Văn Miếu – Quốc Tử Giám, ngôi trường Đại học đầu tiên của Việt Nam, là nơi lưu giữ ký ức văn hóa và lịch sử của Thủ đô qua hàng nghìn năm. Ngày nay, đây là điểm đến thu hút du khách cả trong và ngoài nước.
Hình ảnh cổ kính của Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Ảnh: Sưu tầm)Khi thăm Hà Nội, đừng bỏ lỡ Văn Miếu – Quốc Tử Giám - điểm tham quan độc đáo ở Thủ đô. Đây là một quần thể di tích lịch sử nằm ở phía Nam của Kinh thành Thăng Long cổ. Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn được biết đến như ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
1. Giới thiệu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám
- Địa chỉ: Số 58 phố Quốc Tử Giám, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, TP. Hà Nội
- Giờ mở cửa: 8:00 - 17:00 hàng ngày
- Giá vé Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội: 30.000 VNĐ/người
Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm tại quận Đống Đa và giữa 4 tuyến phố sầm uất: Nguyễn Thái Học, Văn Miếu, Quốc Tử Giám và Tôn Đức Thắng. Khu vực này có nhiều đường một chiều, cần lưu ý khi di chuyển.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường Đại học đầu tiên tại Việt Nam. Đây là nơi đã đào tạo ra nhiều tài năng cho đất nước. Trong lịch sử, Văn Miếu thờ ba vị vua nhân từ của dân tộc: Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông.
Khu di tích này là minh chứng cho tinh thần truyền thống của dân tộc trong việc tôn trọng tri thức và nhân tài. Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn được biết đến là điểm nhấn về nghệ thuật, kiến trúc và thẩm mỹ của nền văn minh Nho giáo.
Khi thăm địa điểm này, bạn sẽ được ngắm nhìn nhiều hiện vật, tư liệu quý giá, đặc biệt là 82 tấm bia tiến sĩ - một phần của Di sản Tư liệu Thế giới UNESCO.
Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã trở thành điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn. Năm 1962, nơi này đã được công nhận là Di tích Quốc gia, thể hiện giá trị văn hóa và lịch sử của nó.
Chụp ảnh tại Văn Miếu Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm)2. Thông tin lịch sử về Văn Miếu – Quốc Tử Giám
- Vào năm 1070, Văn Miếu được xây dựng dưới triều đại của vua Lý Thánh Tông. Ban đầu, đây là nơi thờ Tứ phối, Khổng Tử, Chu Công.
- Vào năm 1076, vua Lý Nhân Tông xây thêm Quốc Tử Giám ở gần đó, là nơi dạy học cho con vua và các gia đình quý tộc.
- Trong thời kỳ của vua Trần Thái Tông, nơi này được đổi tên thành Quốc học viện, nhận dạy cả con cái thường dân có tài năng xuất chúng.
- Vào thời của vua Lê Thánh Tông, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám bắt đầu xây dựng bia tiến sĩ.
- Đến thời kỳ triều Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập thêm tại Huế. Văn Miếu được tu sửa và đổi tên thành Văn Miếu Hà Nội.
- Vào năm 1947, thực dân Pháp tấn công, làm đổ sập căn nhà, chỉ còn lại nền đất và 4 cột.
3. Phong cách kiến trúc độc đáo của Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Quần thể di tích này có diện tích khoảng 54.331m2, bao gồm nhiều công trình đa dạng như: Hồ Văn, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, vườn Giám, Khuê Văn Các… Xung quanh khuôn viên là những bức tường gạch vồ nhuốm màu theo thời gian.
Văn Miếu là biểu hiện của kiến trúc cung đình đầu triều Nguyễn. Các khu vực chính có cấu trúc đối xứng, theo trục Bắc - Nam truyền thống.
Tổng quan về khu di tích (Ảnh: Sưu tầm)4. Các điểm tham quan tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Với lịch sử và văn hóa phong phú, khu di tích này là điểm đến hấp dẫn với nhiều địa điểm tham quan.
