1. Hiểu rõ về gãy xương
Gãy xương là sự phá vỡ cấu trúc bên trong của xương do chấn thương hoặc lực tác động vượt quá khả năng chịu đựng của xương. Xương là bộ phận cứng chắc nhất trong cơ thể con người, nó chịu trách nhiệm về việc nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Do đó, gãy xương thường là một chấn thương nghiêm trọng và thường đi kèm với nhiều tổn thương khác.
Nhiều người sau khi gãy xương đều phân vân liệu có nên bổ sung canxi hay không
Có nhiều dạng gãy xương phổ biến như:
-
Gãy mở: Da bị rách, một phần của xương lộ ra và tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
-
Gãy kín: Lớp da vẫn nguyên vẹn nhưng xương bên trong đã bị nứt.
2. Bổ sung canxi sau khi gãy xương có tác dụng không?
Gãy xương thường xảy ra nhiều hơn ở những người có bệnh loãng xương, và trong các trường hợp này, việc bổ sung canxi nên được xem xét. Canxi bổ sung có thể dùng dưới dạng viên hoặc dạng lỏng với liều lượng phù hợp được chỉ định cho đến khi quá trình lành xương hoàn toàn, khi xương trở nên vững chắc thì việc bổ sung có thể được ngừng.
Nhu cầu canxi của mỗi người khác nhau, cũng phụ thuộc vào loại công việc, tình trạng gãy xương và sức khỏe xương của họ để bổ sung phù hợp. Cần nhớ không nên bổ sung canxi quá mức giới hạn, vì vượt quá ngưỡng này có thể gây ra vấn đề thừa canxi.
Canxi là yếu tố cần thiết để xây dựng và củng cố cấu trúc xương
Cụ thể, việc bổ sung canxi cần thiết cho những người gặp phải tình trạng gãy xương hoặc có sức khỏe xương yếu như sau:
Nam giới
-
Từ 19 - 50 tuổi: cần 1.000 - 2.500 mg canxi mỗi ngày.
-
Từ 51 - 70 tuổi: cần 1.000 - 2.000 mg canxi mỗi ngày.
-
Người từ 71 tuổi trở lên: cần 1.200 - 2.000 mg canxi mỗi ngày.
Nữ giới
-
Từ 19 - 50 tuổi: cần từ 1.000 - 2.500 mg canxi mỗi ngày.
-
Người từ 51 tuổi: cần 1.200 - 2.000 mg canxi mỗi ngày.
Việc bổ sung canxi nhiều hơn lượng cần thiết hàng ngày có thể gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như: hội chứng kiềm sữa, suy thận, sỏi thận,… nguy hiểm hơn có thể gây tử vong. Nói chung, việc bổ sung canxi là cần thiết đối với người đang hồi phục từ gãy xương, nhưng việc bổ sung cần phải được tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
Một số trường hợp không cần phải bổ sung canxi dưới dạng uống, mà có thể bổ sung qua thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này. Ngoài canxi, cơ thể cũng cần những chất dinh dưỡng khác để hồi phục và duy trì sức khỏe hàng ngày.
3. Lập kế hoạch ăn uống phù hợp cho người gặp phải gãy xương
Dù phương pháp điều trị gãy xương như thế nào thì việc chăm sóc và chế độ ăn khoa học, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ là rất quan trọng để xương nhanh chóng liền lại và trở nên cứng chắc hơn. Dưới đây là những dinh dưỡng quan trọng cần lưu ý trong bữa ăn của người gặp phải gãy xương:
Người gặp phải gãy xương cần bổ sung đủ và chính xác lượng chất đạm
3.1. Chất đạm
Chất đạm đóng vai trò quan trọng nhất trong việc đảm bảo nhu cầu năng lượng, bao gồm:
-
Protein: thịt, sữa, trứng, cá, đậu nành,…
-
Chất béo: mỡ cá, dầu thực vật,…
-
Carbohydrate: khoai, cơm,…
Khi gặp phải gãy xương, cơ thể không chỉ cần canxi mà còn cần một lượng lớn protein để kích thích quá trình phục hồi xương. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại protein đều tốt cho sức khỏe, bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm giàu protein như cá, thịt ức gà, thịt nạc,…
3.2. Canxi
Nếu không bổ sung canxi qua dạng uống, canxi từ thực phẩm sẽ là nguồn duy nhất và có vai trò quan trọng trong việc phát triển, phục hồi và củng cố sức mạnh cho xương. Sự thiếu hụt canxi trong thời kỳ này không chỉ làm chậm quá trình phục hồi sau gãy xương mà còn gây ra nhiều vấn đề khác như loãng xương, yếu xương, và nguy cơ bị tàn phế.
