Sự thất vọng với những hòm thời gian như vậy dường như là một vấn đề phổ biến, như William E. Jarvis đã phát biểu trong cuốn sách “Hòm Thời Gian: Lịch sử Văn hóa” (Time Capsules: A Cultural History). Một bài báo trên The Onion mà tác giả ghi lại kết luận: “Những hòm thời gian mở ra chỉ chứa những thứ không có giá trị và vô dụng.” Rốt cuộc, những hòm này chỉ cho thấy rằng tương lai không phải lúc nào cũng tiến triển như chúng ta mong đợi, và những thay đổi chúng ta dự đoán cũng không diễn ra nhanh chóng như chúng ta nghĩ. Trong khi đó, quá khứ có vẻ như không quá xa lạ so với những gì chúng ta đang trải qua ở hiện tại.
Trong cuốn Dự đoán Tương lai (Predicting the Future), Nicholas Rescher đã viết rằng, “chúng ta thường nhìn vào tương lai bằng cách mơ mộng, do đó thường phóng đại và rút ngắn khoảng cách với những điều chúng ta có thể thấy.” Tương tự, chúng ta nhìn vào quá khứ thông qua lăng kính mơ hồ của tương lai, khiến mọi thứ trở nên xa xôi hơn so với thực tế, thậm chí làm mất đi một số thứ khỏi tầm nhìn.
Mô tả trên có thể áp dụng ngay khi nhìn vào sự phát triển của ngành công nghệ. Chúng ta vẫn chưa thực sự tạo ra được những chiếc ô tô có khả năng bay như đã được dự đoán. Ngược lại, theo như nhà sử học David Edgerton đã ghi chép trong cuốn sách Cú sốc của những Cái cũ (The Shock of the Old), nguồn năng lượng được sử dụng rộng rãi hơn vào đầu thế kỷ 21 là than, không phải là một nguồn mới mẻ từ năm 1900; và máy hơi nước lại được sử dụng nhiều hơn vào năm 1900 so với năm 1800.
Nhưng khi nói đến văn hóa, chúng ta thường có xu hướng tin rằng tương lai sẽ không khác biệt nhiều so với hiện tại. Hãy thử tưởng tượng bản thân bạn sống vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Bạn nghĩ bạn sẽ sống ở đâu? Mặc quần áo như thế nào? Nghe loại nhạc gì?
Có thể rằng, phiên bản tương lai của bạn chính là bạn hiện tại. Như nhà tâm lý học George Lowenstein và các đồng nghiệp đã lập luận, trong hiện tượng họ gọi là “khuynh hướng thiên kiến ”, chúng ta “thường có xu hướng phóng đại mức độ mà thị hiếu trong tương lai sẽ giống với thị hiếu hiện tại của bản thân”.
Trong một thử nghiệm, một số người được hỏi họ sẽ trả bao nhiêu tiền để đi xem ban nhạc yêu thích của họ biểu diễn trong 10 năm tới; trong khi những người khác được hỏi họ sẽ trả bao nhiêu tiền để đi xem ban nhạc yêu thích của họ từ 10 năm trước. Nhà nghiên cứu ghi chép lại rằng “những người tham gia, nói chung, trả quá nhiều tiền cho một cơ hội trong tương lai để thưởng thức một sở thích của hiện tại”. Họ gọi đó là “ảo tưởng cuối cùng của lịch sử”; những người này tin rằng họ đã đạt được điểm cao nhất, tức là khi đạt được mục tiêu mà họ mong muốn.
Việc dự đoán quá cao hoặc quá thấp đã liên quan chặt chẽ đến cách chúng ta hiểu về tương lai. “Hầu hết những dự đoán về tương lai đều sai,” nhà sử học Judith Flanders nói, “vì nó hiếm khi tính đến những thay đổi trong hành vi”. Bà cũng nói rằng chúng ta đã chọn sai góc nhìn để dự đoán: “Chúng ta chỉ nhìn vào phương tiện di chuyển đến nơi làm việc, thay vì xem xét tính chất của công việc; chúng ta chỉ nhìn vào công nghệ, thay vì xem xét cách thay đổi trong hành vi do công nghệ mang lại”. Thì ra, việc dự đoán chúng ta sẽ trở thành những người như thế nào trong tương lai khó hơn là dự đoán về những gì chúng ta có thể làm trong tương lai.
Chúng ta có đang quá bị ám ảnh bởi công nghệ không?
Nhà lý thuyết Nassim Nicholas Taleb viết trong cuốn Antifragile, “chúng ta thường nhận thấy những biến động và thay đổi nhiều hơn là những điều thực sự quan trọng mà không thay đổi. Cuộc sống của chúng ta phụ thuộc nhiều vào nước hơn là vào điện thoại di động; nhưng vì nước không thay đổi trong khi điện thoại di động liên tục thay đổi, chúng ta dễ nghĩ rằng điện thoại di động quan trọng hơn thực tế.”
