Vạch kẻ đường giao thông màu vàng tương tự như vạch kẻ đường màu trắng về chức năng, theo quy chuẩn mới 41/2016, vạch vàng trắng không chia theo địa phận mà chia theo mục đích. Cụ thể, nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy có màu vàng và nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều có màu trắng
- Phân biệt các loại vạch kẻ đường và ý nghĩa của chúng
- Chức năng hỗ trợ giữ làn đường trên xe ô tô là gì ?
- Kinh nghiệm lái xe đường dài cho tài mới
Quy chuẩn Việt Nam số 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ có hiệu lực từ ngày 01-11-2016, vạch kẻ đường màu vàng không chỉ được sử dụng trên các đoạn đường quy định tốc độ từ 60 km/h trở lên mà còn dùng để phân chia 2 chiều xe lưu thông ngược chiều. Hiện nay, nhiều địa phương, thành phố đang thay đổi vạch kẻ đường từ màu trắng sang màu vàng theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia về báo hiệu đường bộ.
Ý nghĩa của các loại vạch kẻ đường màu vàng
Các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41 được mô tả như sau
Vạch số 1.1: Vạch kẻ đường màu vàng nét đứt
Đây là loại vạch đơn, đứt nét màu vàng, còn được gọi là vạch 1.1. Vạch này được sử dụng để phân chia 2 chiều xe ngược chiều nhau trên các đoạn đường có ít nhất 2 làn xe và không có dải phân cách.
Với loại vạch này, xe được phép vượt qua để đi ở làn ngược chiều từ cả hai phía.
Vạch số 1.2: Vạch kẻ đường màu vàng nét liền
Ý nghĩa của loại vạch này tương đương với vạch màu vàng nét đứt, được sử dụng để phân chia 2 chiều xe chạy trên đường có 2 hoặc 3 làn xe và không có dải phân cách ở giữa. Sự khác biệt là khi tham gia giao thông trên các đoạn đường có vạch kẻ vàng nét liền, xe không được chuyển làn, không được đi qua vạch.
Vạch này thường xuất hiện trên các đoạn đường nơi tầm nhìn bị che khuất, nguy cơ va chạm trực diện cao.
Vạch 1.3: Vạch kẻ đường màu vàng nét liền đôi
Vạch kẻ này phân chia làn đường 2 chiều trên quốc lộ hoặc đường cho phép tốc độ từ 60km/h trở lên. Sử dụng để phân chia hai chiều xe chạy trên đường có ít nhất 4 làn xe và không có dải phân cách giữa, xe không được đi qua vạch hoặc chuyển làn.
Vạch này thường được áp dụng trên các đoạn đường nơi tầm nhìn bị che khuất, nguy cơ va chạm trực diện cao hoặc ở các vị trí khác cần thiết.
Vạch 1.4: Vạch kẻ đường màu vàng một đứt, một liền
Loại vạch này được sử dụng để phân chia 2 chiều xe chạy trên đường có ít nhất 2 làn xe và không có dải phân cách, thường được sử dụng ở các đoạn yêu cầu cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng cố định để đảm bảo an toàn.
Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép vượt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được vượt qua vạch.
Vạch 1.5: Vạch kẻ đường màu vàng đứt song song
Loại vạch này được dùng để xác định biên giới của làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy trên làn đường được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các biểu hiện khác phù hợp.
Vạch 1.17: Vạch kẻ đường màu vàng liên tục, gãy khúc
Loại vạch này quy định điểm dừng của phương tiện giao thông công cộng (xe buýt) hoặc điểm tập kết taxi. Vạch màu vàng liên tục, gãy khúc (hình chữ M) cấm các phương tiện khác dừng đỗ cách vạch này 15m cả hai phía, tuy nhiên không cấm xe vi phạm vượt qua vạch.
Vạch 6.1: vạch cấm dừng xe trên đường
Sử dụng: Dùng để báo hiệu không được phép dừng xe bên đường. Vạch 6.1 thường được kết hợp với ký hiệu chữ “cấm dừng xe” trên mặt đường và biển báo “cấm dừng xe”. Đôi khi, có biển báo phụ để xác định thời gian cấm dừng xe và phạm vi cấm dừng xe.
Vạch 6.1 là vạch đứt khúc màu vàng sơn trên vỉa hè gần mép đường cấm dừng xe hoặc sơn trên mặt đường gần mép đường cấm dừng xe, cách mép đường 30 cm khi không có vỉa hè gần mép đường.
Vạch 6.2: vạch cấm dừng xe hoặc đỗ xe trên đường
Sử dụng: Dùng để báo hiệu không được phép dừng hoặc đỗ xe bên đường. Vạch 6.2 thường được kết hợp với ký hiệu chữ “cấm dừng đỗ xe” trên mặt đường và biển báo “cấm dừng đỗ xe”. Đôi khi, có biển báo phụ để xác định thời gian cấm dừng đỗ xe và phạm vi cấm dừng đỗ xe.
