Ve sầu | |
---|---|
Ve sầu | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Arthropoda |
Phân ngành (subphylum) | Hexapoda |
Lớp (class) | Insecta |
Bộ (ordo) | Hemiptera |
Phân bộ (subordo) | Auchenorrhyncha |
Phân thứ bộ (infraordo) | Cicadomorpha |
Liên họ (superfamilia) | Cicadoidea |
Họ (familia) | Cicadidae Westwood, 1840 |
Phân họ | |
Danh sách |
Ve sầu hay còn gọi là kim thiền là một siêu họ côn trùng có đầu to, hai cánh có nhiều vân. Có khoảng 2.500 loài ve sầu trên thế giới, trong vùng ôn đới lẫn nhiệt đới. Ve sầu là các loài sâu bọ được nhiều người biết nhất vì kích thước to lớn hơn, hình dáng đặc biệt có đầu lớn và khả năng tạo âm thanh rỉ rả, inh ỏi, suốt mùa hè. Ở khu vực dãy núi Appalachian, dân Mỹ gọi ve sầu là ruồi khô (tiếng Anh: dry flies) vì xác ve sau khi lột còn nguyên hình và khô.
Ve sầu không chích, không cắn và vô hại đối với con người. Nhiều người ăn ve sầu (như ở Hy Lạp cổ đại, Trung Hoa, Malaysia, Myanmar, Mỹ Latinh và Congo). Ve sầu cũng được dùng làm thuốc Đông y.
Tiếng ve kêu
Khác với các loài côn trùng khác, như dế, tạo âm thanh bằng cách cọ xát hai cánh vào nhau, ve sầu đực tạo âm thanh bằng cách rung hai cái 'loa' làm bằng màng mỏng, phát triển từ lồng ngực, có sườn bên trong. Những vòng sườn được co giãn thật nhanh, làm rung màng mỏng, tạo sóng âm thanh. Bụng ve rỗng nên có thể khuếch đại thành tiếng ve kêu rất to. Ve lắc mình và dùng cánh để tạo nhịp lên xuống cho 'bài hát' của mình. Mỗi giống ve có một thứ tiếng, cường độ, cao độ khác nhau - để mời gọi ve sầu cái cùng giống.
Ve là loài côn trùng không tạo ra âm thanh nhưng lại có hai màng nhạy âm để 'nghe' tiếng hót của đực và phản ứng khi bị dụ dỗ. Khi không hót, ve đực vẫn sử dụng những màng nhạy âm này để cảm nhận các sự kiện xung quanh.
Một số loài ve có khả năng phát ra âm thanh lên đến 120 dB, là tiếng ồn lớn nhất trong số các loài côn trùng.
Cicada song
Tiếng ve kêu tại Lower Hutt, New Zealand, thu thanh vào tháng 2 2006
| |
Trục trặc khi nghe tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn. |
Ve có chu kỳ sống
Sau khi thụ tinh, ve cái đào những ổ nhỏ trên vỏ các cành cây để đẻ trứng. Mỗi cá thể cái có thể thực hiện hành động này nhiều lần, đẻ từ vài trăm đến hàng trăm trứng cho đến khi hết khả năng sinh sản. Những ấu trùng của ve rơi xuống đất và đào lỗ để phát triển. Hầu hết các loài ve có tuổi thọ từ 2 đến 5 năm. Tuy nhiên, một số loài có thể sống lâu hơn nhiều, như ve Magicicada có thể sống đến 17 năm, đôi khi là 13 năm. Các chu kỳ sống dài như vậy giúp chúng chống lại các loài săn mồi như ong bắp cầy và bọ ngựa, vì các loài săn mồi này không thường xuyên xuất hiện đồng thời với ve.
Phần lớn cuộc đời của ve diễn ra dưới lòng đất khi ấu trùng, sống ở độ sâu từ 30 cm đến 2,5 m. Chúng ăn nhựa cây và có các chân trước mạnh mẽ để đào bới.
Khi đến giai đoạn cuối của quá trình biến hình từ ấu trùng thành ve trưởng thành, chúng đào đường hầm lên bề mặt đất và lột xác trên cây gần đó trở thành ve trưởng thành. Xác của chúng vẫn còn nằm dính trên cây.
Phân loại ve
Siêu họ ve này bao gồm 2 họ:
- Cicadidae Westwood, 1840 phân bố rộng khắp thế giới, ngoại trừ khu vực Nam Cực.
- Cicadettinae
- Cicadinae
- Tettigadinae
- Tibiceninae
- Tettigarctidae với chỉ có 2 loài còn tồn tại trong 1 chi (Tettigarcta) ở Australia
Các thứ tư
|
|
|
|
|
|
Trong văn hóa
Tiếng ve sầu cùng hoa phượng là biểu tượng của mùa hè. Trong võ thuật có kỹ thuật kim thiền thoát xác là kỹ năng tự lột áo nhanh chóng để thoát khỏi tình huống bắt giam. Trên lĩnh vực âm nhạc, bài hát Kiếp ve sầu do Đan Trường trình bày với những lời ca như:
- Một ngày em đến góc phố hát ca.
- Từng đàn chim én chúm chím môi cười.
- Là đời anh bớt mệt nhoài.
- Hát rong trong cuộc đời ve sầu.