4.1. Cổng Văn Miếu
Cổng Văn Miếu là cổng Tam quan ở phía bên ngoài khu di tích. Cổng này có 3 cửa và 2 tầng. Tầng trên có chữ Văn Miếu viết bằng chữ Hán cổ. Phía trước cổng Tam quan có hai tấm bia nằm hai bên cùng tứ trụ nghi môn ở giữa. Cổng Văn Miếu toát lên vẻ trang trọng và tôn nghiêm.
Bức tranh tuyệt vời của Cổng Văn Miếu (Ảnh: Sưu tầm)4.2. Hồ Văn và vườn Giám
Hồ Văn, còn được biết đến với tên gọi là hồ Giám hoặc hồ Minh Đường, nằm ngay trước cổng của khu di tích Văn Miếu. Hồ này khá rộng, giữa lòng hồ là gò Kim Châu. Trên gò là Phán Thủy Đường - nơi diễn ra những buổi bình luận văn chương của các nho sĩ xưa.
Nằm ở bờ tường phía Tây của Văn Miếu, vườn Giám là nơi có nhà bát giác, hồ nước, cây cảnh và rất nhiều tiểu cảnh khác. Khu vườn là điểm tham quan, thư giãn và tổ chức các hoạt động văn hóa hấp dẫn.
Bức tranh tuyệt vời của Hồ Văn (Ảnh: Sưu tầm)4.3. Đại Trung Môn
Đại Trung Môn là cổng thứ hai của khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Công trình này gồm 3 gian, được xây dựng trên nền gạch cao với phần mái mũi hài thiết kế theo kiểu mái đình truyền thống.
Trước và sau Đại Trung Môn là không gian rộng lớn với những con đường song song kéo dài, cây cỏ, hồ nước thoáng đãng. Tất cả tạo nên khung cảnh yên bình, thanh cảnh giữa chốn Hà Nội ồn ào.
Lạc vào không gian xanh mướt của Khuê Văn Các (Ảnh: Tổ chức sưu tập)4.5. Khu vực bảng tên tiến sĩ và giếng Thiên Quang
Khu vực bảng tên tiến sĩ là điểm dừng chân không thể bỏ qua tại Đền Văn Miếu - Quốc Tử Giám. 82 bảng tên tiến sĩ tại đây là những tác phẩm điêu khắc tinh xảo, mang ý nghĩa về tâm linh.
Những bảng tên này được đặt trên lưng của những con rùa đá, trên bảng có thông tin về 82 thủ khoa trong nhiều triều đại của Việt Nam. Vào ngày 09/03/2010, 82 bảng đá này đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới.
Giếng Thiên Quang nằm gần khu vực bia tiến sĩ và ngay sau Khuê Văn Các. Giếng có hình dạng vuông vắn, biểu tượng cho đất đai. Nó còn được biết đến với tên gọi Ao Văn. Công trình này được xây dựng với ý định thu nhận mọi tinh túy của vũ trụ, soi sáng tri thức.
Tham quan bia đá tiến sĩ tại khu di tích (Ảnh: Sưu tầm)Đền Khải Thánh
Nằm ở phía sau của khu di tích là đền Khải Thánh. Đây là nơi thờ phụng phụ mẫu của Khổng Tử - Thúc Lương Ngột & Nhan Thị. Trước đây, đền Khải Thánh là khu cư xá với 150 gian phòng dành cho giáo sĩ. Vào năm 1946, thực dân Pháp tấn công đền Khải Thánh, công trình bị phá hủy hoàn toàn. Sau đó, đền được xây dựng lại và được bảo tồn đến ngày nay.
Không khí linh thiêng trong đền Khải Thánh (Ảnh: Sưu tầm)Đại Bái Đường - Đại Thành Môn
Đại Thành Môn có 3 gian được lợp ngói, 2 cột hiên vững chãi ở phía trước và sau. Phía sau Đại Thành Môn là Đại Bái Đường (khu điện thờ). Trong Đại Bái có nhiều bức hoành quý giá, cỗ hương án thờ, đôi hạc cổ cùng chiếc chuông lớn được đúc từ năm Cảnh Hưng 1768. Đại Bái Đường gồm 9 gian, là nơi diễn ra các nghi lễ trong kỳ tế tự xuân thu vào thời xưa.
