'Mình rất muốn nghe bạn chia sẻ nhiều hơn!', là câu nói quen thuộc từ bạn bè, đồng nghiệp, và thậm chí là từ sếp ở nơi công sở. Dù nghe nhiều lần từ nhiều người trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, chúng ta vẫn không thể mở lòng về những điều cần chia sẻ. Vậy tại sao việc trải lòng lại khó khăn đến vậy?
Trước hết, trải lòng là gì? Đơn giản, đó là cách chia sẻ những tâm tư về công việc, học tập, tình cảm, hôn nhân, hay bất kỳ vấn đề nào mà chúng ta đang gặp phải. Việc trải lòng thể hiện mong muốn được thấu hiểu, bắt đầu bằng sự lắng nghe. Lắng nghe là mắt xích quan trọng nhất trong việc kết nối câu chuyện. Do đó, sự khó khăn trong việc trải lòng chủ yếu xuất phát từ sự thiếu lắng nghe.
Lắng nghe nhưng như thể không lắng nghe
Lắng nghe là hành động từ trái tim mà mọi người dành cho người chia sẻ. Tuy nhiên, “lắng nghe nhưng như thể không lắng nghe” là sự lắng nghe không chân thành, khiến việc trải lòng trở nên tồi tệ hơn. Những người chia sẻ không thể giải tỏa được vấn đề của họ. Khi ai đó chia sẻ về khó khăn trong học tập, sự lắng nghe cần được thể hiện qua việc hiểu câu chuyện và đưa ra góp ý giúp họ cải thiện. Thêm vào đó, những người này thường cảm thấy vô dụng và chán nản trong học tập.
Chúng ta nên tạo động lực bằng cách nhấn mạnh giá trị hiện tại của họ hơn là ép họ làm theo ý mình.
Tự tin chia sẻ vấn đề cá nhân
Nhiều người e ngại việc mở lòng vì sợ rằng người khác không hiểu được hoàn cảnh của mình. Khi chia sẻ về cuộc hôn nhân không hạnh phúc, chúng ta phân vân liệu có nên tiếp tục hay không, nhưng không phải ai cũng thấu hiểu. Chính sự lo sợ này khiến chúng ta thường chọn cách giữ kín, đặc biệt với những vấn đề riêng tư.
Để được thấu hiểu, trước tiên chúng ta cần chia sẻ một cách chân thành. Việc tâm sự với những người thân như bố mẹ, anh chị em, hay bạn bè thân thiết sẽ giúp chúng ta nhẹ lòng hơn về các vấn đề hôn nhân và tình cảm. Tất nhiên, chúng ta đều biết ai là người đáng để mình chia sẻ thật lòng.
Thay vì giấu kín cảm xúc và chịu đựng một mình, chúng ta nên chia sẻ những khó khăn cá nhân với những người thân yêu và tin tưởng.
Hãy để việc trải lòng bắt nguồn từ mong muốn cá nhân
Cuối cùng, việc trải lòng nên xuất phát từ mong muốn của chính chúng ta. Làm việc 8 tiếng mỗi ngày, cuộc sống chủ yếu gắn liền với công sở, nơi có nhiều người với nhiều tính cách khác nhau. Không phải ai cũng hợp với chúng ta. Đôi khi, chúng ta phải đối mặt với hàng loạt phàn nàn từ khách hàng, sự chỉ trích từ sếp, hay những lời khó nghe từ đồng nghiệp.
Cuối cùng, ẩn sau những lời nói đó, luôn là mong muốn chúng ta mở lòng và chia sẻ suy nghĩ của mình với họ. Trong tình huống này, chúng ta cần cân nhắc ở hai khía cạnh:
_Chúng ta có thực sự muốn mở lòng vào thời điểm đó không? Bởi vì những cảm xúc tức thời có thể làm cho việc kết nối với đồng nghiệp trở nên khó khăn hơn.
_Những vấn đề nào chúng ta có thể chia sẻ và những điều nào không nên. Vì mỗi người một ý kiến, và họ không phải lúc nào cũng là bạn thân hay người thân thiết của chúng ta. Chia sẻ về những vấn đề nhạy cảm như lương bổng hay chuyện riêng tư không liên quan đến công việc có thể làm cho mọi người cảm thấy khó xử. Chúng ta không ai muốn việc mở lòng lại làm cho tâm trạng trở nên tồi tệ hơn đúng không?
Dù trong hoàn cảnh nào, sự mở lòng cũng luôn cần thiết. Chúng ta nên chia sẻ và kết nối nhiều hơn.
Để người khác lắng nghe câu chuyện của chúng ta, trước tiên ta phải lắng nghe câu chuyện của họ.
Tác giả bài viết: Văn Hưng
Hình ảnh: Nhiều người sở hữu