Tử Cấm Thành (Trung Quốc) được coi là một tác phẩm kiến trúc vĩ đại của loài người, nhưng ít người biết rằng một trong những người đã thiết kế nên công trình này là người Việt.
Với nhiều người Trung Quốc, Tử Cấm Thành tại thủ đô Bắc Kinh mang ý nghĩa lịch sử và văn hóa quan trọng, trở thành một biểu tượng của đất nước tỷ dân này.
Trong một bộ phim tài liệu về Tử Cấm Thành do một đài truyền hình Đức sản xuất, đã đề cập đến việc một kiến trúc sư người Việt đã tham gia vào việc xây dựng công trình vĩ đại này.
Ngoài ra, một bài báo trên tờ “Ích thế báo” của nhà sử học Trương Tú Dân cũng đề cập đến tên của kiến trúc sư này. Ông là ai?
Một kiến trúc sư người Việt đã tham gia vào việc xây dựng Tử Cấm Thành, biểu tượng của Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)
Người này là thái giám Nguyễn An, người từng được nhà học giả Lê Quý Đôn nhắc đến trong cuốn sách “Kiến Văn tiểu lục”. Nguyễn An (1381-1453), quê ở Hà Đông, nay là Hà Đông, Hà Nội.
Ông nổi tiếng là một thiên tài về kiến trúc từ khi còn nhỏ, đã tham gia xây dựng nhiều cung điện lộng lẫy ở kinh đô Thăng Long thời vua Trần Thuận Tông từ năm 16 tuổi. Khi ở Trung Quốc, ông được biết đến với tên là A Lưu.
Năm 1407, quân nhà Minh xâm lược nước ta với danh nghĩa 'tiêu diệt nhà Hồ', bắt nhiều nhân tài của nước ta, trong đó có Nguyễn An, và mang về Trung Quốc. Nguyễn An sau đó được chọn làm thái giám phục vụ trong cung nhà Minh.
Thời điểm đó, nhà Minh đang tiến hành xây dựng kinh thành ở Bắc Kinh. Tài năng của Nguyễn An thu hút sự chú ý của vua Minh và ông được giao nhiệm vụ phụ trách việc xây dựng Tử Cấm Thành.
Theo các tài liệu ghi chép, Nguyễn An tham gia vào công trình này với vai trò kiến trúc sư, kiêm luôn vai trò nhà quy hoạch, quản lý dự án (theo như cách gọi hiện nay). Công việc kéo dài từ năm 1406 đến năm 1424 thì cơ bản hoàn thành.
Nguyễn An còn là tổng công trình sư phụ trách việc mở rộng và tu bổ thành Bắc Kinh dưới thời Minh Anh Tông (trị vì từ 1435-1449 và 1457-1464).
Hình ảnh thiết kế của Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)
Không làm mất lòng lòng tin của nhà vua, Nguyễn An đã hoàn thành quần thể cung điện với hai cung, ba điện, nha môn của 5 phủ 6 bộ, 9 cửa đã được tu bổ và xây dựng.
Nội thành được xây dựng bao gồm hai cung (Càn Thanh và Khôn Ninh), ba điện (Phụng Thiên, Hoa Cái và Cẩn Thân), năm phủ, sáu bộ và các công trình khác. Ba điện này sau này trở thành các điện Thái Hoà, Bảo Hoà và Trung Hoà trong Cố cung Bắc Kinh (hay Tử Cấm Thành).
Ngoại thành có các cửa như Chính Dương, Sùng Văn, Tuyên Vũ, Triệu Dương, Phụ Thành, Đồng Trực, Tây Trực và Đức Thắng. Cửa Chính Dương có một toà chính lâu và hai toà tả, hữu lâu. Các cửa khác cũng có một toà chính lâu và một toà nguyệt thành lâu (hay lầu thành phụ).
Bên cạnh việc xây dựng các công trình đó, còn phải đào hệ thống hào xây bằng gạch để thoát nước, làm chín cầu đá qua hào dẫn vào thành. Các tường thành trước đây chỉ xây gạch ở mặt ngoài, nhưng giờ đã được xây gạch cả mặt trong. Nhờ thành quả này, vua Minh đánh giá cao Nguyễn An và thưởng cho ông một cách hậu hĩnh.
Về tài năng của Nguyễn An, nhiều câu chuyện kể lại rằng ông đã nghĩ ra cách vận chuyển khối cẩm thạch nặng 600 tấn từ nơi xa hàng nghìn kilomet về Bắc Kinh mà không cần sức người. Hay câu chuyện về ông vẽ đồ họa từ chiếc lồng ve sầu.
Nhìn vào đó, ta thấy Nguyễn An, dù phải chịu khó sống xa quê nhưng nhờ tài năng và tận tụy với nhiệm vụ đã làm cho tên tuổi của người Việt được biết đến rộng rãi.
Nguồn: Sohu