Viêm Amidan | |
---|---|
Một trường hợp dương tính với viêm họng do liên cầu khuẩn | |
Chuyên khoa | y học gia đình, bệnh truyền nhiễm, Khoa tai mũi họng |
ICD-10 | J03, J35.0 |
ICD-9-CM | 463 |
DiseasesDB | 13165 |
MedlinePlus | 001043 |
eMedicine | article/871977 |
Patient UK | Viêm amidan |
MeSH | D014069 |
Viêm amidan, còn gọi là Viêm hạch hạnh nhân (từ tiếng Đức: Mandelentzündung) (Tonsillitis), là tình trạng tổn thương ác tính của các tế bào biểu mô của amidan. Mặc dù lý thuyết cho phép chẩn đoán sớm, thực tế ít khi được phát hiện kịp thời vì dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm khác ở vùng họng.
Về cấu trúc mô học
Amidan có hai loại mô chính: biểu mô phủ và mô liên kết, dẫn đến hai dạng ung thư: ung thư biểu mô và sarcoma. Ung thư biểu mô là loại phổ biến hơn, với hai dạng là ung thư biểu mô vẩy (chiếm khoảng 75%) và ung thư biểu mô không biệt hóa.
Đặc điểm theo độ tuổi và giới tính
Bệnh chủ yếu xuất hiện ở người từ 40 đến 70 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao gấp 2,8 lần so với nữ giới. Gần đây, bệnh cũng đã được ghi nhận ở những người trên 20 tuổi.
Các triệu chứng điển hình
Các triệu chứng phổ biến của viêm amidan bao gồm:
- Amidan đỏ và/hoặc sưng tấy
- Các mảng trắng hoặc vàng trên amidan
- Cổ cảm thấy nhạy cảm, cứng, và/hoặc sưng
- Sưng hạch bạch huyết
- Đau họng
- Ho
- Đau đầu
- Đau mắt
- Đau nhức cơ thể
- Đau tai
- Sốt
- Cảm lạnh
- Mũi bị tắc
- Loét
Trong trường hợp viêm amidan cấp tính, amidan có thể xuất hiện màu đỏ tươi và có thể thấy các vệt trắng hoặc mủ. Các triệu chứng chính bao gồm đau họng (60%), cảm giác vướng khi nuốt (73%), thay đổi giọng nói (40%), khạc ra máu (25%), cảm giác nuốt nghẹn (20%), và khít hàm (18%).
Các nguyên nhân
- Do tiếp xúc với lạnh khiến vi khuẩn và virus ở vùng mũi họng trở nên gây bệnh.
- Những bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà có thể dẫn đến bội nhiễm với vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, đặc biệt là liên cầu tan huyết nhóm A. Trẻ em có tổ chức bạch huyết phát triển mạnh cũng dễ bị viêm amidan do hạch ở cổ và họng quá phát.
- Vệ sinh răng miệng kém và viêm amidan lặp lại có thể làm tăng nguy cơ ung thư amidan.
- Cấu trúc và vị trí của amidan với nhiều khe hốc tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ẩn và phát triển. Amidan nằm ở giao điểm giữa đường ăn và đường thở, là cửa ngõ cho vi khuẩn và virus xâm nhập.
- Sử dụng thuốc lá, rượu, bia và các loại đồ uống có cồn.
- Lạm dụng quan hệ tình dục bằng miệng.
- Yếu tố môi trường như khói bụi, căng thẳng, stress cũng có thể gây viêm amidan.
- Chế độ ăn thiếu vitamin A, ít rau xanh và trái cây hoặc chế độ ăn nhiều thịt, đặc biệt là thịt muối hoặc hun khói có thể tăng nguy cơ ung thư amidan.
Phương pháp điều trị
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư amidan như phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.
Đối với ung thư amidan giai đoạn đầu, có thể lựa chọn điều trị bằng phẫu thuật hoặc xạ trị, với hiệu quả tương đương nhau. Tuy nhiên, khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn muộn, việc điều trị sẽ phức tạp hơn, cần kết hợp nhiều phương pháp như phẫu thuật với xạ trị, hoặc hóa trị kết hợp với xạ trị.
Việc điều trị ở giai đoạn muộn khó khăn hơn và thường đi kèm với nhiều biến chứng hơn.
Phẫu thuật ung thư amidan: Bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ các tổn thương amidan và vùng quanh amidan, đồng thời có thể nạo hạch cổ một bên hoặc hai bên. Nếu phẫu thuật không đủ an toàn hoặc hạch cổ có kết quả dương tính, có thể cần kết hợp với xạ trị sau phẫu thuật.
Hóa trị: Đối với ung thư amidan và ung thư đầu cổ nói chung, thường kết hợp hóa trị với các phương pháp khác thay vì điều trị hóa trị đơn lẻ. Bác sĩ có thể chọn hóa trị trước khi phẫu thuật, hoặc hóa trị trước xạ trị, hoặc thực hiện hóa trị và xạ trị đồng thời. Đây là một tiến bộ quan trọng giúp nâng cao hiệu quả điều trị ung thư amidan.
Ở giai đoạn sớm T0, T1, T2 với khối u nhỏ hơn 4 cm và không có hạch, có thể điều trị bằng phẫu thuật hoặc xạ trị.
Trong giai đoạn 2, chúng ta có thể kết hợp cả hai phương pháp phẫu thuật và xạ trị nếu tình trạng sức khỏe bệnh nhân tương đối tốt, có thể đi lại bình thường và dưới 70 tuổi.
Tỷ lệ thành công của các phương pháp điều trị như sau: Đối với ung thư amidan giai đoạn sớm, tỷ lệ sống trên 5 năm là 100%. Tại giai đoạn 2, tỷ lệ này giảm xuống còn 90%, giai đoạn 3 là 75%, và giai đoạn 4 chỉ còn 25%.
Hiện tại, khi điều trị ung thư amidan, chúng ta thường nhắc đến hóa trị và xạ trị. Nhiều loại thuốc mới đã được nghiên cứu và áp dụng, trong đó, thuốc nhắm trúng đích đã được sử dụng tại Việt Nam.
Áp dụng thảo dược
Phương pháp này mới được đưa vào sử dụng gần đây do nhu cầu điều trị viêm amidan an toàn, không dùng kháng sinh gia tăng. Thay vì sử dụng kháng sinh và cắt amidan như các bác sĩ khuyến nghị, bệnh nhân có thể chọn các sản phẩm thảo dược để giải quyết vấn đề của mình.
Một số thảo dược tiêu biểu có thể giúp điều trị viêm amidan bao gồm: Cúc Lục Lăng, Xuyên Tâm Liên, Sơn Đậu Căn, Thăng Ma, Lược Vàng...
Liên kết hữu ích
- Những dấu hiệu của viêm amidan là gì?
- Cẩn thận với viêm amidan
- Tránh cắt amidan quá sớm!