1. Bệnh giãn dây chằng khuỷu tay là gì?
Giãn dây chằng khuỷu tay xảy ra khi dây chằng xung quanh khuỷu tay bị căng quá mức bình thường do áp lực. Điều này gây ra đau ở vùng tổn thương và có thể lan ra tay kèm theo tê buốt. Khi làm động tác co duỗi tay, đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Tạo hình tình trạng giãn dây chằng cơ khuỷu tay
2. Nguyên nhân và biểu hiện cảnh báo bị giãn dây chằng cơ khuỷu tay
2.1. Nguyên nhân dẫn đến giãn dây chằng cơ khuỷu tay
Giãn dây chằng khuỷu tay thường xảy ra do các nguyên nhân sau đây:
- Chấn thương: xảy ra khi tham gia thể thao, giao thông hoặc hoạt động hàng ngày. Khi té ngã hoặc va chạm mạnh ở khu vực khuỷu tay, dây chằng xung quanh khớp khuỷu tay có thể bị căng quá mức, gây tổn thương cho mô mềm và khớp xung quanh.
- Lạm dụng khớp: khi lặp lại động tác mở rộng hoặc co gấp khuỷu tay quá mức sẽ đặt áp lực lớn lên hệ thống dây chằng xung quanh, dần dần gây tổn thương và giãn ra dây chằng khuỷu tay. Đây là trường hợp thường gặp ở vận động viên và người thường xuyên khuân vác/đẩy hoặc kéo vật nặng,...
- Sự thoái hóa khớp: khi tuổi tác gia tăng, khớp bắt đầu trải qua quá trình thoái hóa tự nhiên. Điều này dẫn đến sự suy yếu và mất độ đàn hồi của dây chằng, không còn đủ mạnh mẽ như trước.
- Một số bệnh lý: ảnh hưởng của một số bệnh lý về vùng khớp khuỷu tay cũng có thể dẫn đến tình trạng giãn dây chằng khuỷu tay.
2.2. Biểu hiện cảnh báo bị giãn dây chằng khuỷu tay
- Vùng khuỷu tay có thể xuất hiện cảm giác đau, đôi khi đau lan xuống bàn tay và kèm theo tình trạng tê buốt.
- Khi thực hiện các động tác tay, cảm giác đau sẽ tăng lên.
- Vị trí đau sưng phồng.
- Hạn chế vận động ở khu vực khuỷu tay.
3. Làm thế nào để xử trí khi bị giãn dây chằng khuỷu tay?
Mức độ giãn dây chằng khuỷu tay không giống nhau ở mỗi người. Nhẹ thì có thể gây ra đau nhức, tê buốt và một số triệu chứng khác. Nặng hơn, có thể gây tổn thương nghiêm trọng, làm mất vững khớp khuỷu tay và tổn thương mô xung quanh, thậm chí là đứt dây chằng, thoái hóa khớp và teo cơ.
3.1. Can thiệp tại nhà
Người bị giãn dây chằng khuỷu tay cần được can thiệp kịp thời với biện pháp phù hợp để giảm bớt khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể hướng dẫn thực hiện một trong các phương pháp sau:
Xoa bóp là cách giảm đau ban đầu khi bị giãn dây chằng khuỷu tay
- Nghỉ ngơi và xoa bóp
Ngay khi nhận biết các dấu hiệu cảnh báo, người bệnh có thể nghỉ ngơi và xoa bóp vùng tổn thương bằng cách nằm thả lỏng, tay nâng cao hơn tim, cánh tay im lìm, nhẹ nhàng xoa bóp khuỷu tay. Tư thế này giúp giảm sưng, giảm đau và tím bầm bởi nó kích thích tuần hoàn máu và giúp dây chằng hồi phục.
- Chườm lạnh
Cách này giúp giảm đau. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần dùng túi chườm lạnh từ các hiệu thuốc hoặc đá lạnh bọc trong khăn mềm, chườm lạnh 3-4 lần mỗi ngày. Khi làm lạnh vùng tổn thương, dây chằng sẽ co lại, giúp giảm đau.
- Sử dụng nẹp cố định khuỷu tay
Nẹp cố định giúp hạn chế cử động không mong muốn và bảo vệ khuỷu tay tránh khỏi các tác động bên ngoài, giúp tổn thương mau lành và bảo vệ mô xung quanh khỏi tổn thương.
3.2. Can thiệp y tế
Khi đau không giảm, cần đến bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán. Bác sĩ sẽ yêu cầu một số kiểm tra để đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe:
- Chụp X-quang kiểm tra xương và phát hiện tổn thương.
- Chụp MRI kiểm tra mô mềm, dây chằng và các cấu trúc khớp để xác định tổn thương.
Khi phát hiện dấu hiệu giãn dây chằng khuỷu tay, việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ chuyên khoa giúp người bệnh tìm ra cách xử trí tốt nhất
Dựa vào kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đề xuất các biện pháp điều trị phù hợp, tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể:
- Sử dụng thuốc giảm đau như Paracetamol, Ibuprofen,... với liều lượng phù hợp.
- Vật lý trị liệu: áp dụng các phương pháp như nhiệt điện từ trường, băng dán cơ, sóng xung kích,... để cải thiện sức mạnh và linh hoạt cho xương khớp, tăng cường chức năng vận động.
- Can thiệp ngoại khoa: chỉ định khi điều trị nội khoa không hiệu quả. Bác sĩ có thể khuyến nghị người bệnh thực hiện phẫu thuật nội soi để tái tạo dây chằng bị tổn thương. Điều trị này giúp phục hồi chức năng và cấu trúc của dây chằng, khôi phục khả năng vận động bình thường.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo để quý khách hiểu về bệnh giãn dây chằng khuỷu tay. Đây là một vấn đề chấn thương không gây ra nhiều nguy hiểm nhưng cần được xử lý đúng cách và kịp thời để tránh những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến khả năng vận động.