Dàn Ý Chi Tiết
1. Mở Bài:
- Giới Thiệu Tác Giả và Tác Phẩm
-Ngô Tất Tố là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học, dịch giả và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam trong giai đoạn trước năm 1954. Ông được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước năm 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như Tắt Đèn, Việc Làng, Tập Án Cái Đình, Lều Chõng.
2. Thân Bài:
a. Nội Dung Tiểu Thuyết Lều Chõng
-Lều Chõng kể về hành trình thi cử gian nan của người học trò tên là Vân Hạc. Anh này vốn là con người tài hoa hay chữ, lại chăm chỉ đèn sách, tài học của chàng khiến ai cũng phải tấm tắc khen ngợi.
-Vân Hạc có một người vợ rất xinh tên là Ngọc. Cô Ngọc này luôn nuôi một ước mơ là trở thành bà Thám bà Bảng nên dốc hết công sức, chăm lo cho chồng ăn học đi thi.
b. Hành Trình Thi Cử Của Vân Hạc
-Ngày xưa, thi cử là con đường duy nhất để con người thay đổi số mệnh. Để chọn người tài cho đất nước, nhà nước phong kiến tổ chức 3 kỳ thi Hương, Hội, Đình
-Vân Hạc được vợ ủng hộ, chăm lo chính vì vậy, Vân Hạc cũng gắng sức học hành để ăn thua với đời, cho bõ công vợ chàng vò võ hàng đêm.
-Tại trường thi, nơi coi là tôn nghiêm nhất cũng chẳng thiếu gì những âm mưu, thủ đoạn, quy định ngang trái và những thói lừa dối trắng trợn.
→Đến cuối cùng, cả hai đều nhận ra, chốn quan trường là nơi rất mực nguy hiểm, thà làm “cây thông đứng giữa trời mà reo” còn hơn quăng mình vào chốn nguy nan ấy.
c. Nét Đặc Sắc Trong Tác Phẩm
-Ngô Tất Tố có cái tài xuất sắc trong việc tả thực những cảnh nghèo khổ, lầm than hay bất công trong xã hội ngày xưa.
-Trong Lều Chõng, tác giả chủ yếu dùng thủ pháp tả thực để tái hiện lại những khó khăn, gian truân mà sĩ tử trải qua trước khi đem về công trạng.
3. Kết Bài:
-Khẳng Định Lại Giá Trị Nhân Văn Mà Tác Phẩm Đem Lại, Lều Chõng Không Chỉ Là Tác Phẩm Văn Học Mà Còn Là Tư Liệu Lịch Sử Quý Giá.
Bài siêu ngắn - Mẫu 1
Trong tác phẩm Lều chõng, được đề cập đến việc ngày xưa, khi đi thi, thí sinh phải mang theo lều, chõng, thức ăn, lặn lội xa xôi lên kinh thành. Câu chuyện kể về Đoàn Vân Hạc, một học trò thông minh, có lương tri và học giỏi. Anh đã “đi học đi hiệu, đi thi đi thiếc” như trăm nghìn người khác. Anh vượt trội hơn ở chỗ thông qua sách vở của thánh hiền, những lề lối phức tạp của thi cử và thái độ của quan trường về lựa chọn nhân tài, anh đã có một số nhận thức về học tập, về thi cử không giống với các bạn của mình. Nhưng trước sự mơ ước được làm bà Nghè bà Thám của vợ anh mà anh đã bị cuốn vào thi cử. Đoàn Vân Hạc đã đỗ Giải nguyên sau kì thi trước vì bị coi là tuổi trẻ, văn chương không khỏi có chỗ ngông nghênh, nếu cho đỗ lại sợ anh kiêu ngạo, vì vậy Vân Hạc đã vị cho hỏng tuột và hứa khoa sau sẽ cho đậu Giải nguyên. Vân Hạc đỗ Hội nguyên nhưng vì “phạm húy” trong kì thi Đình nên bị cầm tù và bị cách tuột thủ khoa, lúc này anh mới thật sự vỡ mộng. Cùng lúc ấy, thấy nghè Long bị cách chức tri phủ và phải đi “tiền quân hiệu lực” thì cô Ngọc, vợ Vân Hạc mới yên tâm làm một “chị đồ”.
Tác phẩm này viết về việc học hành, thi cử, về những nho sĩ suốt đời lấy con đường khoa cử làm con đường tiến thân nhưng họ lại hoàn toàn thất vọng sau bao cố gắng cực nhọc.
