụ về lí do cho việc phục chế ảnh như “damaged by water, and another one by insects – or by sunlight.” (bị vô nước, bị côn trùng hay bị ánh sáng làm hư hại), anh không đề cập đến những tình huống mà người phục chế tạo ra những sản phẩm phục chế chất lượng thấp “examples of poor restoration work”.
Đáp án: 22. B
Đoạn script:
Oliver: After the introduction, we should tell everyone about our museum visit.
Chloe: Yes, it was great to see people restoring paintings in front of us. Did you know that most of the restorers we met didn’t have a degree in art history? They’d done things like chemistry and archaeology. I never would have imagined that.
Oliver: Me neither. I had no idea those kind of skills would be useful.
Chloe: Apparently, a painting can take a year to clean.
Oliver: I guess it would. And one guy I spoke to told me they’re always experimenting. Reading up on different ways to clean the paintings.
Phân tích:
Đề bài yêu cầu người nghe xác định điều khiến hai bạn sinh viên “surprised” (ngạc nhiên) khi tham quan bảo tàng.
Đáp án đúng là đáp án B vì đầu tiên, Chloe cho rằng những nhà phục chế có thể có chuyên môn trong những lĩnh vực như lịch sử nghệ thuật (“have a degree in art history”), nhưng sau đó cô nói với Oliver rằng những nhà phục chế đó thật ra có chuyên ngành hoá học và khảo cổ học và bày tỏ sự ngạc nhiên của mình qua cụm “I never would have imagined that.” (Tôi đã không ngờ đấy). Oliver cũng thể hiện sự đồng ý qua cụm “Me neither” (Tôi cũng không ngờ) và “I had no idea those kind of skills would be useful” (Tôi cũng không biết rằng những kỹ năng như vậy có thể trở nên có ích.)
Đáp án A là đáp án gây nhiễu trong trường hợp thí sinh không nghe kịp phần script trước đó. Chloe có đề cập tới một bức tranh mà có thể tốn tận 1 năm để rửa sạch (“a painting can take a year to clean”) nhưng cả hai đều không tỏ thái độ cho việc này.
Đáp án C không chính xác vì Oliver đề cập lời chia sẻ của một nhà phục chế anh ấy quen biết: “they’re always experimenting. Reading up on different ways to clean the paintings”, chứ không nói gì về chất liệu tranh (“materials”) là từ có trong đáp án này. Thêm vào đó, cả hai sinh viên đều không bày tỏ thái độ cho việc này.
Đáp án: 23. A
Đoạn script:
Chloe: So, would you be interested in a career in art restoration? You know you don’t actually need to be able to draw – so it might suit you!
Oliver: Very funny. Look, I think it would be a great job but I wouldn’t choose to do it. You get to work in interesting places – that’s true. I mean, sometimes you’d be working in a public place – like restoring the paintings high up on a church ceiling.
Chloe: With the public watching.
Oliver: I wouldn’t mind that. But the thing is, when someone owns the painting you’re working on, you’ve got to get it right. What if they didn’t like the colours you’d used? Too much pressure.
Phân tích:
Đề bài yêu cầu người nghe xác định lý do ngăn cản Oliver theo đuổi nghề phục chế tranh (động từ “put someone off” có nghĩa là “làm nản lòng/ ngăn cản ai khỏi việc làm gì”).
Answer A is correct because Oliver mentioned he dislikes having too much pressure ('Too much pressure') regarding the reaction of the art buyers ('What if they didn’t like the colours you’d used?' – assuming they didn’t like the colors used in the painting, what then?)
Answer C is incorrect because although Chloe jokingly mentioned that he might not need to know how to draw to do this job ('You know you don’t actually need to be able to draw'), that’s not the reason Oliver decides not to pursue this restoration profession ('Very funny. Look, I think it would be a great job but I wouldn’t choose to do it').
Answer B is incorrect because Oliver did mention working in high places ('I mean, sometimes you’d be working in a public place – like restoring the paintings high up on a church ceiling'), but he finds it exciting ('You get to work in interesting places – that’s true.'), so this is not a reason for him not to pursue this restoration profession.