Sau khi đọc Câu 1
Câu 1 (trang 118, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Nêu vấn đề chính được thảo luận trong bài viết và ý nghĩa của nó.
Phương pháp giải:
Dựa vào phần đầu của bài viết để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
- Vấn đề chính được thảo luận trong bài viết là: thảo luận về vấn đề mà con người phải đối mặt trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- Ý nghĩa: giúp con người hiểu được những gì họ đang làm và tác động của nó khi toàn cầu hóa đang diễn ra, nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực.
Sau khi đọc Câu 2
Câu 2 (trang 118, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Xác định hệ thống luận điểm được triển khai trong bài viết.
Phương pháp giải:
Chú ý vào các luận điểm chính trong bài.
Lời giải chi tiết:
Hệ thống luận điểm được triển khai trong bài viết bao gồm:
- LD1: Xem xét vấn đề từ nguồn gốc chung của con người.
- LD2: Xem xét vấn đề từ thực tế lịch sử gần đây của thế giới.
- LD3: Xem xét vấn đề từ mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc.
- LD4: Xem xét vấn đề từ một góc nhìn khác.
- LD5: Thực hiện các hành động cụ thể mỗi khi nhận thức được sự quan trọng của vấn đề được thảo luận.
Sau khi đọc Câu 3
Câu 3 (trang 118, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Nhận xét về mức độ thuyết phục của các bằng chứng được người viết đưa ra.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ bài viết để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Xét về mức độ thuyết phục của các bằng chứng được người viết đưa ra, chúng ta có thể khẳng định rằng tất cả các bằng chứng này đều rất thuyết phục và đủ để làm sáng tỏ các luận điểm được đề cập. Tác giả đã rất khéo léo khi sử dụng các ví dụ thực tế như thành tựu trong lĩnh vực khoa học công nghệ, hoặc các vấn đề liên quan đến chính trị của các quốc gia... Tất cả đều đúng và có ý nghĩa vì chúng vẫn còn tồn tại và được chúng ta nhìn thấy hàng ngày. Sự rõ ràng, cụ thể và thực tế của chúng đã giúp làm sáng tỏ các luận điểm chính trong bài viết một cách dễ dàng hơn bao giờ hết.
Bài Tập Viết
Câu hỏi (trang 118, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Tôn trọng sự khác biệt.
Phương pháp giải:
Dựa vào kĩ năng và kiến thức đã học của bản thân
Lời giải chi tiết:
Cuộc sống luôn đa dạng, muôn hình vạn trạng và thay đổi từng ngày. Con người cũng vậy, họ đều mang trong mình những vẻ đẹp riêng về hình dáng, phẩm chất và suy nghĩ. Vậy mà, trong xã hội, chúng ta vẫn luôn bắt gặp những người luôn nói xấu sau lưng, những câu nói chê bai về vẻ bề ngoài, tính cách, phong cách ăn mặc… của người khác. Điều đó thật không đúng và đáng bị phê phán, lẽ nào tôn trọng sự khác biệt của người khác lại khó đến như vậy?
Trước tiên ta cùng tìm hiểu, tôn trọng sự khác biệt là gì? Sự khác biệt ở đây có thể hiểu đó là tính cách, những nét riêng, đặc trưng của một người, sự vật nào đó mà khi ta chỉ cần nhắc về đặc điểm đó, ta sẽ hình dung ngay ra người đó là ai. Ngay cả con người cũng vậy, đều mang trong mình sự muôn hình vạn dạng. Tôn trọng sự khác biệt chính là sự tôn trọng lên những điều ấy. Như trong cuộc sống hàng ngày, ta luôn luôn bắt gặp sự khác biệt của mọi người so với cái quy luật chuẩn về đạo đức mà con người tự tạo ra cho mình. “Ôi! Cô này ăn mặc hở hang quá!... Cô này dễ tính quá…. Cô này xấu quá!...” Đó là những lời nói tưởng chừng như bình thường nhưng nó đều đang mang theo sự thiếu tôn trọng trong đó.
Người biết tôn trọng sự khác biệt là người biết lắng nghe những quan điểm, chia sẻ góc nhìn của người khác một cách trân trọng và tỉ mỉ. Mặc dù đôi khi, chúng ta không đồng ý với quan điểm của họ nhưng cũng không nên vùi dập hoặc hạch sách suy nghĩ của họ. Ai cũng gọi là có cái lý của mình, không ai giống ai cả, nhưng chúng ta cần đặt mình vào suy nghĩ của người khác để thấu hiểu về sự khác biệt của họ hơn. Và từ đó, chắc chắn bạn sẽ rút ra được bài học và ngày càng hoàn thiện bản thân hơn. Như trong một giờ học, phát biểu của bạn mang theo kiến thức và quy luật thông thường như trong sách vở đã dạy, nó sẽ được mọi người công nhận. Nhưng bạn của bạn, bạn ấy có suy nghĩ khác và đưa ra cách giải quyết vấn đề khác với sách vở nhưng nó lại hết sức hợp lý và khá hay. Nhiều người trong lớp chắc hẳn sẽ thấy nó rất vô lý và bài trừ. Nhưng chúng ta phải nhớ một điều, sự sáng tạo là vô hạn và nó giúp cho bản thân con người ngày càng phát triển. Nếu nhìn nhận sự việc ở một góc độ khác bạn sẽ thấy phát biểu của bạn ấy hay và mình cần phải học hỏi sự sáng tạo ấy. Điều đó sẽ giúp ích rất lớn cho sự phát triển bản thân.
Dù vậy, trong xã hội hiện đại, ta còn bắt gặp nhiều người không biết tôn trọng quan điểm và sự khác biệt của người khác, họ luôn cho mình là nhất, mình nói gì cũng đúng… và coi ý kiến của những người khác là sai lầm. Chúng ta không nên học theo những người như vậy mà cần phải nên án và phê phán hành vi đó của họ.
Tôn trọng sự khác biệt luôn là một điều tốt và mọi người cần phải như vậy. Bởi chỉ khi mình tôn trọng sự khác biệt của người khác thì mới nhận được sự tôn trọng từ họ, đó là quy luật tự nhiên của cuộc sống, cho đi để nhận lại. Là một học sinh, em tự nhận thấy bản thân mình cần phải biết tôn trọng, lắng nghe và học hỏi từ sự khác biệt của người khác. Bởi không ai sinh ra đã đúng, đã hoàn hảo, chúng ta chỉ có thể tự trau dồi bản thân mình mỗi ngày và không có tấm gương nào sáng và rõ bằng tấm gương từ những người xung quanh bạn. Toàn cầu đang hội nhập, chúng ta sẽ bắt gặp và giao thoa với nhiều nền văn hóa khác nhau, khi ấy, sự khác biệt sẽ ngày càng lớn và chúng ta phải biết chấp nhận, tôn trọng và học hỏi. Hãy hoàn thiện bản thân để có thể theo kịp và là làm một người công dân có ích cho xã hội.