1. Tìm hiểu về viêm phế quản dạng hen
Viêm phế quản dạng hen, còn gọi là viêm phế quản co thắt, là một dạng nặng của viêm phế quản. Người mắc bệnh này sẽ có nhiều triệu chứng xuất hiện đồng thời và chồng chéo lên nhau.
Thường thì, bệnh thường xuất hiện ở trẻ em hơn là ở người lớn, và thường xảy ra khi đường hô hấp bị viêm nhiễm, gây thu hẹp dần đường dẫn khí vào phổi.
Viêm phế quản dạng hen có thể xuất hiện ngay cả khi người bệnh không mắc hen suyễn. Tuy nhiên, hen suyễn lại có thể tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Viêm phế quản ở dạng hen cũng được gọi là viêm phế quản co thắt
Nguyên nhân gây ra viêm phế quản ở dạng hen
Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra viêm phế quản ở dạng hen. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các tác nhân gây bệnh thường gặp như: khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường, hóa chất, thời tiết biến đổi, nhiễm vi khuẩn hoặc virus, và các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc,…
Triệu chứng gây viêm phế quản dạng hen
Triệu chứng của viêm phế quản dạng hen rất giống với hen suyễn, làm cho nhiều người dễ nhầm lẫn. Để phân biệt chính xác, bệnh nhân cần phải thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh:
-
Ho, khò khè, đờm tăng dần.
-
Thở nhanh và khó thở.
-
Lồng ngực có biểu hiện rút lõm, khò khè khi thở.
-
Cảm giác buồn nôn sau khi ăn.
Biến chứng của viêm phế quản dạng hen
Sau khi xuất hiện các triệu chứng như trên trong khoảng từ 2 - 3 ngày, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể mắc các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, xẹp phổi, viêm tai giữa, viêm phổi,…
Bệnh có thể phát triển thành những biến chứng nặng hơn
Sự khác biệt giữa viêm phế quản và hen suyễn
Viêm phế quản cấp tính là một loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, thường được gây ra chủ yếu bởi virus, nấm hoặc vi khuẩn.
Viêm phế quản mãn tính thường là trường hợp nghiêm trọng hơn, thường xuất hiện sau thời gian tiếp xúc dài với các tác nhân gây bệnh như hút thuốc, ô nhiễm môi trường,…
Hen suyễn cũng là một loại bệnh đường hô hấp, thường do yếu tố di truyền hoặc cơ địa cá nhân gây ra.
Viêm phế quản cấp tính có thể hồi phục hoàn toàn sau 1 - 2 tuần điều trị đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, có thể trở thành viêm phế quản mãn tính.
Hen suyễn thường là một bệnh mãn tính khó chữa trị và có thể kéo dài suốt đời.
Viêm phế quản có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu. Trong khi đó, hen suyễn thường xuất hiện ở những người có cơ địa dễ bị dị ứng với các tác nhân gây ra hen.
2. Xét nghiệm chẩn đoán viêm phế quản dạng hen
Khi có các triệu chứng đã nêu bạn cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế sớm để được bác sĩ khám. Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X - quang ngực để chẩn đoán bệnh và xác định nguyên nhân gây ho và các vấn đề khác ở ngực thông qua hình ảnh thu được.
Sau khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng của người bệnh và kê đơn một số loại thuốc kháng sinh để sử dụng.
Mục tiêu của các phương pháp điều trị viêm phế quản dạng hen là giảm viêm nhiễm ở đường dẫn khí, giúp mở ra đường dẫn khí và loại bỏ các dịch nhầy gây tắc nghẽn.
Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm để chẩn đoán bệnh
3. Cách phòng ngừa viêm phế quản dạng hen
Theo các chuyên gia, cách hiệu quả nhất để phòng ngừa viêm phế quản dạng hen là hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích đường hô hấp. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng những biện pháp sau:
-
Luôn đeo khẩu trang, bảo vệ mũi khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với môi trường có bụi bặm.
-
Luôn giữ nhà cửa và nơi làm việc sạch sẽ, thoáng đãng, tránh bụi bặm.
-
Tránh tiếp xúc với thú cưng như chó, mèo,… nếu bạn có dị ứng với lông của chúng.
-
Sử dụng bộ lọc không khí trong nhà hoặc nơi làm việc để loại bỏ phấn hoa, bụi bẩn và các chất kích thích đường hô hấp.
-
Giặt sạch chăn ga, gối đệm và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
-
Hạn chế hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá để bảo vệ phổi. Thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm phế quản dạng hen trở nên nghiêm trọng hơn.
-
Thường xuyên vệ sinh tay, chân để ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.
-
Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày giúp giảm viêm nhiễm và đau họng.
-
Có chế độ ăn uống cân đối, cung cấp đủ chất dinh dưỡng và bổ sung vitamin C. Hạn chế các loại thực phẩm cay nóng và gây dị ứng.
Hạn chế hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá để ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn
Bên cạnh việc tiêm vắc xin cúm để phòng ngừa viêm phế quản, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc dự phòng hen suyễn hoặc giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Nếu sau một thời gian không thấy cải thiện hoặc tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị.