Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh giải thích một hiện tượng lũ lụt, bao gồm 2 bài văn mẫu hướng dẫn cách thuyết minh về hiện tượng lũ lụt.
Bạn đọc có thể tham khảo để có thêm ý tưởng cho bài viết của mình. Nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.
Thuyết minh giải thích một hiện tượng lũ lụt - Mẫu 1
Lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên xảy ra ở nhiều quốc gia, gây ra nhiều hậu quả cho con người.
Về khái niệm, chúng ta có thể hiểu đơn giản, lũ lụt được hiểu một cách đơn giản là hiện tượng mực nước trên sông, hồ quá lớn, quá mức quy định dẫn đến tình trạng ngập úng, nước tràn hoặc gây vỡ đê trực tiếp tràn vào khu dân cư.
Nguyên nhân gây ra lũ lụt đầu tiên có thể do bão và triều cường xảy ra tạo nên lượng nước lũ lớn, kèm theo đó là hiện tượng sạt lở đất khiến cho đất dâng lên làm tràn ngập nước vùng ven biển. Thứ hai, mưa lớn kéo dài ở các vùng đồng bằng khiến các con sông không kịp thoát nước, gây ngập úng. Thứ ba, thảm họa sóng thần hay thủy triều cũng gây ra hiện tượng này. Cuối cùng, nguyên nhân phải kể đến chính là do sự tác động của con người. Các hành vi như chặt phá rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên một cách khiển đồi núi bị xói mòn, dễ gây nên tình trạng ngập lụt hay sạt lở đất mỗi khi mùa mưa bão đến.
Lũ lụt, trước hết, gây ra thiệt hại to lớn về tính mạng của con người. Chúng ta không thể nào thống kê được hết số người đã chịu thiệt mạng vì lũ lụt. Có thể kể đến trận lũ lụt đồng bằng sông Hồng năm 1971 khiến cho khoảng hơn năm trăm người chết và hơn một trăm nghìn người bị thương nặng. Tiếp đến, sau mỗi trận lũ lụt đi qua, nhiều của cải của con người cũng bị tàn phá nặng nề, ví dụ như nhà cửa, cây trồng, vật nuôi,... Nếu tình trạng bão lũ kéo dài còn khiến cho việc trồng trọt bị ảnh hưởng, các loại cây lương thực bị ngập úng mà chết, từ đó ảnh hưởng đến nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ cho cuộc sống của con người. Ngoài ra, khu lũ lụt xảy ra, kéo theo những chất thải từ cống rãnh, ao hồ và các khu đổ rác làm ô nhiễm trực tiếp đến nguồn nước công cộng. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước khiến cho con người dễ bị nhiều bệnh về đường ruột hay tạo điều kiện cho các loại vi-rút xuất hiện.
Con người cần hiểu được hậu quả của lũ lụt, từ đó áp dụng biện pháp phòng tránh và xử lý.
Thuyết minh giải thích một hiện tượng lũ lụt - Mẫu 2
Mỗi năm, Việt Nam đối mặt với nhiều thảm họa thiên tai, trong đó có lũ lụt. Sự xuất hiện của lũ lụt đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Ban đầu, lũ lụt là tình trạng mực nước trên sông, hồ tăng cao, vượt quá mức quy định dẫn đến tình trạng ngập úng, lũ tràn hoặc làm đê vỡ trực tiếp, gây ngập khu dân cư. Lũ lụt được phân loại thành nhiều loại như lũ ống, lũ quét và lũ sông.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lũ lụt. Đầu tiên, bão và triều cường tạo ra lượng nước lũ lớn, kèm theo đó là hiện tượng sạt lở đất làm đất dâng lên, khiến nước tràn vào vùng ven biển. Mưa lớn kéo dài tại các đồng bằng cũng gây ra ngập úng khiến nước không thể thoát đi, tạo ra lũ lụt. Ngoài ra, thủy triều và sóng thần cũng có thể góp phần gây ra lũ lụt. Đặc biệt, những hành động như phá rừng, làm giảm mức độ xanh, dẫn đến đất bị xói mòn, cũng tạo điều kiện cho lũ lụt xảy ra trong mùa mưa.
Sau mỗi trận lũ lụt, những tổn thất của con người như nhà cửa, phương tiện, ruộng vườn, thú nuôi,... đều bị tàn phá. Hậu quả kéo dài của lũ lụt còn lan rộng đến các hoạt động kinh tế như nông nghiệp, giao thông và du lịch. Cuộc sống hàng ngày cũng bị ảnh hưởng đáng kể, ví dụ như thiếu thốn lương thực, nước uống. Đặc biệt, lũ lụt còn gây mất mát nhân mạng, gây thương vong. Nhiều gia đình phải chịu cảnh thương tâm, thiếu thốn sau mỗi trận lũ lụt, đặc biệt là trẻ em. Đồng thời, lũ lụt cũng đem theo những chất thải, rác thải từ mọi ngóc ngách, tạo nên nguy cơ ô nhiễm trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt. Điều này dễ dàng khiến con người nhiễm virus, gặp rắc rối với sức khỏe. Tóm lại, lũ lụt gây ra những tác động nghiêm trọng đến cuộc sống của con người.
Vì vậy, cần có biện pháp phòng chống lũ lụt một cách hiệu quả. Chúng ta cần bảo tồn rừng nguyên sinh và bảo vệ các đầu nguồn. Khu vực dễ xảy ra lũ quét cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, đồng thời xây dựng các công trình thủy lợi như hồ chứa nước đa dụng nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt. Việc xây dựng đê, bức tường chắn lũ quét cũng là biện pháp quan trọng để bảo vệ môi trường và tài nguyên.
Hiện tượng lũ lụt đang diễn ra ngày càng phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Đây là vấn đề cấp bách, chúng ta cần phải cùng nhau hợp tác để ngăn chặn lũ lụt xảy ra và giảm thiểu tác động của nó lên cuộc sống của chúng ta!