Vũ Trọng Phụng đã giới thiệu về ông như sau: “Ngô Tất Tố là một nhà báo về phái Nho học, và là một tay ngôn luận xuất sắc, trong đám nhà nho. Làng báo bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì, cũng như độc giả, hẳn không ai mà không biết đến danh tiếng người ra đời từ khi thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu chủ trương An Nam tạp chí và đã viết nhiều bài đại luận, khảo cứu, bút chiến, phê bình, nhiều truyện lịch sử rất có giá trị, trong nhiều tuần báo và tạp chí cả Nam lẫn Bắc. Với cái sự được đời hoan nghênh ấy Ngô Tất Tố chẳng cần ai giới thiệu nữa...” Qua lời giới thiệu trên, ta thấy Ngô Tất Tố hiện lên là một con người có hoạt động rộng. Ở đây chúng ta chú ý đến thể phóng sự, ở thể loại này ông đã tham gia một cách nhiệt tình và gặt hái được nhiều thành công.
Văn học của cả giai đoạn 1900 – 1930 có tính chất giao thời. Tính chất giao thời đó biểu hiện ở sự tồn tại song song của hai nền văn học cũ và mới với hai lực lượng sáng tác, hai công chúng, hai loại ngôn từ văn học ở hai địa bàn khác nhau. Trong thời kỳ biến động của những năm này, trong những học trò của Khổng Tử, nhiều người ngơ ngác tụt lại phía sau, với Ngô Tất Tố không ông đã cố gắng vươn lên phía trước, đuổi kịp thế hệ tuổi trẻ và trở thành một cây bút tiêu biểu đứng trong hàng ngũ của những nhà văn tiến bộ nhất của lớp người thuộc giới nho học cuối cùng. Điều đó đã làm cho Trần Minh Tước phải viết: “Ngọn bút của ông đồ nho Ngô Tất Tố đáng lẽ là ngọn bút của cái thế hệ sản xuất những câu “điền viên vui thú vị” hoặc có muốn thiên về dân quê một cách thiết tha hơn thì bất quá và đáng lẽ ngọn bút ấy chỉ viết những bài có cái tiêu đề “cải lương hương chính” mà 15 năm trước đây chúng ta đã được đọc trên các báo. Không, nhà nho ấy đã vượt khỏi cái thế hệ của mình. Người môn đệ của Khổng, Mạnh này đã thở hút cái không khí xã hội của K. Marx như tất cả các thiếu niên văn sỹ ở hàng tranh đấu”
Tác phẩm của Ngô Tất Tố như một lời cải chính, hơn thế, một bản tố cáo chế độ khoa cử lỗi thời và thấp thoáng sau mỗi chương, mỗi hàng chữ là một nụ cười chế giễu, có khi là tiếng cười ra nước mắt.” Tác phẩm chủ yếu là một tấn bi kịch của những nhà nho trí thức dưới chế độ phong kiến. Đó là sự sụp đổ thảm hại về mặt tinh thần của những người trí thức suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân.
Tác phẩm Lều chõng là sự chứng minh cho sự thích ứng với thời cuộc của Ngô Tất Tố đã mang đến những thành công, đáng được ghi nhận trong sự nghiệp làm văn của ông. Ngô Tất Tố xứng đáng là đại diện tiêu biểu cho sự thích ứng với thời cuộc của một bộ phận nhà văn trong thời kỳ giao thời, đó là biểu hiện của sự tiến bộ và luôn đi theo hướng phát triển chung của thời đại.
Bài siêu ngắn Mẫu 2
Cuốn tiểu thuyết- phóng sự này mô tả tấn bi kịch của các nhà Nho tài năng trong xã hội phong kiến và được xem là một lời chỉ trích sâu sắc về những vấn đề tồn tại trong nền văn hóa cũ. Tác phẩm tái hiện một cách sinh động, sắc nét, giúp các thế hệ sau hiểu rõ hơn về thời kỳ lều chõng, hiểu được “bi kịch” của giới nhà Nho thời xưa.
