Văn hoá Tộc là gì? Văn hoá gia đình trong doanh nghiệp có những ưu và nhược điểm gì? Để hiểu rõ hơn về loại văn hoá đặc biệt này, mời bạn đọc cùng Glints khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Văn hoá Tộc (Clan culture) chủ yếu tồn tại trong các tổ chức truyền thống, đôi khi được biết đến như Văn hoá Cộng tác (Collaborative culture). Loại văn hoá này thường là đặc trưng của các doanh nghiệp gia đình, do đó, họ tập trung vào việc liên kết nhân viên thông qua mối quan hệ cá nhân hoặc các chương trình tư vấn nhằm tạo cảm giác như một gia đình thực sự.
Các lãnh đạo các nhóm mong muốn hiểu những gì nhân viên đánh giá cao, muốn thay đổi gì và lắng nghe ý tưởng phát triển của họ. Bên cạnh đó, các công ty này ủng hộ quyền lực cho nhân viên để thúc đẩy tinh thần làm việc, giảm kiệt sức, và duy trì nhân tài.
Một số tổ chức và doanh nghiệp áp dụng văn hóa clan có thể kể đến như: Google; Tom’s of Maine và Zappos.
Dưới đây là những điểm sáng khi nói về môi trường làm việc theo văn hóa gia đình.
Các doanh nghiệp thực hiện clan culture luôn khích lệ nhân viên đưa ra ý kiến của họ. Họ đề cao tính linh hoạt và sáng tạo, giúp tổ chức thích ứng cao hơn khi đối mặt với vấn đề mới hoặc cần thực hiện thay đổi.
Google là một ví dụ điển hình cho việc thực hiện văn hóa clan. Văn hóa tổ chức của Google có một số chính sách đặc biệt để khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên.
Trong đó, có thể kể đến chính sách “20% thời gian”, chính sách này hiểu là nhân viên được phép sử dụng 20% thời gian làm việc để làm các dự án sáng tạo của mình.
Nói một cách khác, Google cung cấp cho nhân viên một không gian để tự do thực hiện các ý tưởng cá nhân.
Văn hóa clan khích lệ các thành viên trong tổ chức giao tiếp mở cửa với nhau, nơi họ có thể thoải mái chia sẻ ý tưởng và được công nhận.
Có thể vẫn có các cấp bậc vị trí, nhưng điều quan trọng là mọi người đều được đóng góp ý kiến vào các sáng kiến mới, như phát triển một dòng sản phẩm mới cho công ty.