Các thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như: rau cải, cải bắp, củ cải xanh, măng tây, bông cải, cá hộp, rau biển, cần tây, sữa đậu nành, hạnh nhân, sữa chua, rau diếp,…
3.3. Vitamin D
Cùng với canxi, vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng xương khỏe mạnh. Cơ thể cần vitamin D để hấp thu và sử dụng canxi hiệu quả hơn. Đối với những người bị gãy xương hoặc loãng xương, việc bổ sung cả hai dinh dưỡng này hàng ngày là rất quan trọng.
Vitamin D có lợi cho quá trình phục hồi xương ở những người bị gãy xương
Thiếu hụt vitamin D có thể làm giảm sản xuất hormone calcitriol trong cơ thể, ngay cả khi ăn uống đầy đủ canxi. Cơ thể cần vitamin D để hấp thu canxi hiệu quả. Vitamin D có hai dạng chính là D3 và D2, trong đó, cơ thể dễ hấp thu D3 hơn.
Vitamin D có thể được cơ thể hấp thu thông qua ánh nắng mặt trời, viên uống hoặc thực phẩm. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tự sản xuất vitamin D, vì vậy, mỗi tuần nên tiếp xúc với ánh nắng khoảng 3 - 4 lần, mỗi lần 15 phút để cung cấp lượng vitamin D cần thiết. Đối với người bị gãy xương, đây là một điều cần lưu ý để giúp quá trình phục hồi xương diễn ra nhanh chóng hơn.
Đối với những người bị gãy xương, thiếu hụt vitamin D và canxi, việc bổ sung vitamin D dạng uống là quan trọng, lượng khuyến nghị hàng ngày là từ 400 - 800 IU. Ngoài ra, có thể bổ sung vitamin D từ các thực phẩm giàu chất này như cá biển, lòng đỏ trứng, sữa, gan,…
3.4. Sắt
Sắt cũng là một yếu tố cần thiết cho người gãy xương, giúp sản xuất tế bào hồng cầu khỏe mạnh và phục hồi mô xung quanh xương tổn thương. Ngoài ra, sắt cũng tham gia vào quá trình tạo collagen trong cơ thể, giúp củng cố xương và cung cấp oxy cho các mô tổn thương.
Thực phẩm giàu sắt có thể bao gồm: sữa, trứng, huyết, thịt bò, các loại rau lá màu xanh đậm,…
3.5. Vitamin A và C
Tại sao người bị gãy xương nên bổ sung 2 loại vitamin này? Vitamin C giúp vết thương trên da và mô thịt nhanh lành hơn, đồng thời tham gia vào quá trình sửa chữa mô liên kết và sụn nhờ hình thành collagen.
Còn vitamin A thì có nhiều trong các thực phẩm như khoai lang, cà rốt, cải xoăn,… và tham gia vào việc tạo bạch cầu, giúp chống lại nhiễm trùng sau khi gãy xương.
Việc bổ sung vitamin A là quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng sau khi gãy xương
Bổ sung canxi nhiều hơn bình thường sau khi gãy xương là cần thiết để cơ thể phục hồi, làm cho xương trở nên vững chắc hơn, tuy nhiên cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Ngoài việc bổ sung dạng uống, người bệnh cũng nên ưu tiên bổ sung canxi thông qua thực phẩm giàu canxi để nuôi dưỡng xương tốt hơn trong quá trình dài.