1. Nguyên nhân gây ra viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ
Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em là một vấn đề phổ biến với các nguyên nhân sau đây:
-
Gây ra bởi vi khuẩn: Hai loại vi khuẩn phổ biến nhất là Staphylococcus và Streptococcus. Chúng thường lây lan qua tiếp xúc với người bị nhiễm trùng răng hoặc viêm tai xương chũm,...
-
Gây ra bởi virus: Nhóm virus có tên Paramyxo thường lây truyền qua đường hô hấp và là nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt. Ngoài ra, chúng cũng có thể gây ra các bệnh nguy hiểm khác như viêm não, viêm tinh hoàn hoặc viêm tuỵ,...
Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em thường xảy ra khá phổ biến
-
Do sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc điều trị ung thư, trầm cảm hoặc Histamin,… có thể tăng nguy cơ mắc tình trạng viêm này. Tuy nhiên, trường hợp này hiếm gặp.
-
Các nguyên nhân khác: Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em cũng có thể do nhiễm nấm, nhiễm độc hoặc mắc phải những căn bệnh hệ thống,…
2. Dấu hiệu của viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em
Các triệu chứng của viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ thường xuất hiện khá sớm và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác ở vùng tai hàm miệng. Tuy nhiên, người lớn có thể nhận biết các dấu hiệu điển hình sau đây để đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám kịp thời. Đó là:
-
Bị sưng ở vùng mang tai hoặc lan rộng phía dưới hai hàm bên: Tình trạng viêm có thể làm cho vùng mang tai hoặc khu vực xung quanh sưng phình lên.
-
Giảm tiết nước bọt: Đây là triệu chứng gây ra do tình trạng viêm làm tắc nghẽn tuyến nước bọt. Lượng nước bọt tiết ra ít hơn và đặc quánh hơn so với bình thường. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề về răng miệng cũng như tiêu hoá cho trẻ.
Sưng đau vùng mang tai là dấu hiệu đặc trưng của bệnh
-
Sưng hạch ở góc hàm: Các loại vi khuẩn và virus gây ra viêm tuyến nước bọt có thể tấn công xa hơn, khiến cho vùng góc hàm hoặc đầu cổ bị phình to.
-
Mất vị giác: Lượng nước bọt tiết ra bị giảm sẽ làm ảnh hưởng đến vị giác của trẻ. Đồng thời, gây ra tình trạng khó khăn khi mở miệng hoặc ăn uống.
-
Gây ra những triệu chứng nhiễm trùng toàn thân: Trẻ có thể phát triển tình trạng sốt cao, có mủ trong miệng, mệt mỏi, cảm giác ớn lạnh, chán ăn,…
3. Mức độ nguy hiểm của viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em
Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em không phải là một bệnh lây nhiễm và hiếm khi gây ra những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm kéo dài sẽ dễ dẫn đến sự tích tụ mủ và hình thành các khối áp xe trong tuyến nước bọt.
Đặc biệt, cha mẹ cần cẩn trọng với trường hợp trẻ mắc phải viêm tuyến nước bọt do sự hiện diện của khối u ác tính. Vì bệnh có thể gây ra tình trạng viêm kéo dài và tái phát nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và các cơ quan khác của trẻ.
Tình trạng viêm này nếu tái phát nhiều lần và sưng to sẽ gây hại cho nang tuyến nước bọt
Những bệnh nhân mắc phải tình trạng viêm này nếu tái phát nhiều lần và sưng to nghiêm trọng rất dễ làm hỏng nang tuyến nước bọt. Hơn nữa, trẻ còn có nguy cơ mắc phải một số biến chứng ở các bộ phận khác của cơ thể như nhiễm trùng da hoặc viêm họng Ludwig do vi khuẩn từ tuyến nước bọt tràn ra.
4. Cách phòng tránh và điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em
Mặc dù không gây ra nguy hiểm nhưng cha mẹ cần biết cách phòng tránh và điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai cho trẻ.
4.1. Biện pháp phòng tránh
Thường thì, viêm tuyến nước bọt mang tai không kéo dài nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, việc ngăn ngừa bệnh cho trẻ bằng cách thúc đẩy lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng. Cụ thể như sau:
-
Tránh cho trẻ thở bằng miệng quá nhiều.
-
Giáo dục trẻ có thói quen ăn uống đúng giờ. Đồng thời, mỗi bữa ăn cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất.
-
Điều trị những bệnh tăng nguy cơ nhiễm trùng như suy thận, suy giáp, viêm khớp thấp hoặc lupus ban đỏ,…
-
Hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho trẻ mỗi ngày bằng kem đánh răng và nước súc miệng.
Vệ sinh răng miệng hàng ngày là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ
4.2. Biện pháp điều trị
Để điều trị hiệu quả viêm tuyến nước bọt mang tai, cần phải căn cứ vào nguyên nhân gây nên nhiễm trùng. Nếu bệnh do vi khuẩn gây ra, khi trẻ bị sốt cao, xuất hiện mủ kèm theo sưng đau ở mang tai hoặc vùng dưới hai bên hàm, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc giảm đau và kháng sinh phù hợp. Đồng thời, cần loại bỏ ngay mủ trong các khối áp xe bằng cách chọc hút.
Bên cạnh các phương pháp trên, cha mẹ nên áp dụng những biện pháp điều trị tại nhà sau để giảm nhẹ triệu chứng viêm và tăng cường khả năng phục hồi của trẻ:
-
Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hàng ngày để giúp làm sạch tuyến nước bọt, giảm sưng và kích thích tiết nước bọt.
-
Áp dụng chườm nước ấm kết hợp với mát xa ở vùng tuyến nước bọt bị viêm.
-
Thúc đẩy tiết nước bọt bằng cách cho trẻ nhai những loại kẹo hoặc ăn hoa quả có vị chua.
-
Hướng dẫn trẻ súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý để tiêu diệt vi khuẩn.
Rất hiếm khi phải thực hiện phẫu thuật để điều trị viêm tuyến nước bọt. Chỉ khi trẻ mắc phải tình trạng nhiễm trùng mạn tính hoặc tái phát nhiều lần. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể quyết định phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến nước bọt bị viêm.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết, cha mẹ đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em. Nếu cần tìm địa chỉ đáng tin cậy để khám và điều trị tình trạng này cho trẻ, bạn có thể đưa bé đến chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa Mytour. Tại đây, các bác sĩ và chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm, đặc biệt là thấu hiểu tâm lý của trẻ em, sẽ tiến hành các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết và đề xuất phương án điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.