Trong việc xây dựng 'Lều chõng', Ngô Tất Tố muốn cho người đọc thấy được cách học cổ hủ, giáo điều và lối thi cử lỗi thời dưới chế độ phong kiến suy tàn. Nhà nước phong kiến muốn chọn lựa nhân tài, nhưng lại loại bỏ những người có tài. Những người như Vân Hạc, sáng dạ và thông minh, có một số nhận thức về học tập, về thi cử không giống với các bạn của mình, nhưng vẫn phải lều chõng đi thi. Còn phụ nữ lấy chồng không phải vì tình yêu, mà vì muốn được làm bà nghè, bà thám. Tác phẩm 'Lều chõng' đã miêu tả một bi kịch của lớp người trí thức và phụ nữ thời phong kiến, khi sự vỡ mộng về “công không thành danh chẳng toại”, anh đồ vẫn hoàn toàn là anh đồ và chị đồ vẫn hoàn toàn là chị đồ. Qua tác phẩm này, Ngô Tất Tố đã đánh đồng vào chế độ phong kiến hủ bại và những kẻ muốn lấy đạo Nho làm nền tảng “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ'. Tác phẩm mang giá trị tư liệu lịch sử sâu sắc về chế độ khoa cử và giáo dục ở triều Nguyễn xưa.
Tiểu thuyết 'Lều chõng' cho thấy Hà Nội với nhiều nét đẹp, từ những cô hàng bán giấy bút cho đến ông chủ quán trọ, đều rất tài năng, lịch thiệp. Ngô Tất Tố đã ghi nhận một phần những ảnh hưởng mà Hà Nội để lại trong cuộc đời những người sĩ tương tự như ông. Mức độ tiếp xúc với văn minh Tây Âu vào xã hội Việt Nam còn hạn chế. Qua 'Lều chõng', hình ảnh tinh thần của Ngô Tất Tố như một nhà nho đã được tái hiện, để rồi từ đó ta có thể hình dung thêm về Ngô Tất Tố... nhà văn, nhà báo. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tư tưởng của ông, cả hai chặng đường này.
Bài siêu ngắn Mẫu 3
Đây là cuốn tiểu thuyết- phóng sự miêu tả tấn bi kịch của các nhà Nho có tài trong xã hội phong kiến và được coi là lời chỉ trích sâu sắc về những vấn đề tồn tại trong nền văn hóa cũ. Tác phẩm tái hiện một cách sinh động, sắc nét, giúp các thế hệ sau hiểu rõ hơn về thời kỳ lều chõng, hiểu được “bi kịch” của giới nhà Nho thời xưa.
Xây dựng 'Lều chõng', Ngô Tất Tố muốn cho người đọc thấy được cách học cổ hủ, giáo điều và lối thi cử lỗi thời dưới chế độ phong kiến suy tàn. Nhà nước phong kiến muốn chọn lựa nhân tài, nhưng lại loại bỏ những người có tài. Những người như Vân Hạc, sáng dạ và thông minh, có một số nhận thức về học tập, về thi cử không giống với các bạn của anh, nhưng vẫn phải lều chõng đi thi. Còn phụ nữ lấy chồng không phải vì tình yêu, mà vì muốn được làm bà nghè, bà thám. Tác phẩm 'Lều chõng' đã miêu tả một bi kịch của lớp người trí thức và phụ nữ thời phong kiến, khi sự vỡ mộng về “công không thành danh chẳng toại”, anh đồ vẫn hoàn toàn là anh đồ và chị đồ vẫn hoàn toàn là chị đồ. Qua tác phẩm này, Ngô Tất Tố đã đánh đồng vào chế độ phong kiến hủ bại và những kẻ muốn lấy đạo Nho làm nền tảng “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ'. Tác phẩm mang giá trị tư liệu lịch sử sâu sắc về chế độ khoa cử và giáo dục ở triều Nguyễn xưa.
Ngô Tất Tố là một nhà văn có bản lĩnh, một cây bút có tư tưởng độc lập và luôn sẵn lòng vượt qua mọi khó khăn, bỏ xa những thứ ông cho là lạc hậu, lỗi thời để tiến bộ, hợp với thời đại. Ông được nhắc đến là một “nhà văn giao thời”, bởi cái tính chất giao thời hiện diện trong sáng tác của ông, như trong tác phẩm 'Lều chõng'. Tác phẩm ra đời khi đất nước đang chịu ách nô lệ của thực dân Pháp, kêu gọi trở lại với nền văn hóa giáo dục cũ, với những giáo lý cổ hủ lạc hậu đã tồn tại ở nước ta hàng 1.000 năm. Tác phẩm tái hiện lại mọi mặt bất công của một chế độ khoa cử trong xã hội cũ, nó như tiếng nói bênh vực cho các sĩ tử thông minh học giỏi nhưng luôn gặp trở ngại trên con đường cử nghiệp.
Bài tham khảo Mẫu 1
Ngô Tất Tố là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học, dịch giả và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam giai đoạn trước 1954. Ông được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như Tắt đèn, Việc làng, Tập án cái đình, Lều chõng.