Vạch 6.2 là vạch liền nét màu vàng sơn trên vỉa hè gần mép đường cấm dừng xe hoặc đỗ xe hoặc sơn trên mặt đường gần mép đường cấm dừng xe hoặc đỗ xe, cách mép đường 30 cm khi không có vỉa hè gần mép đường.
Vạch 8.1: Đánh dấu trên mốc cố định
Áp dụng: sử dụng vạch 8.1 để cảnh báo người lái xe lưu ý, trên đường đi phía trước có chướng ngại vật cao hơn mặt đường để phòng tránh va chạm. Vạch này được vẽ trên bề mặt phần đứng của chướng ngại vật có khả năng gây nguy hiểm cho phương tiện giao thông như: trụ cầu vượt qua đường hoặc mặt trước của hai bên tường ở chỗ cầu vượt hoặc đường chui qua đường hoặc cửa đường hầm, trên cấu trúc dải phân cách, trên đảo an toàn của đường ngang dành cho người đi bộ và cetera.
Vạch 8.1 được cấu tạo bằng những nét chéo màu vàng, đen hoặc đỏ, trắng xen kẽ nhau, nghiêng 45 độ, chiều rộng và khoảng cách giữa các nét là 15 cm khi vẽ, nên vẽ các nét chéo hướng xuống đường xe chạy.
Màu vàng, đen được sử dụng cho các đường ngoại ô; màu đỏ, trắng được sử dụng cho các đường trong thành phố. Khi cần thiết, các vạch cũng có thể được gấp lại thành hình chữ V
Vạch chỉ dẫn tại trạm thu phí (không được đánh số):
Vạch màu vàng và đen xen kẽ nhau, mỗi vạch rộng 15cm, góc nghiêng 45 độ so với phương ngang, được vẽ từ đầu dải phân cách
Vạch 4.4: Vạch kẻ kiểu mắt lưới
Áp dụng: Vạch kẻ kiểu mắt lưới được dùng để thông báo cho người lái xe không được dừng xe trong phạm vi phần mặt đường có vạch được sắp xếp để tránh tình trạng kẹt xe.
Tùy theo tình hình thực tế mà có thể sử dụng vạch kẻ kiểu mắt lưới ở các điểm phù hợp. Vạch kẻ kiểu mắt lưới có thể được sử dụng để xác định vùng cấm dừng trong phạm vi nút giao cùng cấp, tại lối vào hoặc lối ra của nút giao hoặc tại những điểm trên mặt đường cần thiết không cho phép dừng xe.
Vạch 5.1: Vạch hướng dẫn rẽ trái qua phạm vi nút giao
Áp dụng: sử dụng để hướng dẫn quỹ đạo cho xe rẽ trái theo cách tổ chức làn đường được áp dụng trong nút giao. Mục tiêu của việc sử dụng vạch là tăng tính hướng dẫn cho xe chạy; xe có thể vượt qua vạch khi cần thiết. Vạch hướng dẫn rẽ trái qua phạm vi nút giao là phần mở rộng của vạch phân cách hai chiều xe chạy (vạch dạng tim đường) hoặc vạch chia làn đường cùng hướng. Không cần thiết phải sử dụng cả hai loại vạch mở rộng nêu trên để hướng dẫn quỹ đạo cho xe rẽ trái.
Chỉ sử dụng vạch khi quỹ đạo xe chạy được hướng dẫn bởi vạch 5.1 phù hợp với ý đồ tổ chức giao thông và không gây khó hiểu cho các phương tiện qua nút giao.
Vạch số 9.1: Vạch cấm xe quay đầu.
Vạch này được áp dụng tại những điểm cấm xe quay đầu tại nút giao hoặc điểm mở rộng của dải phân cách hai chiều xe chạy.
Vạch kẻ đường màu vàng dành cho mục đích hỗ trợ khác
Trong trường hợp bề rộng phần xe chạy bị thay đổi hoặc số làn xe tăng hoặc giảm, việc sắp xếp các vạch sơn trên mặt đường (có thể kết hợp với biển báo) để cảnh báo người tham gia giao thông điều khiển xe cần phải thận trọng hơn.
Vạch dành cho làn xe đặc biệt
Vạch phân chia làn đường trong khu vực nút giao cùng mức
Bố trí vạch sơn khu vực chuyển đổi giữa đường 3 làn xe và đường 2 làn xe
Bố trí vạch sơn khu vực chuyển đổi giữa đường 4 làn xe và đường 2 làn xe
Bố trí vạch sơn khu vực chuyển đổi giữa đường 4 làn xe và đường 3 làn xe
Bố trí vạch sơn khu vực chuyển đổi giữa đường 4 làn xe và đường 2 làn xe
Bố trí vạch sơn phân chia hai chiều xe chạy cho đường có 3 làn xe trong khu vực số làn trên một hướng thay đổi từ một làn sang hai làn
Bố trí vạch sơn phân chia hai chiều xe chạy cho đường có 3 làn xe trong khu vực số làn trên một hướng thay đổi từ hai làn sang một làn
Trên đây là các vạch kẻ đường màu vàng thấy khi lái xe trên đường, bắt buộc người tham gia giao thông phải hiểu và tuân thủ các biển báo, vạch kẻ và hệ thống báo hiệu để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.