Sáng dậy 4h30, tôi uống ly cafe gói Nescafe vội vàng. Từ việc ăn, uống đến việc bấm còi xe khi đèn đỏ chuyển về 0 là do Sài Gòn trui rèn tôi. Tôi chuẩn bị đi tập thể dục cùng mẹ. Sáng sớm ở Sài Gòn thường se lạnh, tôi khoác áo khoác thun xanh lá, áo màu đỏ DBSK và quần đùi đen. Để bảo vệ đầu khỏi sương, tôi đội mũ “Make money not friends” của Smaker, thương hiệu của rapper Andree Right Hand. Mặc dù không phải là combo lý tưởng, nhưng vào lúc 5h sáng, ai quan tâm đến trang phục? Có người thấy outfit đi tập thể dục đẹp sẽ là động lực lớn để họ tập gym. Với tôi, không có kem chống nắng như Haruki Murakami trước khi chạy bộ, nhưng cũng không có skincare như Bình Yên để giữ da khỏe đẹp. Bảng phấn mắt tôi xài đã từng là của cấp 3, tức khoảng mười năm trước. Dù có thể đã biến thành chất gây ung thư, nhưng tôi chấp nhận. Để ngu si hưởng thái bình.
Tôi bắt đầu nhận thức việc tập thể dục khi nghe podcast của thầy Minh Niệm về trầm cảm.
“Chúng ta cần niềm tin. Đầu tiên, chỉ cần đấm boxing khoảng năm phút, sau đó nghỉ, rồi mười phút, mười lăm phút. Đấm boxing cho đến khi tháo hết mồ hôi ra, con chó trầm cảm sẽ yếu đuối, không thể làm gì được. Đây là cách nuôi dưỡng tinh thần, giúp con chó trầm cảm không tấn công. Thường con chó trầm cảm chỉ canh khi ta yếu đuối từ thể lực đến tinh thần. Vì vậy, hãy cố gắng tập thể dục thường xuyên. Buổi sáng hai tiếng, buổi chiều hai tiếng. Không chỉ đấm boxing, mà còn có thể chạy bộ, đi bộ, tập yoga... Đồng thời, ở Vũng Tàu, hãy thường xuyên ra biển, tiếp xúc với thiên nhiên, với đất trời, để tâm hồn luôn trong sự bình yên tự nhiên.”
Với mức lương làm nhân viên kho của cửa hàng thời trang nữ, tôi mua thẻ gym với giá mười lăm triệu, chia thành bốn năm, mỗi tháng trả 300.000 đồng. Với tôi, đây là một khoản chi phí hợp lý, hoặc có thể là do tôi bị ảnh hưởng bởi truyền thông.
(Ít nhất tôi không vay tiền hay nợ ai, ngay cả thông qua các ứng dụng cho vay hoặc ngân hàng, như Momo hay tín dụng.)
Giống phần lớn giới trẻ Sài Gòn khi mua thẻ gym, tôi không duy trì được thói quen lâu dài. Vì phòng gym ở xa và sau một thời gian, mẹ tôi không cho tiền xăng nữa nên tôi dừng lại. Cũng vì ngại ngùng khi tập gym nên tôi dần từ việc tập ba buổi một tuần, tập mông và chạy bộ, sang việc dính với máy đi bộ, rồi không đi nữa.
Tôi chuyển sang đi bộ hàng ngày cùng mẹ ở khu vực gần nhà.
Mẹ tôi, tên là Kim, sinh năm 1963, tuổi Mão. Bố tôi, tên là Ngưu, sinh năm 1958, tuổi Tuất. Trong nhà, hồi tôi còn nhỏ, luôn có tiếng cãi nhau như chó với mèo.
Mẹ tôi là người phụ nữ truyền thống đến mức khi mẹ tôi khỏi bệnh, tức là khoảng mười năm trước khi tôi học cấp 3, chị tôi nói: “Mẹ nên sống cho bản thân mình.” Có lẽ đó là lần đầu tiên mẹ tôi nghe về điều đó. Lúc đó bà 51 tuổi, đã quá bận rộn với cuộc đời.
Mẹ tôi lo lắng cho toàn bộ gia đình về bữa ăn. Sau khi tôi xuất viện từ bệnh viện Hoàn Mỹ, mẹ thường mời tôi đi bộ mỗi sáng. 4h30, bà dậy chuẩn bị bữa sáng. 5h, tôi xuống, ăn xong rồi thay đồ để đi cùng mẹ. Cả năm 2023, tôi đã dành để đi bộ mỗi sáng cùng mẹ. Tiền thuốc của tôi mỗi tháng là hai triệu đồng, quá đắt, vì vậy tôi chuyển sang một bác sĩ ở Gò Vấp, tiền thuốc khoảng 500.000 đồng mỗi tháng. Mặc dù rẻ hơn nhiều nhưng tôi phải chịu tác dụng phụ như run chân, run tay. Trong khi đi bộ với mẹ, tôi, năm 2023, 25 tuổi, đã gãy bánh sừng bò croissant, thường xuyên phải nhắc nhở mẹ đi chậm lại cho tôi theo kịp. Tôi phàn nàn về điều này với bác sĩ. Sau khi ông giảm liều thuốc xuống còn một nửa, tức là mỗi lần nửa viên và ông nói rằng “Lười biếng là dấu hiệu tiêu cực của bệnh”, cộng với việc tôi không có biểu hiện rụng tóc và cơn ám ảnh về teo tử cung, tôi quyết định đổi sang một bác sĩ đã từng chữa trị cho bạn của tôi từ rối loạn lưỡng cực đến bây giờ đang học Thạc sĩ Ngôn ngữ Anh. Tôi khá tin tưởng vào ông.