Lều Chõng kể về hành trình thi cử gian nan của người học trò tên là Vân Hạc. Anh này vốn là con người tài hoa hay chữ, lại chăm chỉ đèn sách, tài học của chàng khiến ai cũng phải tấm tắc khen ngợi.Vân Hạc có một người vợ rất xinh tên là Ngọc. Cô Ngọc này luôn nuôi một ước mơ là trở thành bà Thám bà Bảng nên dốc hết công sức, chăm lo cho chồng ăn học đi thi. Chính vì vậy, Vân Hạc cũng gắng sức học hành để ăn thua với đời, cho bõ công vợ chàng vò võ hàng đêm.Đến cuối cùng, cả hai đều nhận ra, chốn quan trường là nơi rất mực nguy hiểm, thà làm “cây thông đứng giữa trời mà reo” còn hơn quăng mình vào chốn nguy nan ấy.
Phải thừa nhận rằng Ngô Tất Tố có cái tài xuất sắc trong việc tả thực những cảnh nghèo khổ, lầm than hay bất công trong xã hội ngày xưa. Đọc văn ông, ta mới thấy việc thi cử ngày nay vẫn vào dạng sung sướng chán.
Ngày xưa, thi cử là con đường duy nhất để con người thay đổi số mệnh. Để chọn người tài cho đất nước, nhà nước phong kiến tổ chức 3 kỳ thi Hương, Hội, Đình. Phải qua thi Hương – là kỳ thi cấp tỉnh rồi mới được bước đến kỳ sau. Sau khi đỗ đủ 4 trường thi Hương thì sĩ tử sẽ lên kinh đô thi Hội, cũng gồm 4 kỳ nhỏ hơn. Nếu trúng cả 4, ta sẽ thành ông tiến sĩ được vào thi Đình – kỳ thi được tổ chức ngay tại sân vua. Để tham gia những kì thi này, sĩ tử phải vượt rừng băng núi, đi ròng rã mấy tháng trời mới tới được nơi thi.Ấy thế nhưng không phải ai muốn thi cũng được. Sĩ tử phải đủ 10 năm đèn sách mới được dự khảo hạch đủ điều kiện thi Hương. Chữ Hán khó học, luận ra nhiều nghĩa. Mỗi năm, quy chế góp vào một danh sách những từ húy kỵ, nếu sĩ tử viết động vào thì đi tù như chơi. Không những vạ mình chàng sĩ tử, cả nhà, thậm chí cả tổng hương xã cũng bị vạ lây.
Thời nay, bệnh thành tích làm học sinh khổ sở thì xưa kia những kỳ vọng đặt lên vai sĩ tử cũng không phải ít. Họ hàng chung tiền biếu người đi thi, bố mẹ cưới vợ cho con cốt là để có người chăm lo đèn sách. Có những người thi hỏng, học tới bạc tóc vấn khăn gói, lều chõng đi thi cho kỳ đỗ mới thôi.
Lều Chõng không chỉ là chuyện văn chương, chữ nghĩa. Lều chõng còn gắn bó mật thiết đến vận mệnh đại sự của quốc gia, đến sự tồn vong, hưng thịnh của đất nước. Lều Chõng là tiểu thuyết phóng sự chất tiểu thuyết của Lều Chõng thể hiện từ cốt truyện với hệ thống các nhân vật có tâm lý, tính cách cụ thể, được xây dựng thành những hình tượng và các chân dung điển hình. Chất phóng sự trong Lều Chõng biểu hiện bằng nghệ thuật xử lý tinh tế, có tính thời sự cao, phản ánh chân thành, cụ thể các sự việc có thực diễn ra phong phú trong hệ thống thi cử thời xưa.
Đề cập đến chủ đề rất lớn thuộc quá khứ, Lều Chõng có công làm cho nước ta thành một nước có văn hóa, rồi chính nó đã đưa đất nước đến cõi diệt vong. Lều Chõng đã triển khai sâu rộng việc chẩn trị trọng bệnh quốc gia là nạn cử nghiệp đã hành hạ và tàn phá cơ thể xã hội trong thời gian rất dài.
Nằm trong tuyển tập Việt Nam danh tác, cuốn Lều Chõng của Ngô Tất Tố xứng đáng được thế hệ sau tìm hiểu và nghiền ngẫm. Đọc sách để có cái nhìn xuyên suốt quá khứ và hiện tại. Liệu sau này, con cháu của chúng ta có thấy, việc sống chết để vào một trường đại học của thời đại ngày nay cũng buồn cười như cái cách người người nhà nhà “đầu tư” vào một sĩ tử đi thi ngày xưa hay không?
