1. Tìm hiểu về bệnh viêm tai giữa
Viêm tai giữa không phải là bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên, hiểu biết về bệnh cũng như vấn đề viêm tai giữa có lây không không phải ai cũng biết.
Viêm tai giữa là gì?
Tai giữa là phần ở phía sau của màng nhĩ, có chức năng truyền âm thanh từ bên ngoài vào bên trong. Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm, tổn thương của phần tai giữa do vi khuẩn hoặc tác động từ môi trường bên ngoài.
Viêm tai giữa có thể xảy ra với bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ em là nhóm đối tượng chính mắc bệnh. Khi bị viêm, phần hòm nhĩ và xương chũm cũng bị ảnh hưởng dẫn đến tiết dịch nhiều.
Trẻ em là nhóm đối tượng chính mắc bệnh viêm tai giữa
Nguyên nhân
Viêm tai giữa có thể có nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
- - Đối với trẻ em, nguyên nhân chính là do cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn thiện, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm sinh sôi gây viêm. Cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi cũng có thể dẫn đến viêm tai giữa.- Đối với người lớn, vi khuẩn, nấm hay tác nhân gây bệnh tấn công tai giữa thường do dụng cụ lấy ráy tai không đảm bảo vệ sinh hoặc những trường hợp tai bị tổn thương khi vệ sinh, lấy ráy, chấn thương do tai nạn,… Ngoài ra, thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm,… cũng có thể là tác nhân gây viêm tai giữa ở người lớn. Đặc biệt, khối u hoặc polyp hình thành trong ống tai cũng dẫn đến tình trạng tắc nghẽn và gây viêm nhiễm.
2. Viêm tai giữa có lây không?
Nhiều người lo lắng không biết bệnh viêm tai giữa có lây lan từ người này sang người khác hay không? Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa có lây không?
Tình trạng viêm tai giữa không lây truyền từ người này sang người khác. Tuy nhiên, virus hoặc vi khuẩn gây bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác do nhiễm qua giọt bắn hoặc đồ vật chạm vào.
Nếu viêm tai giữa do virus cảm cúm thì có thể lây từ người bệnh sang người lành
Dấu hiệu nhận biết viêm tai
Dấu hiệu và triệu chứng của viêm tai giữa có thể khác nhau tùy theo độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dấu hiệu thường xảy ra với bệnh nhân bị viêm tai giữa mà bạn cần chú ý là:
- - Đau tai: Đây là triệu chứng chính của viêm tai giữa, cơn đau có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng và thường làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu.- Sưng và đỏ tai: Tai có thể trở nên sưng đỏ, cảm thấy tai bị đầy.- Giảm khả năng nghe: Viêm tai giữa thường làm giảm khả năng truyền âm thanh từ tai ngoài vào trong. Vì vậy người bệnh thường nghe không rõ.- Chảy mủ (nếu có nhiễm trùng nặng): Một số trường hợp của viêm tai giữa có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan xung quanh và chảy dịch, mủ.- Với trẻ em: Trẻ có thể bị sốt, khó ngủ, cáu gắt hơn, thường xuyên kéo tai, mất cân bằng, nôn trớ, lười ăn, bỏ bú, rối loạn tiêu hóa,…- Với người lớn: Thường xuất hiện tình trạng đau đầu, không tập trung, mệt mỏi, ù tai, một hoặc hai bên tai tê cứng.
Người lớn bị viêm tai giữa thường thấy đau tai, đau đầu, tai chảy dịch mủ
3. Cách phòng bệnh viêm tai giữa
Viêm tai giữa có thể được phòng tránh bằng cách tuân thủ một số biện pháp vệ sinh và hạn chế các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn. Dưới đây là một số cách để phòng tránh viêm tai giữa mà bạn có thể tham khảo là:
- Hạn chế tiếp xúc với người mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là khi họ có triệu chứng cảm lạnh hoặc nhiễm trùng hô hấp.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm để ngăn việc lây truyền vi khuẩn và virus từ tay vào tai. Đặc biệt, dạy trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường có chất kích ứng như khói bụi, khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, chứa chất độc hại, tia phóng xạ, bức xạ nguy hiểm,…
- Bảo vệ tai tránh những tác động từ bên ngoài như khi đi máy bay, giữ ấm tai, cổ họng khi thời tiết chuyển lạnh.
- Nếu cơ thể mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng, viêm mũi,… thì cần điều trị dứt điểm và kịp thời để tránh tác nhân gây bệnh tấn công tai giữa.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng, làm việc, sinh hoạt một cách khoa học và bổ sung đủ nước để đảm bảo cơ thể sức đề kháng tốt trước các tác nhân gây bệnh.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là cho trẻ em để phát hiện và điều trị viêm tai giữa sớm nếu chẳng may mắc phải.
- Nếu bị bệnh, cần điều trị dứt điểm để tránh các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch bên trong, liệt dây thần kinh mặt,…
Với những chia sẻ về vấn đề viêm tai giữa có lây không hy vọng đã mang đến bạn kiến thức bổ ích. Tuy nhiên, khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ viêm tai giữa thì tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và tư vấn biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả để nhanh chóng chữa dứt điểm, hạn chế nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Khám và điều trị viêm tai giữa sớm để hạn chế biến chứng nguy hiểm