Viết một đoạn văn nghị luận về chiến tranh tốt nhất
Mô hình nghị luận
1. Khởi đầu
- Giới thiệu vấn đề: chiến tranh
2. Phần thân
a. Diễn giải vấn đề
- Chiến tranh được định nghĩa là sự xung đột vũ trang giữa các quốc gia, chính phủ, xã hội...
- Đây là hành động sai trái và phi nghĩa mà tất cả công dân trên thế giới đều cần lên án và ngăn chặn
b. Thực trạng/ Ví dụ
- Lịch sử đã chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu, để lại hậu quả nặng nề cho loài người.
- Một số quốc gia đã sử dụng quân đội của mình để xâm chiếm, thôn tính lãnh thổ của những quốc gia khác.
- Các tổ chức khủng bố gây chiến tranh, áp bức dân thường một cách tàn bạo ở một số quốc gia Trung Đông.
- Đặc biệt là với đất nước Việt Nam, từ thời xa xưa đến nay đã trải qua hàng nghìn năm bị bắc thuộc, gần một thế kỷ bị thực dân đế quốc xâm lăng...
...
c. Nguyên nhân
- Bắt nguồn từ lòng tham vọng của một số quốc gia lớn muốn mở rộng lãnh thổ.
- Xung đột về chính trị, quan điểm ngoại giao...
d. Hậu quả
- Gây ra tổn thất nặng nề về mạng sống của hàng triệu người dân vô tội.
- Cuộc sống của con người bị xáo trộn và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Gây ra thiệt hại lớn về tài sản, nhiều công trình, kiến trúc bị tàn phá không thể khôi phục lại.
- Nền kinh tế, sản xuất hàng hóa... bị ảnh hưởng nặng nề.
e. Giải pháp
- Mỗi cá nhân cần nhận thức, ý thức bảo vệ nền độc lập quốc gia, dân tộc.
- Có các hành động ngăn chặn, lên án những hành vi nhen nhóm chiến tranh, xung đột
- Thế hệ thanh thiếu niên cần có ý thức học tập, rèn luyện để phát triển đất nước, xóa bỏ chiến tranh...
3. Kết đoạn
- Liên hệ bản thân
Bài mẫu 1
Nhân loại đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và những gì để lại sâu sắc và nặng nề nhất chính là chiến tranh. Chiến tranh là&nb... độc màu da cam của đế quốc Mỹ năm xưa lên người dân Việt Nam vẫn còn đó, họ không được sống lành lặn, không được phát triển bình thường, chiến tranh lấy đi những người chồng, người cha, người con của biết bao gia đình... Để ngăn chặn chiến tranh, mỗi cá nhân cần nhận thức, ý thức bảo vệ nền độc lập quốc gia, dân tộc và có hành động ngăn chặn, lên án những hành vi nhen nhóm xung đột. Là một học sinh, em ý thức được rằng thế hệ thanh thiếu niên cần có ý thức học tập, rèn luyện để phát triển đất nước, xóa bỏ chiến tranh...
Mẫu bài 2
Hòa bình luôn là biểu tượng của sự bình yên là niềm mơ ước của tất cả mọi người. Chúng ta được sống trong môi trường hòa bình ngày hôm nay chính là niềm hạnh phúc của chúng ta. Dân tộc của chúng ta đã trải qua biết bao đau thương từ những cuộc chiến tranh trong lịch sử. Đặc biệt là hai cuộc chiến tranh gần đây nhất là cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hai cuộc chiến tranh này đã để lại những nỗi đau thương, mất mát vô cùng lớn cho nhiều thế hệ. Những đau thương ấy đến nay chúng ta vẫn chưa thể khắc phục, chính vì thế cho nên dân tộc ta hơn ai hết hiểu rõ nhất về tầm quan trọng của hòa bình. Không những Việt Nam chúng ta chúng ta mà toàn thể nhân dân ưa chuộng hòa bình trên thế giới đều mong muốn có một thế giới hòa bình, chan chứa tình thương. Ở đó con người ta được sống hạnh phúc được thấy nụ cười trên môi em thơ, hạnh phúc trên đôi mắt hằn chân chim của người già. Đau thương từ chiến tranh đã và đnag lùi dần vòa quá khứ thay vào đó là một thế giới hòa bình, phát triển như hôm nay. Chúng ta hãy trân quý những phút giây hạnh phúc này, hãy cống hiến và tận hưởng những điều tốt đẹp nhất của thế giới này, của nhân loại mang lại. Hãy kiên quyết đấu tranh với những thế lực phản động, âm mưu diễn biến hòa bình để phát động chiến tranh. Đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay cần tỉnh táo hơn với những âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch hòng bạo loạn lật đổ.Chúng ta đang được sống trong môi trường hòa bình hà cớ gì phải làm những điều hủy hoại hòa bình, phát động chiến tranh. Chúng ta được sống như ngày hôm nay, được sống trong những phút giây hòa bình chính là nhờ công lao của biết bao vị anh hùng dân tộc đã ngã xuống, cho nên chúng ta cần kiên quyết đấu tranh với âm mưu diễn biến hòa bình hiện nay. Hòa bình là điều mong ước của toàn thể nhân loại. Và chúng ta đang được sống trong những giây phút ấy thì hãy sống cho thật xứng đáng với những gì chúng ta đã được nhận hôm nay, sống chan hòa nhân ái như Tố Hữu đã từng viết:
“Có gì đẹp trên đời hơn thế,
Người với người sống để yêu nhau”.
(Nguồn: Sưu tầm)
Mẫu bài 3
Chiến tranh là việc mỗi quốc gia chưa bằng lòng với lãnh thổ của mình mà đem quân đội đi đánh chiếm quốc gia khác nhằm mục đích mở rộng lãnh thổ hoặc củng cố chính trị. Là hành động sai trái và phi nghĩa mà mọi công dân trên thế giới đều cần phải lên án và ngăn cản. Trên thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho con người mà lịch sử đã ghi chép lại khiến chúng ta ám ảnh. Hậu quả của chiến tranh đầu tiên phải kể đến là thiệt hại về người, số người chết trong các cuộc chiến tranh khó có sử sách nào thống kê hết được, gia đình tan vỡ, cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề. Sức tàn phá của chiến tranh gây ra thiệt hại về tài sản, rất nhiều công trình, thành tựu văn minh bị chiến tranh làm hại mà mãi mãi không thể khôi phục được. Hậu quả chiến tranh để lại vô cùng to lớn, đó là sự ám ảnh trong tâm trí con người, bom đạn tàn dư của chiến tranh có thể phát nổ bất cứ lúc nào; con người phải mất nhiều năm mới có thể khôi phục lại nền kinh tế sau chiến tranh. Nguyên nhân lớn nhất có lẽ là do sự tham vọng bành trướng lãnh thổ, thể hiện sức mạnh của nước lớn với nước bé, do sự bất đồng quan điểm chính trị - xã hội... Để đẩy lùi và ngăn chặn chiến tranh, mỗi cá nhân cần nhận thức, ý thức bảo vệ nền độc lập quốc gia, dân tộc và có hành động ngăn chặn, lên án những hành vi nhen nhóm xung đột. Như vậy, thế hệ thanh thiếu niên càng cần phải có ý thức học tập, rèn luyện để phát triển đất nước, xóa bỏ chiến tranh...