Bài tham khảo Mẫu 2
Nếu bạn yêu thích văn học Việt Nam và chưa đọc “Lều Chõng” thì thật là thiếu sót lớn. Bởi không có nơi nào khác có thể tìm thấy một cách viết truyện hấp dẫn, châm biếm như vậy, một cuốn tiểu thuyết kết hợp lịch sử và văn học, tình cảm và khoa học như tác phẩm của nhà văn Ngô Tất Tố.
“Lều Chõng” là một tiểu thuyết phóng sự lịch sử mô tả mạch lạc, sống động về toàn bộ hệ thống khoa cử từ khảo hạch, thi Hương, đến thi Hội và thi Đình được tổ chức và thực hiện dưới thời phong kiến. Câu chuyện về con đường tiến thân qua khoa cử của các kẻ sĩ thời xưa. Tác phẩm khắc họa cuộc sống của người dân, luôn hy vọng qua thi đỗ làm quan, con đường đó không chỉ khó khăn mà còn vinh quang. Ông Đồ, ông Nghè, Thám Hoa,... là những người được xem là tầng lớp tri thức, được trọng vọng trong xã hội. Nhưng chúng ta không biết họ đã phải đánh đổi những gì để đạt được vị trí ấy. Thành công của “Lều Chõng” chính là việc thẳng thắn đề cập tới bi kịch của giới nhà Nho, những ảo tưởng về cuộc sống hoàn hảo khi đạt được thành công đã bị đánh sụp, khiến họ phải nhìn lại cuộc sống và trở về với thực tại.
Tác phẩm kể về hành trình đi thi đầy vất vả của Vân Hạc, với sự giúp đỡ và ủng hộ của vợ. Nhà văn Ngô Tất Tố đã mô tả một cách sinh động, chân thực về vấn đề thi cử ở thời điểm đó thông qua nhân vật Vân Hạc.Tại trường thi, nơi được coi là tôn nghiêm nhất, cũng không thiếu những âm mưu, thủ đoạn và thói lừa dối.
Trong Lều Chõng, tác giả chủ yếu sử dụng thủ pháp tả thực để tái hiện những khó khăn, gian truân mà sĩ tử phải trải qua trước khi đạt được thành công.“Mưa càng về gần trưa, càng dữ dội. Các rãnh trong đất trở thành luồng nước trắng xoá. Bong bóng nổi lên mặt nước lềnh bềnh. Một lúc sau, nước lên đến mặt đất, lènh láng chảy qua gầm chõng. Vân Hạc ngồi trên chõng, gục đầu vào yên gỗ, viết mấy câu thơ, bỗng thấy chõng lún xuống dần, bùn nước tràn vào gầm chõng.
Có gì đó lạ phết nhỉ?”
Nhưng thì khu đất trường thi, vài tháng trước đó, chỉ là ruộng lúa. Trước kỳ thi, lúa đã chín. Sau khi thu hoạch xong, người ta cày đất và làm nát những tảng đất lớn. Rồi họ làm từng đường như đường cấy khoai sọ để học trò cắm lều lên trên…”
Truyện Lều Chõng giúp hiểu tỉ mỉ cảnh trường ốc, thi cử và các phong tục thời xưa. Chỉ khi đọc sách, chúng ta mới thấu hiểu được sự vất vả của những học trò ở cửa Khổng sân Quỳnh. Dù trời mưa gió hay phải lội suối băng rừng, họ cũng phải đối mặt với sự nguy hiểm khi viết sai và bị phạt. Tác giả còn chèn vào sách nhiều thơ Hán, sau đó dịch ra chữ Nôm và trình bày khéo léo. Đây không chỉ là tiểu thuyết giải trí mà còn là một tư liệu lịch sử chính xác cho thế hệ sau.
Tác phẩm Lều Chõng là minh chứng cho sự thích ứng với thời đại của Ngô Tất Tố, mang lại những thành công đáng ghi nhận trong sự nghiệp văn học của ông. Ngô Tất Tố xứng đáng là biểu tượng của sự thích ứng với thời đại của một phần nhà văn trong giai đoạn giao thời, là minh chứng cho sự tiến bộ và luôn hướng tới sự phát triển của thời đại.
Vì thế, khi nói đến Ngô Tất Tố - một nhà văn giao thời, ta sẽ liên tưởng ngay đến tác phẩm để đời của ông trong giai đoạn này, đó chính là Lều chõng. Từ đó, ta nhận thấy tác phẩm này đóng vai trò không nhỏ trong sự nghiệp văn học của Ngô Tất Tố.