Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu về quan niệm phổ biến: Nhuộm tóc là hư hỏng và có tác động xấu đến sức khỏe tóc.
- Tạo sự chú ý và đưa ra quan điểm cá nhân.
2. Thân bài
- Nhuộm tóc không nhất thiết là hư hỏng, nếu được thực hiện đúng cách và sử dụng sản phẩm chấtlượng.
- Có nhiều loại màu nhuộm tóc tự nhiên và hữu cơ, không gây hại cho tóc và da đầu.
- Có nhiều công nghệ và sản phẩm chăm sóc tóc sau nhuộm giúp bảo vệ và phục hồi tóc.
a. Lợi ích của nhuộm tóc
- Tăng cường tự tin và sự hấp dẫn cá nhân.
- Mở ra cơ hội thử nghiệm và khám phá các màu sắc mới.
b. Cách nhuộm tóc một cách an toàn và bảo vệ tóc
- Tìm hiểu về các sản phẩm nhuộm tóc chất lượng và không gây hại.
- Thực hiện nhuộm tóc tại các salon chuyên nghiệp và có kinh nghiệm.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc sau nhuộm để bảo vệ và duy trì màu sắc.
3. Kết bài
- Tóm tắt lại quan điểm: Nhuộm tóc không phải là hư hỏng, mà là một cách thể hiện cá nhân và tạo nét độc đáo cho bản thân.
- Khuyến khích người đọc cân nhắc và thử nghiệm nhuộm tóc một cách an toàn và chăm sóc tóc đúng cách.
Bài viết ngắn Mẫu 1
Các cụ ta vẫn có câu: 'Cái răng, cái tóc là góc con người'. Thật vậy, nhìn vào hàm răng, mái tóc của một người có thể biết đó là người chăm chỉ, gọn gàng hay không. Nhìn vào hàm răng, mái tóc của một người, ta cũng có thể biết người đó có để ý đến vẻ bề ngoài của bản thân hay không. Vậy là, từ xa xưa, chuyện 'tóc tai', làm đẹp cũng đã được các cụ nhà ta để ý. Quan niệm cho rằng nhuộm tóc là hư hỏng một phần đến từ quan niệm về thẩm mỹ. Màu tóc của người Việt Nam vốn là màu đen. Đến khi cao tuổi, tóc từ màu đen sẽ đổi sang màu trắng. Quan niệm về cái tự nhiên, về cái quen mắt là đẹp vốn đã có hàng nghìn năm. Thời ấy, chưa có công nghệ hiện đại và sự phát triển như bây giờ. Thế nên, chắc chắn con người ta chỉ có thể để màu của tóc theo tự nhiên và dần hình thành quan niệm về cái đẹp của mái tóc. Ngày nay, con người ta vẫn giống như ngày trước, vẫn có nhu cầu làm đẹp, vẫn biết để ý đến hình thức của bản thân. Chỉ có điều, quan niệm về thẩm mỹ đã có sự đổi khác, mái tóc không nhất thiết phải là màu đen. Nói đến quan niệm thẩm mỹ, tôi lại nhớ, trước kia, ở ta có tục nhuộm răng đen. Nhưng thời đại ngày nay, chẳng còn mấy người nhuộm răng như vậy nữa.
Tôi cho rằng, việc nhuộm tóc chỉ cần phù hợp với điều kiện kinh tế, phù hợp với bản thân và không gây hấn với xã hội là được. Chúng ta sẽ khó thể nào mà chấp nhận một người khỏa thân đi ở ngoài đường. Điều đó vẫn nằm ngoài sức tưởng tượng và mức độ chịu đựng của tôi. Nhưng với mái tóc, tôi thấy không có vấn đề gì cả. Con người có quyền lựa chọn màu tóc là một cách để thể hiện cá tính, để làm đẹp và để tự tin hơn.
Bài viết ngắn Mẫu 2
Nguyễn Du viết về Sở Khanh: “Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao” một sự chải chuốt quá mức bình thường đã tố cáo bản chất của một tên chuyên làm nghề dụ dỗ, lừa đảo phụ nữ.
