Viết một đoạn văn khoảng 150 từ chia sẻ suy nghĩ về một nhận định bạn cảm thấy ấn tượng trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt đưa ra 4 mẫu văn hay hoặc 4 câu trả lời xuất sắc, đạt điểm cao của học sinh giỏi lớp 10.
Viết về suy nghĩ về một nhận định quan trọng trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ để có thêm gợi ý học tập, nâng cao kiến thức và biết cách trả lời câu hỏi trang 85 sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức tập 1. Hãy xem thêm phân tích Chữ bầu lên nhà thơ.
Viết về suy nghĩ về một nhận định đặc biệt trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ - Mẫu 1
Trong bài viết “Chữ bầu lên nhà thơ” của Lê Đạt, điều khiến tôi ấn tượng nhất là nhận định: “Mỗi khi viết một bài thơ, nhà thơ phải tham gia vào một cuộc bầu cử khốc liệt của cử tri chữ.” Sử dụng lời nói của Gia-bét, tác giả đã trình bày quan điểm của mình về quá trình sáng tác thơ. Trước hết, mỗi khi viết thơ, nhà thơ cần phải biết chọn lựa và sử dụng từ ngữ một cách sáng tạo. Sau đó, họ cần phải đổi mới trong sáng tạo, không bao giờ giữ nguyên một mẫu. Để làm được điều này, mỗi nhà thơ cần phải dốc hết trí lực vào việc lược dịch và lao động sáng tạo như những người nông dân cày ruộng. Ngoài ra, những nhà thơ cũng cần biết biến ngôn ngữ thông thường của cộng đồng thành một ngôn ngữ đặc biệt, làm cho tiếng mẹ đẻ phong phú hơn như một “bậc thầy chân thành của ngôn ngữ”. Từ đó, chúng ta thấy được quan điểm của Lê Đạt về quá trình sáng tạo thơ của mỗi nhà thơ.
Một quan điểm ấn tượng trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ - Mẫu 2
Trong văn bản 'Chữ bầu lên nhà thơ' của Lê Đạt, điều khiến tôi đặc biệt ấn tượng là quan điểm: 'Tôi không mê những nhà thơ thiên tài. Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, miệt mài, lắm công việc trên giấy, đổi mồ hôi lấy từng hạt chữ'. Câu này thể hiện quan điểm của tác giả về quá trình lao động và sáng tạo thơ. Ông không ưa những nhà thơ thiên tài vì ông tin rằng nếu đã 'trời ban' thì 'thường cũng bủn xỉn lắm'. Ông so sánh công việc văn chương như việc cày ruộng, muốn có mùa màng tốt thì phải chăm sóc cẩn thận. Với ông, những nhà thơ cũng vậy, họ phải trải qua quá trình rèn luyện, thực hành liên tục mới có thể tạo ra những bài thơ hay. Điều này cho thấy quan niệm của Lê Đạt về quá trình sáng tạo văn chương.
Viết về một quan điểm ấn tượng trong bài Chữ bầu lên nhà thơ - Mẫu 3
Trong văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ”, Lê Đạt đã đưa ra quan niệm: “Con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ”. Thật vậy! Một người nghệ sĩ chân chính được đánh giá không phải bởi danh hiệu mà người đời đặt cho họ mà bởi chính những con chữ mà họ tạo ra trên hành trình “cày cuốc trên cánh đồng giấy”. Con đường thơ gồm rất nhiều con đường riêng khác nhau và số phận của một nhà thơ chỉ có thể tồn tại khi họ đi trên con đường của riêng mình. Để tạo được cái riêng ấy, nhà thơ phải lao động, suy nghĩ, trăn trở cùng những con chữ, bắt tay làm việc với niềm tin của mình. Như vậy, những bài thơ tạo ra mới có sức gợi cảm, mới khơi được ở bạn đọc sự đồng cảm và để lại những dấu ấn phong cách riêng. Một nhà thơ có tồn tại lâu bền trong độc giả hay không phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm, ý chí người nghệ sĩ trên con đường thơ của mình.
Một quan điểm ấn tượng trong bài Chữ bầu lên nhà thơ - Mẫu 4
Trong tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ, tác giả Lê Quang Đạt đã đưa ra một nhận định sâu sắc và đầy ý nghĩa về vai trò của ngôn ngữ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Ông nhấn mạnh rằng chữ không chỉ là âm thanh mà còn là ngôn ngữ được sắp xếp một cách nghệ thuật. Việc này là để khẳng định tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với nhà thơ, với việc sử dụng ngôn ngữ thơ để thể hiện tài năng và phong cách của mình. Ông cũng nhấn mạnh rằng quá trình sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi nhà thơ phải tạo ra những tác phẩm đặc sắc thông qua việc sử dụng chữ, thổi hồn vào từng câu từ, âm vang và nhịp điệu để diễn đạt cảm xúc và ý nghĩa của mình.