1. Khái niệm – Vị ngữ trong tiếng Anh
Vị ngữ là thành phần bắt buộc trong câu, có tác dụng cung cấp cho người đọc/người nghe thông tin về chủ ngữ đứng trước. Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi How, Why, Where, When,…
E.g:
- My mom is a Math teacher. (Mẹ tôi là giáo viên dạy toán)
- My best friend, Kim, is the most caring person I’ve ever seen. (Kim, bạn thân của tôi, là người biết quan tâm người khác nhất tôi từng gặp.)
- I love you more than I can say. (Anh yêu em hơn lời anh nói)
2. Vị ngữ là một cụm động từ
2.1. Vị ngữ có thể là nội động từ
Với các động từ nội động, chúng không yêu cầu tân ngữ. Do đó, vị ngữ trong câu có thể chỉ chứa một động từ duy nhất.
Các động từ có thể kể đến bao gồm: đi, chạy, ngủ, đứng, ngồi… Thường là những hành động độc lập, không có tương tác với các sự vật khác.
E.g:
- I go to Tran Dai Nghia highschool. (Em học trường Trần Đại Nghĩa.)
- She walks in the park. (Cô ấy đi bộ trong công viên.)
2.2. Vị ngữ là động từ có tân ngữ (ngoại động từ)
Các động từ có tân ngữ đi kèm thường diễn tả các hành động tương tác với các sự vật khác.
- My sister cut the cake into 4 equal pieces. (Chị tôi cắt cái bánh ra thành 4 phần bằng nhau).
- I will bring the wine. (Tôi sẽ mang theo rượu).
- I eat a banana for breakfast. (Tôi ăn sáng bằng một quả chuối.)
- He watched a movie today. (Hôm nay anh ấy xem một bộ phim.)
Ngoài các tân ngữ thông thường như trên, vị ngữ cũng có thể chứa các dạng tân ngữ sau đây:
- Tân ngữ là động từ dạng V-ing hoặc To + Verb
Ở tân ngữ dạng V-ing, thường thì động từ sẽ là các từ mang nghĩa cảm nhận như like (thích), dislike (không thích), hate (ghét), enjoy (thích/tận hưởng),… hoặc hành động liên quan đến tính tiếp diễn/lặp lại như practice (luyện tập), go (đi), stop (ngừng)…
E.g:
- My family go shopping every weekend. (Quyên đi mua sắm.)
- I love watching comedy movies. (Tớ thích xem phim hài)
Trong dạng Tân ngữ To + Verb, nhiều động từ có thể điều chỉnh cụm từ này như begin, start, need,… và các động từ biểu thị cảm xúc với hành động như love, hate, like, want,…
E.g:
- I want to have a good job after I graduate. (Tôi muốn có một công việc tốt sau khi tốt nghiệp.)
- Lisa began to learn how to play the piano when she was only 3. (Lisa bắt đầu học chơi đàn dương cầm khi cô ấy mới 3 tuổi.)
- Tân ngữ là dạng that-clause
Tân ngữ dạng that-clause được sử dụng với động từ yêu cầu đi kèm thông tin có thể được mô tả bằng mệnh đề. Mệnh đề sau that cũng bao gồm chủ ngữ và vị ngữ. Các động từ thường kết hợp với tân ngữ này là: think, say, believe,…
E.g:
- My mom said that she was so tired so I cooked her some porridge. (Mẹ tôi bảo bà ấy mệt quá nên tôi nấu cháo cho mẹ.)
- I believe that if you try your best, you will make it. (Tôi nghĩ nếu bạn cố gắng hết sức thì bạn sẽ làm được.)
- Tân ngữ là đại từ
Khi đối tượng đã được đề cập hoặc xác định, ta có thể sử dụng đại từ tân ngữ. Đại từ tân ngữ là đại từ đứng sau động từ. Các đại từ tân ngữ bao gồm: him, her, me, you, it, them, us.
E.g:
- My girlfriend was just here. Have you seen her? (Bạn gái tôi vừa ở đây. Anh có thấy cô ấy không?)
- “Do you know who that man is?” – “No, I have never seen him before.” (“Bạn có biết ông ấy là ai không?” – “Không, tôi chưa từng thấy ông ta bao giờ.”)
3. Vị ngữ với trợ động từ
Trợ động từ là một đặc điểm của nhiều cấu trúc ngữ pháp trong vị ngữ. Ví dụ như: hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn phủ định, động từ khiếm khuyết,…
E.g:
- You can swim, can’t you? (Cậu biết bơi mà phải không?)
- I did not want to hear from him so I left. (Tôi không muốn nghe anh ta (giải thích) nên tôi bỏ đi luôn.)
- We are having lunch. (Tụi tui đang ăn trưa.)
4. Những trường hợp đặc biệt của vị ngữ
Bên cạnh các loại vị ngữ đã nêu, ta còn có 3 tình huống đặc biệt của vị ngữ trong tiếng Anh.
- Động từ + Tính từ
Tình huống đặc biệt đầu tiên là cụm Động từ + Tính từ. Ở đây, tính từ đóng vai trò mô tả tính cách của chủ ngữ. Các động từ thông dụng trong tình huống này thường là: look (trông), seem (có vẻ), sound (nghe, nghe có vẻ), taste (có vị), feel (cảm giác), to be (là),…
E.g:
- You look great. (Em trông rất đẹp.)
- Durian smells bad, but actually tastes very nice. (Sầu riêng ngửi mùi ghê, nhưng lại có vị rất ngon.)
- Động từ + Cụm danh từ
Cấu trúc này thường được sử dụng để mô tả chủ ngữ là ai/gì, như thế nào. Các động từ phổ biến trong cấu trúc này là: to be (là), become (trở thành, trở nên).
E.g:
- I am an architect.
Tôi là một kiến trúc sư. - Kylie became very happy.
Kylie trở nên rất vui.
- Động từ + Cụm giới từ
Loại đặc biệt cuối cùng này thường được sử dụng để biểu thị vị trí hoặc thời điểm của chủ thể.
E.g:
- The books are on the shelf. (Sách nằm trên kệ)
- My brother is on his bed all day long. (Em trai tôi nằm dài trên giường cả ngày)
5. Bài tập thực hành
Phân tích thành phần vị ngữ trong các câu sau:
- My mother is a gardener.
- The duck swam on the lake.
- I just ate a bag of chips.
- Khai used to be an assistant.
- She believes that she can’t be a famous singer.
- The woman whose child was lost contacted the police.
- The young man I saw on the train yesterday didn’t act his age..
- Ryan likes making paper airplanes.
- Hoa is a friendly girl. Everyone likes her.
- The cashier seems suspicious.
Đáp án:
- My mother is a gardener.
- The duck swam on the lake.
- I just ate a bag of chips.
- Khai used to be an assistant.
- She believes that she can’t be a famous singer.
- The woman whose child was lost contacted the police.
- The young man I saw on the train yesterday didn’t act his age.
- Ryan likes making paper airplanes.
- Hoa is a friendly girl. Everyone likes her.
- The cashier seems suspicious.