Vậy là, từ xa xưa, chuyện tóc tai, làm đẹp cũng đã được ông bà ta quan tâm. nhưng quan niệm cho rằng nhuộm tóc là hư hỏng một phần đến từ quan niệm về thẩm mỹ. Người Việt Nam vốn là người máu đỏ, da vàng, mũi tẹt, tóc đen. Khi về già, tóc sẽ đổi sang màu muối tiêu, màu bạc trắng. Quan niệm về cái tự nhiên, về cái quen mắt là đẹp vốn đã có từ lâu đời, nên con người ta để màu của tóc theo tự nhiên và dần hình thành quan niệm về cái đẹp của mái tóc - tóc đen. Ngày nay, cuộc sống phát triển, quan điểm thẩm mĩ cũng thay đổi. Ví như trước kia, ở nước ta có tục ăn trầu cau và nhuộm răng đen. Nhưng thời đại ngày nay, chẳng còn mấy người nhuộm răng như vậy nữa.
Trên thực tế ở nhiều bộ lạc khác trên thế giới, từ xa xưa họ đã nhuộm tóc, vẽ mặt, xăm mình để hòa nhập với cỏ cây,với thiên nhiên, quan trong hơn là thể hiện sức mạnh của mình để chống lại muông thú và kẻ thù.
Tôi cho rằng, việc nhuộm tóc chỉ cần phù hợp với bản thân và không trái, không ảnh hưởng đến xã hội là được. Chúng ta sẽ khó thể nào mà chấp nhận một người ăn mặc hở hang đi ở ngoài đường. Nhưng với mái tóc, tôi thấy không có vấn đề gì cả. Con người có quyền lựa chọn màu tóc là một cách để thể hiện cá tính, để làm đẹp và để tự tin hơn.
Nhuộm tóc chưa chắc đã là hư hỏng và không nhuộm tóc chưa chắc đã là không hư hỏng. Lê Văn Luyện giết chết cả nhà chủ tiệm vàng để cướp của ở Bắc Giang, anh ta là một người có mái tóc màu đen. Tôi cũng được biết đến hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên, một cô gái biết sử dụng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Thái, tràn đầy tự tin và cống hiến, có mái tóc nhuộm màu nâu.
Tham khảo:
Ngày nay, khi đi dạo trên phố, ta thường bắt gặp nhiều người đã nhuộm tóc. Điều này cho thấy việc nhuộm tóc không còn xa lạ và đã trở thành một phần của việc làm đẹp tự nhiên của con người. Mặc dù vậy, vẫn có một số người vẫn nắm giữ quan điểm rằng nhuộm tóc là làm hại cho tóc. Tuy nhiên, tôi cho rằng quan điểm này cần phải được cập nhật và hiểu rõ hơn. Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích lí do của quan điểm của mình.
Theo truyền thống, có câu 'Răng miệng và mái tóc là góc con người'. Điều này chỉ ra rằng bằng cách nhìn vào hình dáng và trạng thái của răng và tóc, chúng ta có thể suy luận được nhiều điều về tính cách và phong cách của một người. Từ lâu, việc làm đẹp, bao gồm việc chăm sóc mái tóc, đã được coi trọng. Tuy nhiên, quan điểm cho rằng nhuộm tóc làm hỏng mái tóc phần lớn là do quan niệm về vẻ đẹp tự nhiên. Trong văn hóa người Việt, màu tóc tự nhiên thường được coi là đẹp. Nhưng với sự phát triển của công nghệ và quan niệm thẩm mỹ, nhu cầu làm đẹp đã thay đổi.
Theo quan điểm của tôi, việc nhuộm tóc chỉ cần phù hợp với điều kiện kinh tế và phù hợp với cá nhân mà không gây ra tác động tiêu cực đến xã hội là hoàn toàn chấp nhận được. Một cách tiếp cận khác để nhìn nhận vấn đề này là việc nhận thức rằng nhuộm tóc không nhất thiết làm hại cho mái tóc. Tôi đã gặp nhiều người có mái tóc nhuộm màu đen và nâu nhưng vẫn có mái tóc khỏe mạnh và bóng mượt. Điều quan trọng là chúng ta cần mở lòng và hiểu rõ hơn về việc nhuộm tóc trước khi đưa ra kết luận.
Hy vọng rằng chúng ta có thể tiếp cận vấn đề này một cách mở cửa hơn và đồng ý rằng việc nhuộm tóc có thể là một phần của việc làm đẹp tự nhiên của con người, miễn là được thực hiện một cách thông minh và cẩn thận.