Đại Bái Đường tại Văn Miếu (Ảnh: Sưu tầm)5. Những trải nghiệm hấp dẫn không nên bỏ lỡ
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi có nền văn hóa truyền thống sâu sắc và giá trị lịch sử đặc biệt. Điểm đến này thu hút với nhiều hoạt động thú vị như:
- Tham gia hội thơ vào ngày Rằm tháng Giêng
- Xin chữ Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Thắp hương cầu cử thi đạt cao
- Khám phá kiến trúc, lịch sử và các hiện vật trưng bày tại Văn Miếu
- Check in tại những góc sống ảo cổ kính…
Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng là nơi tôn vinh những học sinh giỏi. Trong dịp Tết, có nhiều hoạt động truyền thống và dân gian được tổ chức tại đây, góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống.
Nhộn nhịp cảnh xin chữ cầu may đầu năm tại Văn Miếu (Ảnh: Sưu tầm)6. Kinh nghiệm tham quan Văn Miếu
Khi đến tham quan khu di tích này, bạn cần:
- Chấp hành quy định của ban quản lý, tôn trọng di tích, không làm hại hiện vật hoặc cảnh quan
- Không sờ vào đầu rùa, không ngồi lên bia tiến sĩ
- Để mặc trang phục phù hợp, gọn gàng
- Giữ gìn trật tự, không nói tục
- Mỗi người chỉ thắp một nén hương…
7. Những địa điểm du lịch gần Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Nằm ở vị trí trung tâm của Thủ đô, sau khi thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, du khách có thể khám phá thêm nhiều điểm đến nổi tiếng gần đây. Dưới đây là một số gợi ý về những địa điểm gần Văn Miếu mà bạn có thể quan tâm:
Địa điểm |
Khoảng cách |
Cột cờ Hà Nội |
1,1km |
Hoàng Thành Thăng Long |
1,2km |
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh |
1,6km |
Bảo tàng Hồ Chí Minh |
1,7km |
Di tích Nhà tù Hỏa Lò |
1,9km |
Ngoài những địa điểm nổi tiếng đã kể trên, khi đến Hà Nội, du khách cũng nên tận hưởng cơ hội khám phá các điểm giải trí tại TTT Vincom Mega Mall Times City bao gồm VinKE & Vinpearl Aquarium cực kỳ thú vị.
Tại Times City, du khách có thể khám phá các khu vui chơi thú vị, phù hợp với mọi thành viên trong gia đình như:
- Thủy cung Times City rộng đến 4.000m2, là “ngôi nhà hạnh phúc” của hơn 30.000 sinh vật biển đa dạng. Bạn sẽ lạc vào đại dương bao la, khám phá những loài động vật thú vị tại khu cá nước ngọt, khu cá nước mặn, khu hang động bò sát. Đừng bỏ lỡ các show diễn ấn tượng như show Nàng tiên cá, Cho chim cánh cụt ăn, Làm quen với bò sát, Bữa ăn của cá mập…
- VinKE là điểm đến vui chơi lý tưởng cho những gia đình có trẻ nhỏ. Các bé sẽ được thỏa sức gặp gỡ bạn mới, học những kỹ năng mềm bổ ích, trải nghiệm các nghề nghiệp tương lai và có được định hướng riêng cho bản thân.
Qua bao nhiêu biến động của lịch sử, Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn tồn tại với những hiện vật và giá trị kiến trúc, văn hóa to lớn. Đây thật sự là biểu tượng của sự cao quý trong giáo dục và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Hãy khám phá tọa độ đặc biệt này trong chuyến hành trình khám phá Hà Nội nhé!
*Thông tin trong bài được tổng hợp và tham khảo, có thể thay đổi vào từng thời điểm. Nếu bạn có dự định đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, hãy liên hệ trực tiếp với cơ sở để cập nhật thông tin mới nhất!