Kết quả là, chúng ta bắt đầu tự hỏi làm thế nào con người có thể tồn tại trước khi công nghệ xuất hiện. Nhưng như nhà kinh tế học nổi tiếng Robert Fogel đã từng nói, nếu đường sắt không được phát minh, chúng ta cũng sẽ đạt được hầu hết sản lượng kinh tế với tàu thủy và kênh rạch. Hoặc chúng ta thường giả định rằng công nghệ hiện đại đã được tiên đoán trước một cách tài tình sẽ xảy ra, nhưng thực tế, chúng thường được phát minh một cách tình cờ. Instagram ban đầu là một ứng dụng giống như Yelp với tên gọi Burbn, với việc đăng ảnh chỉ là một ý tưởng phụ (ai sẽ dùng điện thoại chụp ảnh?). Tương tự, nhắn tin bắt đầu chỉ là một kênh dự thử cho tin nhắn ngắn – vì ai muốn dò dẫm qua các nút và số nhỏ để nói chuyện thay vì gọi điện?
Giao thông vận tải dường như là một hình mẫu hoàn hảo cho tương lai, đang chịu áp lực không cân xứng vì những kế hoạch luôn bị trì hoãn. Những than phiền không ngừng về ô tô bay tập trung vào mong muốn như trẻ con (tại sao chúng ta không có nó ngay bây giờ?), và bỏ qua những tác động ngoại cảnh có thể xảy ra như ùn tắc giao thông trên không, và tỷ lệ tử vong có khi còn cao hơn so với lái xe trên mặt đất.
Chiếc “xe ô tô tự lái” được hứa hẹn sẽ thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, nhưng quên rằng, trong lịch sử, con người luôn nỗ lực giữ cho hoạt động vận động hàng ngày của cơ thể trong mức độ ổn định. “Đường đi bộ tự động” dự kiến sẽ thay đổi tốc độ di chuyển trong đô thị; nhưng hiện nay, thiết bị này chỉ được sử dụng chủ yếu để di chuyển những người đứng yên, với tốc độ chậm hơn so với đi bộ bình thường. Khi xem xét về tương lai của giao thông, cần nhớ rằng hiện nay, chúng ta chỉ thực sự di chuyển bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thống.
Edgerton chú ý rằng quan điểm “chú trọng công nghệ” không chỉ dẫn chúng ta đến tương lai mà còn dẫn chúng ta quay về quá khứ. Ông nói rằng, “những con ngựa đã đóng góp nhiều hơn cho cuộc chinh phạt của Đức Quốc xã hơn so với những con xe V2.” Chúng ta thường chú ý vào những gì mới hơn thay vì những gì thực sự được sử dụng.
Tập trung vào những đổi mới gần đây khiến con người quá coi trọng ảnh hưởng của chúng và coi chúng như động lực thúc đẩy sự thay đổi hoàn toàn của tương lai. Những cái nhìn ngược lại về quá khứ thường bị coi là lạc hậu, và do đó, các cải tiến công nghệ cũng nhanh chóng bị lỗi thời.
Con người sống trong thế giới bị ám ảnh bởi công nghệ ngày nay thường phóng đại tác động của công nghệ, không chỉ trong tương lai mà còn ngay ở hiện tại. Chúng ta thường tưởng tượng rằng mình đang sống trong một thế giới mà chỉ vài thập kỷ trước đó có khi con người còn không thể tưởng tượng ra. Thế nhưng, các khái niệm như khinh khí cầu chở khách đã tồn tại từ những năm 1900.
Khi nhắc đến công nghệ thông tin, chúng ta thường quên đi hệ thống bưu chính, điện tín, điện thoại, đài phát thanh và truyền hình. Chúng ta mong đợi nhiều thay đổi hơn mức có thể cho tương lai, vì chúng ta tưởng rằng trong hiện tại mình đã thay đổi rất vượt bậc so với quá khứ.
Văn hóa: “gót chân Achilles” của thuyết vị lai.
Flander nói rằng nước Mỹ đã có luật lệ cho việc khạc nhổ, quy định vị trí nào cho phép khạc nhổ trên tàu hỏa, nhà ga và sân ga.
Trong khi hình dung về công nghệ của quá khứ và tương lai có vẻ như khác xa so với thực tế, những khác biệt về văn hóa theo thời gian lại đem đến nhiều ngạc nhiên hơn.
Nhà sử học Lawrence Samuel gọi tiến bộ văn hóa xã hội là “gót chân Achilles” của thuyết vị lai. Ông cho rằng ý tưởng, chứ không phải công nghệ, đã đem lại những thay đổi lớn trong lịch sử.
Bỏ qua quan điểm lịch sử, chúng ta có thể mất đi khía cạnh về tiến trình hành vi. Dự đoán tương lai thường gặp vấn đề tương tự: đối tượng được dự đoán, nhưng tác động của hành vi bị giới hạn lại.
Một người theo thuyết vị lai nói rằng một bộ phim năm 1960 về văn phòng của thành phố tương lai đã đưa ra những dự đoán công nghệ ngang tầm với hiện nay, nhưng lại thiếu sót về vai trò của phụ nữ.
Tạm kết
Và khi văn hóa thay đổi, những sự kiện hệ quả có thể xảy ra ngẫu nhiên và nhỏ nhặt không ngờ. Một ví dụ là sự thay đổi trong phân loại sách về đồng tính tại Thư viện Quốc hội đã dẫn đến những thay đổi lớn trong phong trào đồng tính.
Chúng ta cũng có thể nói điều tương tự đối với tương lai.
Theo Nautilus
Thảo Tâm (phiên dịch)
Nguồn tham khảo:
- Lowenstein, G., O’Donoghue, T., & Rabin, M. Động lực hóa sai lầm trong việc dự đoán tiện ích tương lai. Tạp chí Kinh tế Quý 118, 1209- 1248 (2003).