Nhờ tính năng này, Core i5-12400 và thậm chí cả Celeron G6900 cũng có thể được ép xung. Trong video, sử dụng mainboard Asus Maximus Apex, chipset Z690, der8auer đã đẩy xung nhịp của cả 6 nhân trong Core i5-12400 lên đến 5.2 GHz, cao hơn thông số chính thức là 4.4 GHz. Phương pháp này được thực hiện bằng cách chọn profile XMP của RAM lên đến mức xung nhịp hợp lý, sau đó chọn giới hạn tối đa xung nhịp CPU mà BIOS cho phép và điều chỉnh xung nhịp bộ nhớ đệm của CPU.
Tất nhiên, việc tăng xung nhịp cần phải đi kèm với việc tăng điện áp đầu vào, dẫn đến việc CPU hoạt động ở nhiệt độ cao. Trong thử nghiệm của overclocker người Đức, Core i5-12400 tiêu thụ gần 140W điện, và khi kiểm tra nhiệt độ, chip có lúc lên đến 96 độ C, mặc dù đã sử dụng tản nước AIO để làm mát.
Trong khi đó, overclocker nổi tiếng Hàn Quốc Phantom K cũng đã thử nghiệm việc ép xung chip Core i3-12300 lên 5.44 GHz, chạy ổn định trong vòng 33 giây, sau đó ép xung Celeron G6900 lên 5.33 GHz, tức là cao hơn xung nhịp gốc tới 57%, tức là có khả năng ép xung rất cao.
Với phía Intel, họ tuyên bố: “Các chip Core non K thế hệ 12 không được tạo ra để ép xung. Intel không đảm bảo vận hành chip xử lý vượt quá giới hạn hoạt động. Thay đổi xung nhịp hoặc điện áp có thể gây hỏng hoặc giảm tuổi thọ của chip xử lý và các linh kiện khác, cũng như làm giảm hiệu năng và sự ổn định của hệ thống.”
Điều đặc biệt là Intel đã truyền đạt thông điệp một cách nhẹ nhàng, thay vì cấm người dùng ép xung chip non-K hoặc từ chối bảo hành khi sử dụng. Điều này dẫn đến dự đoán rằng khả năng ép xung chip non-K có thể xuất phát từ lỗi lập trình trong quá trình phát triển BIOS cho các thế hệ chipset phục vụ cho CPU Core thế hệ 12, và các hãng sẽ sớm phát hành BIOS mới để vô hiệu hóa tính năng này.
Theo WCCFTech